Cpink là gì? Khám phá từ điển “bá đạo” của gen Z hiện nay

Với cá tính mạnh mẽ và phá cách; Gen Z đã tạo ra cho mình bộ “từ điển Gen Z”. Trong bài viết này, hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu xem Cpink là gì? Lemỏn là gì? Hay một số từ ngữ phổ biến khác để hiểu rõ hơn về loại ngôn ngữ độc đáo này. 

Cpink là gì?

Gen Z sáng tạo từ “Cpink” chính là cách ghép chữ giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Cụ thể: Cpink là C + Pink = C + hồng = Chồng (Pink dịch ra có nghĩa là màu hồng). 

Cpink = Chồng 
Cpink = Chồng

Đây là cách gọi vui của gen Z dành cho bạn trai hoặc là chồng; khiến cho nhiều người bình luận rằng “não phải nhiều nếp nhăn lắm mới có thể hiểu”.

Trước thế hệ gen Z thì thế hệ gen M (sinh từ năm 1980 đến đầu thập niên 2000) cũng đã từng sáng tạo cách gọi vui cho từ “chồng” là “ck” và “vk” để gọi “vợ”. Ngoài ra, thì họ cũng có thể gọi nhau là “ox” viết tắt của từ ông xã và “bx” viết tắt của từ “bà xã”.

Khám phá từ điển “bá đạo” của gen Z

Lemỏn là gì?

Từ này được bắt nguồn từ từ “lemon” trong tiếng Anh. Gen Z giải thích rằng lemon có nghĩa là chanh. Như vậy theo tính chất bắc cầu thù lemon thêm dấu hỏi sẽ có nghĩa là chảnh.

Cụ thể: Lemỏn = lemon + ? = chanh + ? = chảnh

Lemỏn = chảnh
Lemỏn = chảnh

Đây là tính từ được Gen Z sử dụng để mô tả tính cách của một ai đó. Thay vì nói là “Cô ấy chảnh quá” thì Gen Z sẽ nói là “Cô ấy lemỏn quá”.

Xem thêm: Nugu là gì trên facebook và trong Kpop? Nguồn gốc, ý nghĩa

Ét o ét là gì?

Ét o ét chính là cách phát âm của từ SOS. Đây là một thuật ngữ được sử dụng để báo hiệu một tình huống khẩn cấp hoặc là cần cứu trợ. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ của Gen Z thì từ này còn mang một tính hài hước.

Nguồn gốc về cách sử dụng của từ này là xuất phát từ một video của một người dùng TikTok có tên là Bà Toạn Vlogs. Đây là một người lớn tuổi thường xuyên chia sẻ những câu thả thính cũng như những lời đạo lý trên mạng xã hội. Khi có một người bình luận “Cô bị ép đúng không, hãy ra kí hiệu đi” thì bà ấy đã trả lời bằng cụm từ “Ét o ét”; tức là SOS.

Khum là gì?

Trong vũ trụ từ điển của Gen Z thì từ “khum” này có nghĩa là “không”. Có thể nói đây là một từ khá dễ đoán trong vô vàn những từ vựng độc lạ của Gen Z.

Bạn có thể sử dụng từ “khum” để nói chuyện với bạn bè, người cùng tuổi để khiến cho cuộc hội thoại trở nên đáng yêu và gần gũi hơn.

Ví dụ: Hôm nay đi xem phim với tui khum?

Fishu là gì?

Fishu cũng là một ví dụ sáng tạo của Gen Z trong việc kết hợp tiếng Anh cùng với tiếng Việt để tạo ra một thứ ngôn ngữ riêng.

Fishu = Cáu
Fishu = Cáu

Theo như ngôn ngữ Gen Z thì “fishu” được tạo nên bằng cách kết hợp từ “fish” (có nghĩa là cá) và chữ “u”.

Như vậy, chúng ta có: Fishu = Fish + u = Cá + u = Cáu

U là trời là gì?

“U là trời” là một từ cảm thán, được tạo ra từ biến thể của từ gốc “úi trời”. Trong biến thể này thì từ “Úi” đã được “Anh hoá” để thành từ “Uis” và được viết tách ra thành “U is” (U là).

Như vậy, ta có: U là trời = U is trời = Úi trời

“U là trời” không chỉ được sử dụng rất phổ biến trong các cuộc trò chuyện hàng ngày; mà nó còn được sử dụng để làm tiêu đề cho các bài báo hoặc là video có liên quan đến thế hệ Gen Z.

Xem thêm: Đi date là gì trong tình yêu? First date là gì? Đi date nên đi đâu

Ủa là gì?

Từ “ủa” này không phải là biến thể hay là một dạng nói lái của từ nào cả. “Ủa” được sử dụng rất rộng rãi trên các trang mạng xã hội cũng như trong lời nói hằng ngày của giới trẻ hiện nay (không riêng gì gen Z). 

Ngoài là một từ cảm thán rất “sinh động” ra thì nó giống như các cụ có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì gen Z cũng có từ “ủa” là đầu câu chuyện. 

“Ủa” có thể được dùng để biểu đạt cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ về một chuyện gì đó. Ngoài ra, nó cũng có thể là cách bắt đầu của một cuộc hội thoại rất tự nhiên. 

Bên cạnh đó, nếu như tìm hiểu sâu về ngôn ngữ của gen Z thì chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện thường xuyên của cụm từ “ủa em?” Đây là một trong những trend khá nổi tiếng. 

Gét gô là gì?

Có thể nói cách phát âm lái của từ tiếng Anh để tạo nên các từ ngữ mới lạ của Gen Z không còn là điều gì quá xa lạ. “Gét gô” chính là cách phát âm sai của từ “let’s go” trong tiếng Anh. Nó có nghĩa là đi nào, đi thôi, mau lên hay làm thôi nào. 

Gét gô = đi nào, đi thôi
Gét gô = đi nào, đi thôi

Nguồn gốc của cụm từ này đến từ một tài khoản Tiktok có tên là Tới Trời Thần (@toi69n1). Người đàn ông này chuyên đăng tải những clip với bối cảnh đậm chất thôn quê; kèm theo đó chính là những thử thách vô cùng hài hước. Kết thúc mỗi câu thử thách này là cụm “gét gô”. Nội dung trên kênh TikTok này ngay lập tức đã trở nên viral và nó lan rộng khắp các mạng xã hội, đặc biệt là trên Facebook.

Chằm zn là gì?

“Chằm Zn” là một thuật ngữ đã tạo nên sự nổi tiếng trên các trang mạng xã hội trong một khoảng thời gian dài. Ngay cả những người không sử dụng mạng xã hội nhiều thì cũng không khỏi tò mò về ý nghĩa của từ “chằm zn”.

Theo như từ điển Gen Z thì: Chằm Zn = Trằm Kẽm = Trầm Cảm

Trong đó, “chằm” chính là cách phát âm lái của từ “trầm”; còn “Zn” chính là ký hiệu hóa học cho nguyên tố kẽm.

Thuật ngữ này được sử dụng để diễn đạt cảm xúc bất lực, buồn bã hoặc là bực dọc về một câu chuyện hay một tình huống nào đó.

Ví dụ: Hôm nay tôi đã dậy sớm để trang điểm và mặc đồ đẹp để ra đường nhưng bất ngờ trời lại đổ mưa. Chằm zn luôn á!

Pềct/ rếpct là gì?

Hai từ này đơn giản là do lỗi gõ Telex mà ra. Nghĩa lần lượt của cả từ là perfect (hoàn hảo) và respect (bái phục). Bạn có thể sử dụng hai từ này để khen ngợi hoặc là bày tỏ cảm xúc với một ai đó.

Pềct = Perfect = Hoàn hảo 

Rếpct = Respect = Bái phục

J z tr là gì?

“J z tr” là một từ viết tắt và là biến thể của cụm từ “gì vậy trời”.

Cụm từ này được sử dụng để thể hiện sự bất ngờ hoặc là khó hiểu đối với một sự việc, sự vật hoặc là một hiện tượng nào đó.

J z tr = Gì vậy trời
J z tr = Gì vậy trời

Trmúa Hmề là gì?

“Trmúa Hmề” là một từ được hình thành bằng cách thêm chữ “m” vào sau phụ âm “tr” và “h”. Nghĩa của từ “Trmúa Hmề” có nghĩa là chúa hề. Được dùng để chỉ những người mang tính hài hước, tạo ra niềm vui và tiếng cười cho những người khác. Ngoài ra, từ này cũng được sử dụng để miêu tả những tình huống hay các hiện tượng gây cười.

Trmúa Hmề = trúa hề = chúa hề

Lý do cho việc sử dụng chữ “m” thay vì các chữ cái khác cũng có thể là do sở thích của Gen Z; chỉ có chính họ mới là người hiểu rõ nhất về điều này.

Lưu ý: Những từ ngữ trong “từ điển Gen Z” vốn là những từ ngữ không chính thống. Vì vậy mà chúng ta cũng phải rất chú ý để không dùng nhiều thành quen để rồi ghi vào bài thi hoặc là nói chuyện với người lớn; gây ra những hiểu lầm không đáng có.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến Cpink là gì cũng như một số từ ngữ phổ biến trong “từ điển của Gen Z”; giúp bạn hiểu hơn về thế hệ này. Để biết thêm các thông tin hay và bổ ích, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *