Passport là gì? Hướng dẫn thủ tục làm passport

Nếu bạn từng ra nước ngoài với bất kỳ lý do nào, đi du lịch, đi học hay vì công việc thì luôn phải mang theo một vật không thể thiếu đó là passport. Vậy nhưng không phải ai cũng biết rõ về khái niệm này dù đã khá là quen thuộc. Bài viết dưới đây của thapgiainhietliangchi.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu xem passport là gì, cùng quy trình làm passport cần gì nhé.

Hộ chiếu

Passport là gì?

Passport (hay còn gọi là hộ chiếu), là loại giấy tờ chính phủ cấp cho công dân quyền được xuất cảnh khỏi nước mình và quyền được nhập cảnh trở lại từ nước khác. Nó có thể coi là chứng minh nhân dân khi bạn đang ở trên vùng lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc tịch của mình.

Passport là gì?
Passport là gì?

Các thông tin trên passport bao gồm họ và tên chủ sở hữu, ảnh đi kèm, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, chữ ký cùng ngày cấp và ngày hết hạn.

Thông tin trên passport

Thông tin trên passport
Thông tin trên passport

Số passport là gì?

Số passport là một dãy số gồm 8 ký tự, bắt đầu bằng một chữ cái in hoa và 7 chữ số ngẫu nhiên theo sau. Bạn có thể tìm thấy số passport được ghi ở trang thứ nhất dưới dòng chữ passport/passport hoặc ở phía trên bên phải trang thứ hai đối với loại passport phổ thông.

Số passport
Số passport

Passport trắng là gì?

Passport trắng là passport của người chưa từng xuất cảnh ra nước ngoài. Nếu trong trường hợp này thì bạn sẽ khá bất lợi nếu muốn đi các nước khó cấp visa, vì nó không cho thấy việc bạn sẽ đến và đi như thế nào, có chấp hành đúng quy định và rời đi đúng ngày hay không.\

Xem thêm: Visa là gì? Hướng dẫn thủ tục xin visa

Phân biệt passport và visa

Nhiều người vẫn nhầm lẫn 2 khái niệm này và không biết liệu passport và visa khác nhau như thế nào đây. Visa (tên phổ biến là thị thực) là một loại giấy tờ để chứng minh nước nào đó cấp phép cho bạn quyền nhập cảnh hoặc xuất cảnh. Bạn cần bắt buộc có passport để được cấp visa. Visa khác passport chỗ nào? Bạn cần làm visa khi có nhu cầu được xuất cảnh, nhập cảnh hoặc lưu trú tại một quốc gia, vùng lãnh thổ nơi mà chưa có chính sách miễn visa với công dân Việt Nam. Vậy passport là yêu cầu bắt buộc nếu muốn xuất cảnh còn visa thì chưa hẳn nếu như bạn đến các nước mà Việt Nam được miễn.

Passport và visa khác nhau như thế nào?
Passport và visa khác nhau như thế nào?

Ngay tại một số quốc gia có chính sách miễn visa với công dân Việt Nam, bạn vẫn cần có visa nếu như muốn cư trú dài hạn đối với việc du học, làm việc,… Vì vậy nếu cần xuất cảnh hoặc cư trú lâu dài tại quốc gia nào, bạn hãy tham khảo thông tin về việc cấp visa tại các website chính thức của Đại sứ quán nơi mình muốn đến nhé.

Thời hạn của passport

Các loại passport khác nhau sẽ có thời hạn sử dụng khác nhau. Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 136/2007/NĐ-CP cùng Nghị định 65/2012/NĐ-CP và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 thì thời hạn của passport quy định như sau:

– Thời hạn passport cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên là 10 năm và không được gia hạn.

– Thời hạn passport được cấp riêng cho trẻ em dưới 14 tuổi là 5 năm và không được gia hạn.

– Thời hạn passport phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn là không quá 12 tháng và không được gia hạn.

– Passport ngoại giao, passport công vụ có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm (tùy theo loại cụ thể) và có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 3 năm.

Các loại passport phổ biến hiện nay

Hiện nay passport có 3 loại phổ biến:

Passport phổ thông

Passport phổ thông, còn được gọi là passport loại P – viết tắt của từ Popular, được cấp cho tất cả các công dân Việt Nam có nhu cầu xuất cảnh ra nước ngoài với thời hạn trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp.

Passport phổ thông
Passport phổ thông

Với loại passport này, bạn có quyền đến những quốc gia cho phép nhập cảnh và tuỳ thuộc quốc gia sẽ yêu cầu thêm visa hay không.

Passport phổ thông có màu xanh lá với kích thước là 15,5 cm x 10,5 cm gồm 32 trang. Bốn trang đầu tiên mang thông tin cá nhân của người chủ, 28 trang còn lại để đóng dấu xuất, nhập cảnh và visa.

Passport công vụ 

Passport công vụ có màu xanh đậm hơn so với passport phổ thông, chỉ được cấp cho những người ra nước ngoài làm công việc theo sự phân công của chính phủ. Tên tiếng Anh của passport công vụ là Official Passport, thời gian chỉ khoảng 5 năm.

Nếu có Official Passport, bạn sẽ không còn phải xin visa ở nước muốn đến, ngoài ra bạn còn được ưu tiên đi qua cổng đặc biệt khi nhập cảnh, với điều kiện vẫn phải chấp hành đúng quy định của quốc gia mà bạn đến.

Đối tượng được cấp của Official Passport là cán bộ, công chức làm việc ở các cơ quan nhà nước. Ngoài ra còn có sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp làm trong quân đội, công an ra nước ngoài để làm nhiệm vụ được yêu cầu từ chính phủ.

Passport ngoại giao 

Passport ngoại giao có màu đỏ, tên tiếng anh là Diplomatic Passport, là loại hộ chiếu đặc biệt chỉ dành cho các quan chức cấp cao.

Họ thường sử dụng tấm passport này để hoàn thành các công việc, nhiệm vụ được giao từ tổ chức chính phủ tối cao của nhà nước. Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao cũng là 5 năm, khi sở hữu nó bạn cũng được miễn visa nhập cảnh và còn được ưu tiên đi qua cổng đặc biệt theo quy định của nước mà bạn đến.

Passport công vụ và passport ngoại giao
Passport công vụ và passport ngoại giao

Tất cả những ai được cấp hộ chiếu ngoại giao đều giữ chức vụ cao trong hệ thống cơ quan của nhà nước. Chẳng hạn như hàm bộ trưởng, thứ trưởng của Bộ Tài Chính, Bộ Công An, Bộ Nội Vụ hay Bộ Tư Pháp. Cấp bậc thấp nhất được cấp hộ chiếu ngoại giao là bí thư, phó bí thư hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Làm passport ở đâu?

Passport làm ở đâu là thắc mắc của khá nhiều người. Nơi làm passport là phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú của bạn với lệ phí cấp passport khoảng 200.000đ/ hồ sơ (trường hợp cấp mới passport phổ thông).

Cụ thể với 1 số tỉnh thành như sau:

Nếu bạn muốn làm passport ở Đà Nẵng thì chỗ làm passport là 78 Lê Lợi, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0694260193; Fax: 0236 3889820

Tỉnh Bình Dương cũng đang khá phát triển và rất nhiều người có nhu cầu làm passport, vậy muốn làm passport ở Bình Dương thì bạn có thể đến Phòng xuất nhập cảnh tỉnh Bình Dương: Đường Cách mạng tháng Tám thuộc phường Chánh Nghĩa, t.p Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương.

Việc làm passport ở Nha Trang cũng đang có khá nhiều sự quan tâm khi đây là thành phố rất năng động, chỗ làm passport ở Nha Trang là 47 Lý Tự Trọng, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Điện thoại: 0694 401 249 và 069 4401 508.

Nếu cần làm passport ở Hà Nội thì sao?

Không như những tỉnh thành trên, nơi làm passport ở Hà Nội cho người có hộ khẩu tại Hà Nội được thực hiện tại Phòng QL Xuất Nhập cảnh ở hai nơi tùy theo địa bàn quận huyện.

– Cơ sở 1: Số 2 phố Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội. Dành cho những ai có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại quận Thanh Xuân, huyện Thanh Trì và tỉnh Hà Tây cũ.

Làm passport ở Hà Nội
Làm passport ở Hà Nội

– Cơ sở 2: Số 44 Phạm Ngọc Thạch, phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội. Phục vụ những người có hộ khẩu thường trú và tạm trú tại những quận, huyện còn lại.

Nếu là công dân ở quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm thì có thể làm hộ chiếu ở cả hai cơ sở trên.

Lưu ý tất cả các địa điểm trên đều có thời gian làm việc vào giờ hành chính nên bạn hãy thu xếp thực hiện các thủ tục làm passport trong khoảng thời gian này thôi. Tốt nhất là nên đi vào buổi sáng để lấy số vì khá đông.

Lưu ý về giấy tờ làm passport cần những gì khi đi làm thủ tục?

Để làm passport cần giấy tờ gì? Bạn hãy chuẩn bị đủ những giấy tờ sau nhé:

– 01 tờ khai theo mẫu. 

Tờ khai này được cung cấp tại điểm xin cấp passport hoặc bạn có thể xem và tải mẫu này ở link dưới đây:

https://hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn/docs/FORM_TO_KHAI_X01.pdf

– 02 ảnh mới chụp, cỡ 4 cm x 6 cm, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền trắng. Tốt nhất khi chụp bạn bảo thợ là cần chụp ảnh làm hộ chiếu họ sẽ chụp đúng kiểu.

– CMND/Thẻ CCCD vẫn trong thời hạn.

– Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú (nếu người làm hộ chiếu nộp hồ sơ tại nơi tạm trú).

Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt với người mất năng lực hành vi dân sự, người không thể làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, hay người chưa đủ 14 tuổi nhưng muốn làm passport cần những giấy tờ gì?

– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo được cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật viết, ký tên. Sau đó đem ra công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai vào ảnh.

– Với người chưa đủ 14 tuổi thì nộp 01 bản sao giấy khai sinh/trích lục khai sinh.

– Bản sao công chứng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thấy đây là người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người không có khả năng làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trường hợp bản sao này không có công chứng thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.

Quy trình làm passport mất bao lâu?

Thời gian làm passport như thế nào? Passport của bạn sẽ được cấp trong khoảng 5 ngày làm việc, tính từ ngày bạn nộp hồ sơ. Tuy nhiên, nếu bạn chọn phương án là chuyển hồ sơ qua bưu điện thì có thể việc xử lý hồ sơ passport của bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn, có thể lên tới 2 tuần.

Không có cách làm passport nhanh vì đây là một quy trình đã có sẵn. Để tránh bị lỡ việc vì không kịp nhận passport, tốt hơn hết là bạn hãy làm passport trước chuyến đi khoảng 2-3 tháng nhé.

Qua bài viết trên hy vọng đã giúp các bạn nắm được passport là gì và đi làm passport cần những gì để chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi của mình. Hãy phản hồi cho chúng mình biết ý kiến của các bạn về bài viết nhé.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *