Cháu đích tôn là gì? Ý nghĩa và trách nhiệm của cháu đích tôn

Quan niệm về cháu đích tôn đã có từ lâu đời, đối với người Việt cháu đích tôn là người có trọng trách vô cùng lớn đối với dòng họ. Cùng tìm hiểu cụ thể cháu đích tôn là gì, ý nghĩa cũng như trách nhiệm của vị trí này như thế nào trong bài viết sau đây!

Cháu đích tôn nghĩa là gì?

Theo từ điển Hán Nôm, cháu đích tôn nhằm để chỉ con trai trưởng của trưởng nam. Thuật ngữ này được xác định ở phía dòng họ nội của người được sinh ra. Con trưởng được xem là trụ cột của gia đình, đảm nhận vai trò quan trọng gánh vác công việc chung của dòng họ.

Cháu đích tôn được xem là trụ cột trong một gia đình
Cháu đích tôn được xem là trụ cột trong một gia đình

Dân gian hay gọi cháu đích tôn là đế lư hương, bởi đế của chiếc lư hương được dùng để thờ cúng ông bà, tổ tiên. Vì thế nên cháu đích tôn được mong đợi nhằm để thờ phụng hương hỏa, hương khói cho các cụ. Còn con gái lớn thì sẽ gả chồng và không hương hỏa trong gia đình.

Đây là quan niệm được hình thành từ lâu và vẫn được duy trì mãi cho đến ngày nay. Vì thế chúng làm hình thành nên các suy nghĩ lối mòn rằng trong gia đình cần phải có con trai.

Nếu như người con trai trưởng mà không sinh được con trai thì người con trai thứ kế tiếp nếu sinh được con trai thì bé trai này chính là cháu đích tôn. Trước đây, cháu đích tôn thường được ưu ái hơn trong mọi quyền lợi, tuy nhiên xã hội dần thay đổi thì quan niệm này dần thay đổi hơn.

Ý nghĩa, trách nhiệm của cháu đích tôn

Vai trò, ý nghĩa của cháu đích tôn đã được thể hiện ngay ở trong tên gọi. Đây là người có vai trò sẽ thờ cúng tổ tiên, cũng như quyết định những vấn đề chung ở trong gia đình.

Cháu đích tôn có vai trò thờ cúng, hương hỏa cho ông bà, tổ tiên
Cháu đích tôn có vai trò thờ cúng, hương hỏa cho ông bà, tổ tiên

Bởi vì cháu đích tôn sẽ là người nối dõi tông đường nên họ sẽ được dạy dỗ về vấn đề quản lý, tháo vát nhằm đại diện cho gia đình trong những công việc chung. Những người này cũng sẽ có tiếng nói, uy tín, sức mạnh ở trong gia đình.

Đặc biệt với các gia đình người Việt xưa, việc sinh được cháu trai để thờ cúng ông bà tổ tiên là điều đặc biệt quan trọng. Bởi phải có cháu trai thì mới có thể hương khói vào các ngày lễ, ngày dỗ, ngày tết,… Có thể thấy đây là tư duy khá cổ hủ, lạc hậu, ngày nay những tư duy này dần đang được thay thế ở trong nhận thức của con người. 

Theo dân gian, cháu đích tôn sẽ là người sống cùng với ông bà, cha mẹ. Căn nhà mà cháu đích tôn ở là nhà của ông bà, cha mẹ để lại, đây cũng chính là dịp để họp mặt gia đình những ngày giỗ, tết hay các ngày lễ lớn khác. Được dùng để làm nhà thờ, cháu đích tôn có nhiệm vụ thờ cúng ông bà tổ tiên.

Theo đó, phụ nữ khi lấy chồng là cháu đích tôn cũng sẽ có trọng trách nặng nề nhằm hỗ trợ chồng mình hoàn thành tốt bổn phận.

Xem thêm: Anh rể là gì? Chị dâu là gì? Cách xưng hô trong gia đình Việt Nam

Việc hưởng quyền thừa kế của cháu đích tôn theo di chúc

Di chúc nhằm xác định người được hưởng di sản theo ý nguyện của người mất. Tài sản cụ thể sẽ được người mất muốn chỉ định đối tượng được quyền quản lý, sử dụng, tâm nguyện này của họ sẽ được pháp luật công nhận.

Chia sẻ về quyền thừa kế của cháu đích tôn theo di chúc
Chia sẻ về quyền thừa kế của cháu đích tôn theo di chúc

Cháu đích tôn là cháu trai cả trong gia đình, trường hợp nếu như ông, bà nội để lại di chúc với nội dung để cháu đích tôn được hưởng phần tài sản nhất định nào đó thì họ sẽ được thừa kế theo di chúc, điều này được pháp luật công nhận.

Cháu đích tôn cần đảm bảo đầy đủ quyền lợi theo quy định để nhận các quyền thừa kế. Cháu đích tôn có quyền từ chối nhận di sản, miễn là đảm bảo không trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ tương ứng theo quy định.

Lưu ý khi quản lý di sản vào việc thờ cúng: 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015, di sản thờ cúng là di sản không được chia thừa kế, nhằm đảm bảo mục đích thờ cúng chung trong gia đình. Các thành viên đều có quyền lợi dùng di sản trong mục đích chung mà cháu đích tôn đang quản lý, chăm sóc.

Di sản này sẽ được cháu đích tôn thực hiện quản lý trong những trường hợp:

– Cháu đích tôn được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng. Ông bà có nguyện vọng để cháu đích tôn được quản lý, hương hỏa, chăm sóc như nguyện vọng sau khi chết.

Hướng dẫn quản lý di sản của cháu đích tôn
Hướng dẫn quản lý di sản của cháu đích tôn

– Nếu cháu đích tôn không thực hiện đúng theo di chúc thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản vào việc thờ cúng cho người khác quản lý. Việc quản lý cần đảm bảo sao cho đúng với mục đích thờ cúng. Không ai được làm trái ngay cả cháu đích tôn.

– Cháu đích tôn được những người thừa kế chỉ định làm người quản lý di sản thờ cúng nếu người để lại di sản không chỉ định.

Nếu những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì di sản thờ cũng sẽ thuộc về Cháu đích tôn nếu như cháu đích tôn đang quản lý di sản đó.

Quy định này nhằm để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ thể, cũng như nhằm thực hiện đúng với di nguyện của người đã mất.

Quy định về quyền thừa kế của cháu đích tôn

Thừa kế là việc xác định quyền, phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật. Thừa kế theo pháp luật được xác định nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện di chúc, di sản thừa kế.

Nếu ông bà nội không để lại di chúc cho cháu đích tôn, di sản của họ sẽ được thừa kế theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

– Thứ 1: Di sản thừa kế được chia theo hàng thừa kế lần lượt theo thứ tự:

+ Hàng thừa kế 1 gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người mất;

+ Hàng thừa kế 2 sẽ gồm có: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người mất; cháu ruột của người mất mà người mất là ông, bà nội hay ông, bà ngoại;

Quy định về quyền thừa kế của cháu đích tôn
Quy định về quyền thừa kế của cháu đích tôn

+ Hàng thừa kế 3 sẽ bao gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người mất; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô hay dì ruột của người mất; cháu ruột của người mất mà người mất là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột hoặc là chắt ruột của người mất. Người mất là cụ nội, cụ ngoại.

– Thứ 2: Đối với những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng di sản bằng nhau.

– Thứ 3: Những người thuộc hàng thừa kế sau chỉ được hưởng trong trường hợp những người ở hàng thừa kế trước đã mất hết hoặc không có quyền hưởng di sản hay từ chối nhận di sản.

Theo như trên thì cháu đích tôn sẽ thuộc vào hàng thừa kế thứ 2, chỉ có thể nhận thừa kế theo pháp luật nếu như không còn ai ở hàng thừa kế thứ nhất do đã mất hoặc bị truất quyền hưởng di sản, hay từ chối nhận di sản.

Cháu đích tôn được nhận di sản của ông, bà thay cha theo quy định của pháp luật nếu như người cha mất trước hay mất cùng thời điểm với ông, bà. Cần xác định thời điểm mất của người để lại di sản, cũng như những người hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ nhất. Tùy vào trường hợp cụ thể mà cháu đích tôn sẽ nhận được di sản.

Những chia sẻ đầy đủ mà chúng tôi mang đến trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được cháu đích tôn là gì, cũng như ý nghĩa, trách nhiệm đối với cháu đích tôn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để đón đọc nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *