Hiệu là phép tính gì? Bài tập vận dụng về phép tính hiệu

Nếu bạn đang băn khoăn hiệu là phép tính gì? Hiệu là cộng hay trừ thì hãy cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây để có thể hiểu hơn về hiệu số. Từ đó có thể áp dụng để giải các bài tập liên quan hiệu quả!

Hiệu số là phép tính gì?

Hiệu là kết quả của phép tính gì? Hiệu hay còn gọi là hiệu số chính là kết quả mà ta thu được của phép trừ.

Hiệu là kết quả thu được của phép trừ
Hiệu là kết quả thu được của phép trừ

Ví dụ 1: 13 – 8 = 5

Vậy số 5 là kết quả của phép trừ này => 5 được gọi là hiệu

Trong một phép trừ hiệu số sẽ được nằm ở bên phải của dấu bằng.

Ví dụ 12 – 9 = 3

Trong phép trừ này thì số 3 được nằm bên phải dấu bằng, vậy nên số 3 là hiệu số của phép trừ.

Phép trừ là một trong bốn phép toán hai ngôi, là phép đảo ngược của phép cộng. Phép trừ được thể hiện bằng dấu trừ, đối lập với dấu cộng đối với phép cộng.

Hiểu một cách đơn giản, phép trừ là việc bớt đi giá trị hiện có. Các thành phần trong phép trừ sẽ gồm có: số bị trừ, số trừ, hiệu (hiệu số).

Trong đó:

  • Số bị trừ: đây là giá trị bị lấy đi
  • Số trừ: là giá trị cần lấy
  • Hiệu (Hiệu số): là giá trị còn lại khi lấy đi ở số bị trừ.

Ví dụ: 30 – 10 = 20. Ở phép tính này thì số bị trừ là 30, số trừ là 10, còn hiệu số là 20.

Vậy hiệu số hay hiệu chính là kết quả của phép trừ, đây là giá trị còn lại sau khi lấy đi ở số bị trừ.

Xem thêm: Thương là phép tính gì? Thương là nhân hay chia? Bài tập vận dụng

Cách thực hiện phép trừ

Quy tắc cần nhớ khi thực hiện trừ 2 số tự nhiên, ta cần tiến hành như sau:

  • Viết số hạng này dưới số hạng kia đảm bảo thẳng hàng thẳng cột
  • Thực hiện trừ các chữ số tự nhiên theo thứ tự từ phải qua trái, từ hàng đơn vị đến hàng trăm, hàng nghìn,…
Hướng dẫn thực hiện phép trừ
Hướng dẫn thực hiện phép trừ

Xem thêm: Tích là phép tính gì? Tích là nhân hay chia? Các bài tập vận dụng

Các tính chất của phép trừ

Để có thể hiểu rõ được số bị trừ chúng ta cần nắm rõ các tính chất của phép trừ để từ đó có thể áp dụng vào việc thực hiện giải toán sao cho chính xác, cụ thể phép trừ có những tính chất sau đây: 

Phép trừ mượn với tạp số

Cách thực hiện phép trừ mượn sẽ được trừ từ phải sang trái. Khi số bị trừ trên cùng một hàng nhỏ hơn số trừ, ta sẽ cần phải mượn 1 ở hàng đơn vị liền trước. Tiếp đến trừ 1 từ số bị trừ ở hàng đơn vị sau.

Lưu ý: Nếu trong một hàng số bị trừ là 0 ta sẽ mượn số đó ở hàng tiếp theo. Điều này sẽ có thể phải được thực hiện nhiều lần cho tới khi gặp được số khác 0.

Trừ số thập phân

Để trừ 2 số thập phân ta có thể áp dụng phương pháp khoảng cách hoặc đặt tính và tính theo chiều dọc. Bất kỳ hàng nào nếu như thiếu một số đều có thể được coi là số 0.

Có thể thấy các dấu phẩy được thẳng hàng, vì thế ở trong hàng nghìn của số bị trừ ta cần thêm 1 số 0 để có được 3 chữ số của phần thập phân giống như số trừ.

Các dạng bài tập về phép trừ

Dạng 1: Thực hiện phép tính

Với dạng toán này ta có thể thực hiện tính nhẩm hoặc đặt phép tính rồi tính. Nhiệm vụ là thực hiện phép tính trừ theo thứ tự từ phải sang trái để tìm ra được các đáp án chính xác.

Ví dụ: Tính nhẩm 34 – 12 = 22.

Các dạng bài tập cơ bản của phép trừ
Các dạng bài tập cơ bản của phép trừ

Dạng 2: Giải toán có lời giải

Với dạng toán này các em cần phải đọc và phân tích kỹ đề bài đã cho bao gồm những số liệu nào, số lượng giảm hay tăng, yêu cầu của đề bài. Dựa vào yêu cầu của bài toán để xác định phép tính phù hợp.

Sau đó trình bày lời giải, phép tính, viết đáp số chính xác. Cuối cùng kiểm tra lời giải bài toán, kết quả đưa ra.

Ví dụ: Mẹ đi chợ về mua 10 quả táo, mẹ cho Bi 3 quả, cho Min 2 quả. Hỏi số táo còn lại của mẹ là bao nhiêu quả?

Lời giải:

Số quả táo còn lại của mẹ là:

10 – 3 – 2 = 5 (quả)

Đáp số: 5 quả.

Dạng 3: Tìm số còn thiếu trong phép tính trừ

Với dạng bài này chúng ta cũng thực hiện phép tính trừ từ trái sang phải. Nếu là phép toán trừ có 3 giá trị mà đề bài cho biết 2 trong 3 giá trị ta chỉ cần tính nhẩm để tìm ra giá trị còn thiếu.

Ví dụ: Hãy điền chữ số thích hợp vào chỗ trống sau để hoàn thành phép tính:

5…. – 13 = ….2

Giải:

Thực hiện nhẩm từ hàng đơn vị đến hàng chục:

  • Hàng đơn vị: Số nào trừ cho 3 bằng 2. Ta có: 5 – 3 = 2 => số tìm được là số 5.
  • Hàng chục: Nhẩm 5 – 1 = 4 => số cần điền vào chỗ trống còn lại là 4

Vậy thực hiện điền các số vào chỗ trống ta sẽ có được các phép tính sau đây: 

55 – 13 = 42

Dạng 4: Tìm x

Với dạng bài này ta cần phải xác định vai trò của x cần tìm là số bị trừ, số trừ hay là hiệu để có thể áp dụng các quy tắc tìm một số chưa biết như sau: “Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết hoặc nếu như muốn tìm số trừ ta sẽ lấy số bị trừ để trừ đi số trừ.”.

Ví dụ: x – 7 = 15

x = 15 + 7

x = 22

Qua những chia sẻ trên đây chúng ta đã có thể hiểu được hiệu là phép tính gì, cũng như những điều cần biết về hiệu số. Từ đó để giải các bài tập liên quan tốt và hiệu quả hơn.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *