Hệ tuần hoàn hở là gì? Đặc điểm, cấu tạo, có ở loài động vật nào?

Hệ tuần hoàn là hệ thống có nhiệm vụ vận chuyển oxy, hormon và các chất dinh dưỡng vào tế bào để nuôi dưỡng cơ thể. Hệ tuần hoàn có rất nhiều dạng khác nhau, bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hệ tuần hoàn hở là gì, cũng như đặc điểm cơ bản và cấu tạo của hệ tuần hoàn này như thế nào nhé!

Tìm hiểu về hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn là mạng lưới bao gồm máu, mạch máu và bạch huyết, có tác dụng giúp thực hiện vận chuyển oxy, hormon cùng các chất dinh dưỡng thiết yếu vào bên trong tế bào và mô để nuôi dưỡng cơ thể.

Đôi nét về hệ tuần hoàn
Đôi nét về hệ tuần hoàn

Điều này được thực hiện nhờ quá trình máu lưu thông với 2 thành phần là hệ thống tim mạch và bạch huyết. Hệ thống tim mạch bao gồm có các bộ phận là: tim, máu và mạch máu. Nhịp đập của tim có vai trò thúc đẩy chu kỳ tim bơm máu đi khắp cơ thể.

Theo đó, hệ tuần hoàn bao gồm những thành phần như sau:

  • Tim: Đây là cơ quan nằm gần ngực với kích thước bằng hai bàn tay người lớn. Nhờ có lực bơm ổn định của tim mà hệ thống tuần hoàn có thể hoạt động được mọi lúc, mọi nơi.
  • Động mạch: có vai trò giúp đem máu giàu oxi ra khỏi tim, đi đến các cơ quan khác.
  • Tĩnh mạch: Có tác dụng đưa máu khử oxy đến phổi nơi chúng nhận oxy.
  • Máu: Là phương tiện để vận chuyển hormone, chất dinh dưỡng, oxy, kháng thể và chất thiết yếu khác nhằm giữ cho cơ thể phát triển tốt, đảm bảo khỏe mạnh.

Hệ tuần hoàn bao gồm các dạng cơ bản sau: 

  • Hệ thống tuần hoàn hở
  • Hệ thống tuần hoàn kín
  • Hệ thống tuần hoàn đơn
  • Hệ thống tuần hoàn kép. 

Hệ tuần hoàn hở là gì? Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở

Khái niệm hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn hở là một dạng của hệ tuần hoàn, sở dĩ gọi là hệ tuần hoàn “hở” là bởi vì máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn. Máu sẽ được tim bơm vào “khoang cơ thể” bao xung quanh cơ quan, cho phép các mô trao đổi chất trực tiếp với máu. 

Tiếp đến máu quay lại tim bằng hệ thống mạch góp, hệ thống này thường thích hợp với các động vật nhỏ như động vật chân khớp, động vật thân mềm. 

Ốc sên là động vật có hệ tuần hoàn hở
Ốc sên là động vật có hệ tuần hoàn hở

Loài động vật nào có hệ tuần hoàn hở? Thường thì ở đa số các loài động vật thân mềm (trừ mực ống và bạch tuộc) có hệ tuần hoàn kín. Chân khớp là loài có hệ tuần hoàn không có mao mạch.

Ta có thể dễ dàng bắt gặp hệ tuần hoàn hở ở đa số động vật thân mềm như: ốc sên, trai,… và chân khớp như: tôm, các loại côn trùng,… 

Cấu tạo hệ tuần hoàn hở gồm có: 

  • Tim
  • Động mạch
  • Khoang cơ thể
  • Tĩnh mạch.

Xem thêm: Mô là gì sinh 8? Trong cơ thể người có mấy loại mô chính

Đặc điểm của hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn hở sở hữu những đặc điểm cơ bản như sau: 

  • Tim đóng vai trò giúp thực hiện bơm máu vào trong động mạch.
  • Máu chảy ở trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu bị chảy chậm
  • Lượng máu chảy ít, thường chỉ khoảng 3 – 10% của khối lượng cơ thể.

Đường đi của hệ thống mạch máu của hệ tuần hoàn hở

Đường đi của hệ thống mạch máu trong hệ tuần hoàn hở được mô tả như sau:

Tim thực hiện bơm máu vào động mạch, máu sẽ được di chuyển tràn vào trong khoang máu. Tại đây, máu được trộn lẫn với dịch mô để nhằm tạo nên được hỗn hợp máu – dịch mô (được gọi chung là máu). 

Mô tả đường đi của máu ở trong hệ tuần hoàn hở
Mô tả đường đi của máu ở trong hệ tuần hoàn hở

Máu và các tế bào tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp vào trong cơ thể, sau đó chúng sẽ quay trở về tim và tiếp tục được tim bơm đi.

So sánh giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Hệ tuần hoàn hở và hệ kín là hai dạng chính trong số 4 dạng của hệ tuần hoàn. Giữ 2 hệ tuần hàn này có những điểm giống và khác nhau như sau:

Giống nhau: Cả 2 đều là hệ thống tuần hoàn quan trọng trong cơ thể

Khác nhau:

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn hở có những đặc điểm khác với hệ tuần hoàn kín như sau:

  • Hệ tuần hoàn hở thường được gặp được ở một số động vật không xương sống, với kích thước nhỏ
  • Máu sẽ tràn vào động mạch, sau đó vào trong khoang cơ thể theo tĩnh mạch về tim; không có mao mạch
  • Lượng máu luôn, chỉ chiếm từ 3% đến 10% khối lượng trong cơ thể
  • Máu tiếp xúc, được trao đổi chất trực tiếp với tế bào
  • Áp lực máu chảy trong động mạch thấp, máu chảy khá chậm
  • Hiệu quả của hệ tuần hoàn hở khá là thấp. 
So sánh giữa hệ tuần hoàn kín với hở
So sánh giữa hệ tuần hoàn kín với hở

Xem thêm: Tế bào là gì lớp 8? Cấu tạo và chức năng của tế bào

Hệ tuần hoàn kín

Đặc điểm hệ tuần hoàn kín khác so với hệ tuần hoàn hở như sau: 

  • Hệ tuần hoàn này có ở tất cả các động vật có xương sống và được gặp ở một số loài động vật không xương sống
  • Máu sẽ được lưu thông liên tục trong những mao mạch kín, có mao mạch
  • Máu thực hiện công việc trao đổi chất với tế bào thông qua các dịch mô
  • Máu được trao đổi chảy trong động mạch bởi áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh
  • Hệ tuần hoàn kín có hiệu quả tuần hoàn cao. 

Như vậy, qua thông tin mà chúng tôi mang tới ở bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hệ tuần hoàn hở là gì, cũng như sự khác biệt cơ bản giữa hệ tuần hoàn kín và hở. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến trên đây sẽ thực sự hữu ích với bạn đọc để hiểu chi tiết hơn kiến thức về hệ tuần hoàn. 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *