Con thuồng luồng là con gì? Con thuồng luồng có thật ngoài đời không

Tuổi thơ của chúng ta chắc hẳn đã nghe rất nhiều đến nhân vật đáng sợ mang tên “thuồng luồng”. Vậy thuồng luồng là con gì, những sự tích thú vị về thuồng luồng sẽ được chúng tôi bật mí ngay sau đây!

Con thuồng luồng là con gì?

Thuồng luồng có tên tiếng Anh là “Water Monster”, tiếng Hán gọi là “Giao Long”, đây là loài thủy quái được tồn tại trong truyền thuyết mà dân gian gọi là con thuồng luồng.

Con quái vật này được đồn rằng rất dữ tợn, có sức mạnh vô song, thường hay sống ở dưới nước. Loài động vật này sở hữu kích cỡ khổng lồ, có thể nuốt chửng được bất kỳ con vật nào, bao gồm cả con người.

Đặc biệt, chúng có sức mạnh kinh thiên động địa với hình dáng được người xưa miêu tả giống con rắn, đầu giống rồng nhưng không phải là rồng.

Con thuồng luồng là gì?
Con thuồng luồng là gì?

Thuồng luồng thường hay ẩn náu ở những vùng nước lớn và sâu, sẵn sàng tấn công các ngư dân hay thuyền bè nào đi vào lãnh hải của chúng. Trong số những câu chuyện dân gian, loài thủy quái này được tôn thờ gọi là vua thủy tề, thường đại diện cho thần linh.

Thuồng luồng như thế nào? Chúng có thật không?

Con thuồng luồng ngoài đời không có thật, chúng chỉ tồn tại trong truyền thuyết mà thôi. Trong dân gian có rất nhiều câu chuyện về con thuồng luồng nổi tiếng, trong đó điển hình là câu chuyện trong Đại Việt Sử Ký toàn thư.

Phần ngoại kỷ được viết như sau: “Vua các đời đều gọi là Hùng Vương, lúc bấy giờ dân ở rừng núi thường thấy ở sông ngòi khe suối đều có tôm cá, vì thế rủ nhau đi bắt cá để ăn thường bị thuồng luồng làm hại, đến thưa với vua.

Vua nói: “Người man ở núi khác với các loài thủy tộc, các loài ở thủy tộc thường ưa cùng loài mà ghét khác loài, nên mới bị chúng làm hại. Vua bảo mọi người hãy lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy thuồng luồng trông thấy sẽ không cắn hại nữa.” (Theo bienniensu.com).

Bên cạnh đó còn có vô vàn những câu chuyện thần thoại về loài sinh vật truyền thuyết này với sức mạnh vô song được lưu truyền trong dân gian.

Hình ảnh con thuồng luồng được tưởng tượng ra
Hình ảnh con thuồng luồng được tưởng tượng ra

Cho đến ngày nay thuồng luồng vẫn còn là con vật tượng trưng cho loài quái vật có sức mạnh siêu nhiên thường xuất hiện trong truyện thần thoại dân gian, trở thành linh vật được tôn thờ ở một số dân tộc.

Sự tích con thuồng luồng

Sự tích về thuồng luồng con vua Lý Thánh Tông

Đây là sự tích về con thuồng luồng Việt Nam cực nổi tiếng. Tương truyền, vua Lý Thánh Tông (1054-1072) đã mơ thấy có người từ trên trời xuống báo mộng 3 năm sau, đất nước sẽ bị giặc đến xâm lấn, nên thủy thần đầu thai làm con vua, sau này đánh giặc, giữ nước, mang lại hòa bình cho bách tính.

Từ đó, nàng Nguyễn thị Hạo, vợ vua mang thai suốt 13 tháng và đã sinh hạ Hoàng Lang người con trai có thân hình to lớn, sau lưng có 28 vết hằn giống như vẩy rồng.

Không lâu sau, giặc Vĩnh Trinh làm loạn nơi phương Bắc, Hoàng Lang xin cha mẹ 5000 quân đi đánh giặc. Chàng bỗng trở thành thanh niên khôi ngô tuấn tú. Trở về với đại thắng, Hoàng Lang được nhà vua ngỏ ý nhường ngôi nhưng chàng nhất quyết không nhận, chỉ xin phép cha mẹ để trở về thủy quốc.

Trên bến hồ Tây, Hoàng Lang biến thành một con thuồng luồng và biến mất trong làn nước sâu thẳm.

Xem thêm: Tiểu cường là con gì? Ý nghĩa và nguồn gốc của cái tên Tiểu Cường

Sự tích đình Linh Đàm

Theo Lĩnh Nam Chích Quái, danh sư Chu Văn An mở trường dạy học ở quê đã có 1 học sinh vô cùng chăm chỉ, ngày ngày đến sớm để nghe giảng, tuy nhiên hành tung người này lại rất bí ẩn.

Sự tích về thuồng luồng ở đình Linh Đàm
Sự tích về thuồng luồng ở đình Linh Đàm

Cụ Chu Văn An cho người theo dõi thì thấy người học trò nọ cứ đến khu đầm Đại thì biến mất mới biết đó là thủy thần.

Năm đó, hạn hán hoành hành, danh sư Chu Văn An thương xót dân tình nên gọi chàng và mở lời nhờ cậy. Chàng nho sinh đã đồng ý và nói: “Luật trời rất nghiêm nhưng lời thầy bảo cũng rất trọng. Trái ý trời nên không thể tránh được tội, nhưng hủy thân mình để hoàn thành điều nhân,… Con vâng lời thầy là sẽ trái lệnh Thiên đình, nhưng con cứ làm để giúp dân. Nếu có chuyện gì không hay, mong được thầy chu toàn cho”.

Sau 1 một cơn mưa lớn, nhân dân được cứu, nhưng sáng hôm sau thì dân làng thấy xác một con thuồng luồng nổi lên trên đầm. Cụ Chu Văn An biết là học trò mình vì nhân dân phạm tội tày trời, vì thế đã vô cùng thương tiếc và làm lễ an táng trịnh trọng. Đây hiện là đình Linh Đàm ngày nay.

Sự tích đầm Mực

Theo sự tích đầm Mực: “Trong số học trò của Chu Văn An có hai anh em con vua Thủy tề. Vì nghe tiếng của cụ đồ, vua Thủy cũng cho con lên học. Mỗi ngày 2 anh em thường lên bờ sông, trút lốt thuồng luồng ở nước rồi lên bờ. Hai anh em nóng năng và cử chỉ không khác gì người trần. 

Trời làm hạn hán, nên 2 học trò này theo đề nghị của thầy đã tự ý làm mưa trái với luật trời nhằm cứu dân, cho nên đã bị trời xử tội chết. “Xác của họ hiện nguyên hình là hai con thuồng luồng, song đầu một nơi, mình một nẻo, dạt vào gầm cầu Bươu. Cụ đồ nghe tin thương xót, các học trò đều đưa đám chôn hai con thuồng luồng”.

Xem thêm: Thần trùng là gì? Trùng tang là gì? Bí mật về Thần trùng, trùng tang

Sự tích hồ Ba Bể

Trong truyện Sự tích hồ Ba Bể, thuồng luồng là hóa thân của vị thần nhằm muốn thử lòng người trần, trừng phạt những kẻ bất lương. Vị thần đã biến thành bà già ăn mày lở loét để xin ăn ở hội làng nhưng đều bị mọi người mắng đuổi, chỉ duy nhất có 2 mẹ con bà góa nghèo cho ăn, cho ngủ.

Sự tích về hồ Ba Bể
Sự tích về hồ Ba Bể

“Người đàn bà vừa nằm đã ngủ liền, tiếng mụ ngáy như sấm, hai mẹ con nhìn ra thấy chõng sáng rực lên trong bóng tối. Đây không phải là một mụ ăn mày già yếu mà là một con giao long đang cuộn mình lù lù 1 đống, đầu gác lên xà nhà, còn đuôi thò xuống đất… Sáng hôm sau, khi người mẹ nhìn ra thì không thấy giao long đâu cả. Trên chõng, mụ ăn mày đã dậy và đang sắp sửa ra đi”. Khi đã bày cho 2 mẹ con cách để tự cứu lấy mình, bà ăn mày biến ra dòng nước lớn từ dưới đất phun lên nhấn chìm cả làng làm cho đất sụt xuống, hiện nguyên hình thành thuồng luồng. Chỗ phần đất sụt ấy biến thành hồ Ba Bể như ngày nay.

Thuồng luồng với tục xăm mình ở Việt Nam

Như đã nói ở đầu, tục xăm mình của người Việt có thể là do bắt nguồn từ nỗi sợ hãi thuồng luồng. Tục lệ này được duy trì đến hơn 1000 năm, cho đến thời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt.

Với góc nhìn khác, tục xăm mình trên tồn tại do nỗi sợ sông nước mang tính vô thức, cụ thể là thuồng luồng của người Việt xưa. Tục lệ này cũng chấm dứt khi ở triều Trần, sức mạnh thủy quân của chúng ta đạt đến đỉnh cao.

Thuồng luồng ở trong sách Đại Việt Sử ký toàn thư

Trong sách Đại Việt Sử ký toàn thư, phần nhà Trần có đoạn viết: “Lại hồi quốc sơ, quân sĩ đều xăm hình rồng ở bụng, ở lưng và hai bắp đùi, gọi là ‘thái long’. Khách buôn người Tống thấy dân Việt ta xăm hình rồng, lỡ gặp gió bão thuyền đắm, thuồng luồng sẽ không dám phạm tới”.

Như vậy chúng ta đã có thể hiểu rõ được thuồng luồng là con gì, cũng như những điều cơ bản về con vật này. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi mang tôi trên đây sẽ thật sự hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về những sự tích truyện cổ tích Việt Nam!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *