Chín mé là gì? Nguyên nhân và mẹo chữa chín mé

Chín mé là bệnh ngoài da thường gặp phải ở tay và chân, chúng có thể xảy ra đối với mọi đối tượng, độ tuổi. Bệnh nhân nếu không được xử lý đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể chín mé là gì, nguyên nhân và mẹo chữa chín mé hiệu quả sẽ được chúng tôi thông tin trong bài viết sau đây! 

Chín mé là gì?

Chín mé là tên thường gọi của chứng nhiễm trùng bàn tay, bàn chân diễn ra khá phổ biến hiện nay. Chứng bệnh chín mé ngón chân, chín mé ngón tay là do sự tích tụ, phát triển của tụ cầu khuẩn vàng và Herpes trong các kẽ móng tay, móng chân, lâu ngày dẫn đến mưng mủ, áp xe.

Bị chín mé ở ngón chân cái
Bị chín mé ở ngón chân cái

Chín mé có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nào nếu như không vệ sinh bàn tay, bàn chân sạch sẽ. Chín mé ngón tay là tình trạng phổ biến thường hay xảy ra nhất hiện nay.

Nguyên nhân bị chín mé

Như đã nói ở trên chín mé là bệnh xảy ra ở đầu ngón tay, ngón chân do bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn bởi liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng. Da khi bị trầy xước sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi, phát triển và gây ra nhiễm trùng, đặc biệt đối với những người đổ mồ hôi nhiều.

Đa phần vết xước chỉ là vết thương nhỏ, cho nên người bệnh rất hay chủ quan, chỉ khi chuyển sang giai đoạn nặng, có mủ thì bệnh nhân mới kiểm tra, điều trị. Giai đoạn này người bệnh sẽ dễ gặp phải biến chứng nếu như không điều trị đúng cách và kịp thời.

Chín mé là tình trạng gây ra bởi khuẩn Herpes
Chín mé là tình trạng gây ra bởi khuẩn Herpes

Các triệu chứng của chín mé

Đa phần người bệnh khi bị chín mé sẽ có các triệu chứng giống nhau chính là mệt mỏi, tê bì chân tay, đau từng cơn ở đầu ngón tay, ngón chân, đi kèm với đó là sốt, nhức đầu. Bệnh càng nặng thì các triệu chứng càng nghiêm trọng, cụ thể:

  • Giai đoạn 1:

Từ 1 – 3 ngày đầu, đây là khi ổ vi khuẩn bắt đầu phát bệnh khiến cho vết thương sưng đỏ và ngứa ngáy. Nhưng vì là vết xước thông thường nên mọi người thường không quan tâm và hay bỏ qua.

Giai đoạn đầu của chín mé
Giai đoạn đầu của chín mé
  • Giai đoạn 2: 

bắt đầu từ ngày 4 đến ngày 7, lúc này vùng viêm đã bắt đầu lan rộng ra toàn ngón tay hay ngón chân của người bệnh. Vết thương đau và giật theo nhịp đập của mạch máu, nếu ai có sức đề kháng yếu có thể bị sốt nhẹ từng cơn.

  • Giai đoạn 3: 

Ở giai đoạn này thì vết thương chín mé đã bắt đầu mưng mủ, mụn nước dần hình thành. Mụn rất dễ vỡ, có chứa dịch trong suốt hoặc trắng đục. Nhiều trường hợp mủ còn kèm theo cả máu, nhiễm trùng bị lan rộng. Đến giai đoạn 3 nếu người bệnh không có biện pháp xử lý thì virus sẽ nhanh chóng xâm nhập vào dây thần kinh dưới da, đến hạch thần kinh và dừng lại ở tế bào Schwann. Vi khuẩn trú ngụ khắp nơi khiến bệnh dễ bị phát lại.

Cách để phân biệt chín mé với các bệnh da liễu khác

Chín mé thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu khác ở đầu ngón tay, ngón chân như:

  • Tổ đỉa thường với vấn đề ngứa, sưng nhẹ, ít khi gây đau.
  • Viêm cấp quanh móng với các biểu hiện như sưng, đau nhức, mưng mủ.
  • Chín mé vì ung thư hắc tố, bệnh thường xảy ra ở ngón chân cái, có màu đen, gây sưng, làm cho người bệnh bị mất móng.

Bệnh chín mé thường do virus Herpes gây ra từ 2 – 20 ngày, để phân biệt triệu chứng chín mé do virus Herpes bạn có thể dựa vào các biểu hiện sau: 

  • Nếu bị nhiễm chín mé, ở phần đầu ngón tay sẽ có cảm giác đau rát như bị chích.
  • Chỗ tổn thương bị sưng, tấy đỏ, mụn nước bị nổi lên trên vùng da, giai đoạn này có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày.
  • Mụn nước vỡ cho thấy dịch trong suốt, đục hoặc có máu.
Mụn nước do chín mé
Mụn nước do chín mé
  • Khi bị nhiễm virus Herpes sẽ xâm nhập vào đầu dây thần kinh cảm giác và đi đến tế bào Schwann, hạch thần kinh ngoại vi để di chuyển ra ngoài da và gây bệnh.

Xem thêm: Ngải cứu có tác dụng gì? Cách sử dụng ngải cứu

Biến chứng chín mé

Trong khoảng từ 7 – 10 ngày đầu sau khi chín mé xuất hiện sẽ chuyển giai đoạn mưng mủ. Khi này nếu như không được điều trị kịp thời thì chín mé sẽ có thể dẫn đến các tình trạng như:

  • Viêm xương
  • Viêm khớp
  • Viêm bao hoạt dịch khớp
  • Nhiễm khuẩn huyết

Những biến chứng này chín mé có thể khiến cho xương bị viêm, gây ra tình trạng sưng, đau, tấy đỏ. Viêm xương với các mảnh vụn xương bị rớt ra cần phải phẫu thuật để lấy xương ra. Điều này khiến cho người bệnh mất đi đốt xương, làm ảnh hưởng đến chức năng của bàn tay.

Cách xử lý tình trạng chín mé

Khi bị chín mé bệnh nhân cần chú ý những điều cơ bản sau đây để xử lý tình trạng này:

– Dùng thuốc bôi chín mé, để biết được chín mé bôi gì bệnh nhân cần đi khám bác sĩ da liễu để được thăm khám và kê đơn.

Khám bác sĩ da liễu để được xử lý tình trạng chín mé
Khám bác sĩ da liễu để được xử lý tình trạng chín mé

– Với trường hợp bị sưng mủ tuyệt đối không tự ý nặn mủ chín mé, thay vào đó bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý đúng cách.

– Giữ gìn vệ sinh vùng bị chín mé đúng cách bằng việc rửa vùng tổn thương với thuốc tím pha loãng với nước. Vệ sinh xong thì bôi thuốc kháng sinh dạng mỡ như Fucidin, Foban hoặc Bactroban nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Việc bôi và sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹo để chữa chín mé đơn giản tại nhà

Sau đây là 1 số mẹo để giúp các bạn vẫn có thể chữa trị một cách triệt để chỉ bằng những phương pháp đơn giản như sau:

Ngâm với nước giấm

Nhiều người đã từng thử nghiệm cách chữa chín mé này và đã cải thiện đáng kể được các triệu chứng của bệnh. Bạn hãy pha loãng giấm với nước sạch theo tỷ lệ 1:4

Sau đó ngâm vết thương vào hỗn hợp khoảng 20 – 30 phút, thực hiện liên tục từ 2 – 3 lần/ngày bạn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện đáng kể.

Ngâm muối Epsom

Muối Epsom là sản phẩm vô cùng quen thuộc và được nhiều người tin dùng. Việc ngâm muối Epsom có tác dụng thúc đẩy thời gian cho việc chữa lành vết thương, đồng thời còn có tác dụng giảm đau, chống nhiễm trùng.

Ngâm chân với muối epsom giúp tình trạng chín mé thuyên giảm
Ngâm chân với muối epsom giúp tình trạng chín mé thuyên giảm

Theo đó bạn hãy ngâm chân hoặc tay bị chín mé trong hỗn hợp 1 lít nước pha cùng với 2 thìa cà phê muối Epsom tương tự như việc ngâm nước giấm.

Ngâm nước ấm

Nếu không có giấm hay muối Epsom, bạn có thể ngâm với nước ẩm cũng có tác dụng thúc đẩy hiệu quả chữa lành vết thương tốt. Sau khi ngâm nước ấm từ 20 – 30 phút, bạn hãy đệm một miếng gạc cotton ở bên dưới vết thương, sau đó dùng kéo nhỏ để cắt phần móng chân, móng tay bị chọc vào trong.

Tiếp đến dùng cồn để sát trùng vết thương, dùng gạc để băng bó lại nhằm tránh khiến cho vết thương bị nhiễm trùng, chú ý vệ sinh hàng ngày.

Bị chín mé bao lâu thì khỏi?

Tình trạng chín mé bao lâu thì khỏi sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương. Đối với thể bệnh nhẹ, vết thương đau ít, không sưng to thì vết thương sẽ hết sau khoảng 20 ngày. Để giúp cho vết thương hồi phục hoàn toàn, bạn cần phải đợi từ 2 – 3 tháng.

Thời gian phục hồi của bệnh chín mé sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng
Thời gian phục hồi của bệnh chín mé sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng

Trường hợp bị chín mé nằm sâu dưới da, bị mưng mủ, áp xe nặng, bệnh nhân sẽ cần phải thực hiện tiểu phẫu. Khi đó thì thời gian lành lại sẽ lâu hơn, việc phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cách vệ sinh, chăm sóc vết thương.

Biện pháp giúp phòng tránh bệnh chín mé

Chín mé là bệnh xảy ra do không được vệ sinh thường xuyên, để phòng tránh bệnh bạn hãy chú ý những điều cơ bản như sau:

  • Chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân hàng ngày để đảm bảo sạch sẽ.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng ngừa tình trạng chín mé hiệu quả
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng ngừa tình trạng chín mé hiệu quả
  • Tránh việc ngâm tay, ngâm chân trong nước một khoảng thời gian dài.
  • Hạn chế đi chân đất để tránh khiến bụi bẩn xâm nhập vào trong kẽ chân.
  • Hãy chú ý để giữ cho tay chân luôn được khô ráo.
  • Khi cắt móng tay hoặc móng chân tránh việc cắt sát vào da, cũng không nên tự ý lấy khóe. Cắt thẳng đầu móng khi dài để không bị đâm vào da.
  • Nếu da bị trầy xước tốt nhất nên dùng thuốc sát trùng để xử lý vết thương.

Như vậy những thông tin trên đã giúp chúng ta đã hiểu rõ được chín mé là gì, cũng như nguyên nhân và mẹo để chữa bệnh hiệu quả. Từ đó để biết cách xử lý nhằm tránh gây ra các tình trạng biến chứng nguy hiểm.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *