Điềm đạm là một trong những đức tính tốt mà chúng ta nên có và cần rèn luyện để có thể bình tĩnh đón nhận mọi sóng gió của cuộc đời. Cùng tìm hiểu cụ thể điềm đạm là gì, cũng như biểu hiện và cách để rèn luyện đức tính này như thế nào trong bài viết sau đây!
Điềm đạm nghĩa là gì?
Điềm đạm là gì? Người điềm đạm là người như thế nào? Điềm đạm là kiểu tính cách luôn bình tĩnh, không vội vàng, không hấp tấp và đặc biệt không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Người điềm đạm là những người có tâm lý vững vàng, không dễ bị kích động, họ luôn giữ được sự bình tĩnh trong mọi tình huống mà không khiến cho bản thân bị chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực.
Người có tính cách điềm đạm vô cùng khiêm tốn, nhẹ nhàng, không nóng nảy và luôn có phong thái chậm rãi, bình tĩnh trong lời nói, hành động ở mọi hoàn cảnh khác nhau.
Kiểu người này có khả năng xử lý vấn đề một cách tỉnh táo, nhẫn nại. Họ có khả năng kiểm soát bản thân tốt, không bị quá mức căng thẳng hay phản ứng gay gắt trước những tình huống khó khăn. Đây thực sự là phẩm chất rất quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng tinh thần để bạn có thể hài hòa được cuộc sống này.
Biểu hiện của người điềm đạm
Những biểu hiện cơ bản mà chúng ta có thể thấy ở kiểu người điềm đạm:
- Người điềm đạm thường có tâm trạng ổn định, không dễ bị tác động bởi những điều xung quanh. Trong mọi tình huống đều giữ được cho mình thái độ bình tĩnh.
- Có cử chỉ, lời nói chậm rãi, nhẹ nhàng, không vội vàng hay nóng nảy trong mọi hành động của mình.
- Có khả năng kiểm soát tốt cảm xúc, họ cũng thuộc kiểu người không thường hay bộc lộ cảm xúc của mình ra bên ngoài.
- Là kiểu người luôn suy nghĩ thấu đáo trước khi hành động, họ không bao giờ quyết định một cách nóng vội hay thiếu suy nghĩ.
- Luôn có những giải pháp hợp lý nhờ đầu óc tỉnh táo của mình.
Có thể thấy những người điềm đạm rất đáng để được quý trọng, họ tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho những người xung quanh. Trong công việc hay trong cuộc sống kiểu người này luôn được mọi người yêu quý, nể trọng.
Đặc điểm của tướng người điềm đạm
Một người đàn ông điềm đạm thường có tướng mạo như sau:
- Có khuôn mặt chữ điền cho thấy họ là người điềm đạm, tính tình ôn hòa, chịu khó, coi trọng gia đình.
- Nét mặt ôn hòa, họ luôn suy nghĩ thận trọng, chín chắn trong mọi quyết định.
- Có tướng lông mày rủ xuống hay còn gọi là lông mày hình chữ Bát, kiểu người này không dễ nổi giận, trước mọi việc họ luôn giữ thái độ bình tĩnh với tấm lòng bao dung.
- Có 1 bên mắt một mí và bên kia hai mí, đây là kiểu người ăn nói nhẹ nhàng, sống thiên về tình cảm hơn lý trí. Họ là kiểu người chu đáo, tâm lý, biết chiều chuộng và yêu thương vợ con.
- Ngoài ra, tướng đàn ông điềm đạm còn thể hiện ở các đặc điểm khác như: Gò má đầy đặn; Môi đầy, hàm răng đều; Cổ hướng về phía trước; Vai cao, cân xứng và ngực nở rộng.
Lợi ích của người mang tính cách điềm đạm
Ít khi đưa ra quyết định sai lầm hay thiếu suy nghĩ
Những người điềm đạm luôn có phong thái nhẹ nhàng và bình tĩnh trước mọi biến cố xảy ra trong cuộc sống. Cho dù đó có là chuyện vui hay buồn thì cảm xúc không khiến họ mất đi lý trí.
Kiểu người này sẽ không vì tức giận mà hành động thiếu suy nghĩ hay làm tổn thương mình và người khác. Nhờ khả năng suy nghĩ thấu đáo, bình tĩnh nên họ luôn có những phương án giải quyết hợp lý.
Vì không bị tác động bởi ngoại cảnh nên họ luôn giữ được cái đầu lạnh và phong thái bình tĩnh, ít khi có những quyết định sai lầm khiến bản thân hối hận.
Trưởng thành hơn
Điềm đạm không phải là việc bản thân cố gắng để kìm nén cảm xúc, cam chịu hay phải trốn tránh khi có vấn đề gì xảy ra. Những người điềm đạm thường có phong thái thành thục, trưởng thành, biết suy xét mọi việc ở các góc độ khác nhau. Nhờ đó họ có thể thấu đáo hơn trước mọi thứ mà không nóng vội giải quyết hay quá chậm chạp để tìm cách khiến mọi thứ đi xa hơn.
Ít khi xảy ra các căng thẳng với người khác
Có thể thấy những người điềm đạm luôn được đánh giá cao trong cuộc sống, không phải kiểu người này không bao giờ xảy ra mâu thuẫn, mà cách hành xử của họ khi có mâu thuẫn khiến cho mọi người phải nể phục.
Nếu xảy ra mâu thuẫn họ sẽ không trốn tránh, thay vào đó họ biết suy nghĩ, nhìn nhận toàn diện vấn đề có hướng giải quyết khéo léo, phù hợp, thấu tình đạt lý nhất.
Kiểu người này hiểu được việc tranh luận hùng hổ sẽ chỉ khiến cho mọi chuyện trở nên gay gắt hơn, vì thế nên họ luôn bình tĩnh để đưa ra những quan điểm nhẹ nhàng. Mỗi luận điểm được đưa ra đều có lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Vì thế mà khi giải quyết mọi vấn đề luôn lấy được thiện cảm của người khác.
Dễ đạt được thành công hơn
Điềm đạm là tố chất cần thiết cần có của một người lãnh đạo. Bởi khi ở vị trí lãnh đạo sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết. Mỗi quyết định mà người lãnh đạo đưa ra đều ảnh hưởng đến công ty cũng như nhiều người khác nữa. Vì thế mà họ luôn có đủ sự bình tĩnh, tỉnh táo để có thể suy xét mọi thứ, cũng như đưa ra được các phương án giải quyết hợp lý nhất.
Vì đặc điểm này mà những người điềm đạm sẽ dễ thành công hơn so với những người khác. Vì họ luôn suy nghĩ bằng lý trí, không bao giờ thành động theo cảm tính. Phong thái tự tin, bình tĩnh, nhẹ nhàng cũng là yếu tố quan trọng giúp họ ghi điểm và nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người.
Xem thêm: Tự tin là gì? Người tự tin là người như thế nào? Biểu hiện, ý nghĩa
Cách trở nên điềm đạm hơn
Biết giữ im lặng
Khi chúng ta nóng giận sẽ có thể nói ra những lời nói mất kiểm soát, thậm chí xúc phạm người khác, cho đến khi bình tĩnh trở lại sẽ rất hối hận bởi những điều bạn đã nói ra. Điều này không những không giải quyết được vấn đề gì mà chỉ khiến cho mối quan hệ của cả 2 thêm tồi tệ hơn mà thôi.
Vậy nên hãy ghi nhớ giữ im lặng trong mọi tình huống, tĩnh tâm suy nghĩ trước sau, không nên có những phát ngôn khi nóng này, thiếu suy nghĩ.
Để mọi việc diễn ra tự nhiên
Nếu như có việc gì đó diễn ra mà không theo ý của bạn thì đừng cố tìm cách để thay đổi nó, hãy để cho mọi việc được diễn ra theo tự nhiên, học cách biết chấp nhận vì cuộc sống này có rất nhiều chuyện không phải mình muốn hay cố hết sức đều làm được.
Không nên cố thay đổi những thứ không thể thay đổi vì chúng có thể khiến mọi chuyện đi theo hướng tiêu cực, làm cho mối quan hệ giữa bạn và đối phương dễ rơi vào cảnh bế tắc và xung đột.
Hãy nhớ tất cả các xung đột đều vô nghĩa
Nếu không kiềm chế được để xung đột ngày càng nặng nề sẽ khiến sự việc không được giải quyết, cũng như làm mối quan hệ hai bên đi vào ngõ cụt. Vì thế trong mọi vấn đề bạn nên nhớ hãy tránh xa những cuộc cãi vã, xung đột. Thay vào đó bạn nên giữ cho mình thái độ bình tĩnh, tinh ý sớm kết thúc câu chuyện nếu có dấu hiệu sẽ nảy sinh mâu thuẫn.
Hãy hít thở thật sâu
Khi đang trong các cuộc cãi vã bạn hãy ghi nhớ 1 điều là hít thở thật sâu, điều này có tác dụng giúp bạn thư giãn hơn để có thể lấy lại bình tĩnh. Nếu như vẫn cố tình trong việc hơn thua với đối phương bạn để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Xem thêm: Sĩ diện là gì? Sĩ diện tốt hay xấu? Cách bỏ tính sĩ diện
Hãy rời đi nơi khác
Đây là lựa chọn phù hợp để bạn có thể chủ động kết thúc cuộc tranh cãi. Điều này cũng sẽ giúp bạn tránh có những phát ngôn không phù hợp. bạn hãy để mọi chuyện lắng dần đi sau đó mới tìm cách để xử lý sao cho đúng đắn.
Tập thể dục mỗi ngày
Tập thể dục, đặc biệt là bộ môn yoga là giải pháp hữu hiệu được nhiều người áp dụng. Tập yoga không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn rất hữu ích cho việc tĩnh tâm.
Thực hiện luyện tập hàng ngày sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu để bạn có được sự tự tin, bình tĩnh trong việc xử lý trong mọi tình huống.
Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực
Hãy loại bỏ hết mọi muộn phiền, bực dọc, thù ghét ai đó, bạn cũng nên đặt bản thân mình vào vị trí người khác để cảm nhận và có những hành động sao cho đúng và phù hợp.
Sự bình tĩnh sẽ giúp bạn giải quyết được mọi việc trong sự ấm êm. Việc vui vẻ, điềm tĩnh sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong cuộc sống.
Hãy tìm đến nơi yêu tĩnh
Nếu bạn có quá nhiều bộn bề, nhiều thứ để phải suy nghĩ thì hãy dành riêng cho mình một không gian để tận hưởng, cũng như tìm lại niềm vui. Cách hiệu quả là bạn nên đi đến một nơi nào đó thoáng mát, ngắm thiên nhiên hít thở bầu không khí trong lành, quên đi những vướng mắc đang hiện hữu.
Bạn hãy thả lỏng cơ thể và cảm nhận, khi đã cảm thấy bình tĩnh trở lại thì có thể bắt tay vào những công việc tiếp theo.
Như vậy, qua đây chúng ta đã có thể hiểu được điềm đạm là gì, cũng như những điều cơ bản cần biết về điềm đạm. Hy vọng những chia sẻ mà chúng tôi mang tới trên đây sẽ thực sự hữu ích đối với bạn đọc.