Bình đẳng giới là gì? Ý nghĩa của bình đẳng giới, ví dụ

Bình đẳng là yếu tố quan trọng, cần phải được thể hiện ở mọi khía cạnh trong cuộc sống nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của con người. Vậy bình đẳng giới là gì, ý nghĩa cũng như ví dụ cụ thể về bình đẳng giới như thế nào sẽ được chúng tôi thông tin đầy đủ ngay sau đây.

Bình đẳng giới là gì cho ví dụ?

Khái niệm về bình đẳng giới

Bình đẳng giới có nghĩa là cả nam và nữ đều có vị trí, vai trò ngang nhau. Theo đó, họ đều được tạo điều kiện, cơ hội để nhằm phát huy năng lực của bản thân với sự phát triển của cộng đồng, gia đình, cùng thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.

Vị trí, vai trò của giới tính nam và nữ đều như nhau
Vị trí, vai trò của giới tính nam và nữ đều như nhau

Ví dụ: tiền tăng ca của cả nam và nữ là như nhau, không phân biệt giữa nam và nữ.

Ví dụ về bình đẳng giới

Theo quy định của Luật lao động, nữ lao động được nghỉ 30 phút/ ngày (trong thời kỳ kinh nguyệt) và 60 phút/ ngày khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Các quy định này là đảm để đảm bảo cho phụ nữ có thêm thời gian vệ sinh và cho con bú. 

Bên cạnh đó, luật lao động cũng quy định, trong quá trình tuyển dụng nếu người nam và nữ có trình độ ngang nhau thì người nữ được ưu tiên tuyển dụng.

Tỷ lệ lao động nữ thấp hơn lao động nam, mức lương của lao động nữ vẫn thấp hơn, chỉ bằng khoảng 80% của nam giới. Thời gian phụ nữ dành cho lao động không công gấp đôi nam giới, đó là việc nhà. Vì vậy chính sách Nhà nước cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với sức lao động nữ, cùng với tiền lương tương đương. 

Bất bình đẳng giới là gì?

Bất bình đẳng giới là việc đối xử khác biệt giữa nam, nữ về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực với sự phát triển của cộng đồng – xã hội. Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới là bởi:

  • Tư tưởng trọng nam khinh nữ, người phụ nữ hoàn toàn bị lệ thuộc vào nam giới. Đây cũng là nguồn gốc hình thành nên tính gia trưởng của nam giới khiến cho họ tăng uy quyền của mình ngoài xã hội, trong gia đình khi đối xử với phụ nữ.
Tư tưởng trọng nam khinh nữ là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới 
Tư tưởng trọng nam khinh nữ là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới
  • Định kiến giới trở thành áp lực đối với cả 2 giới, cản trở các cá nhân thực hiện công việc mà người đó có đủ khả năng để đảm nhận.
  • Do định kiến giới kéo dài qua nhiều thế hệ, vì thế mà người phụ nữ tự ti, không chịu phấn đấu. 
  • Hạn chế về nhận thức của xã hội về giới và bình đẳng giới.

Ý nghĩa của việc nam nữ bình đẳng là gì?

Quyền bình đẳng giới có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có tác dụng xóa bỏ sự phân biệt đối xử về giới. Tạo cơ hội như nhau đối với cả nam và nữ trong việc phát triển kinh tế – xã hội, cũng như nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới giữa nam, nữ. 

Đồng thời giúp thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, gia đình.

Bình đẳng giới xóa bỏ sự phân biệt về giới tính
Bình đẳng giới xóa bỏ sự phân biệt về giới tính

Theo đó, pháp luật đã đưa ra những quy định nghiêm cấm về các hành vi sau đây:

  • Cản trở nam, nữ đang thực hiện bình đẳng giới
  • Phân biệt đối xử giới tính dưới mọi hình thức
  • Bạo lực trên cơ sở giới.

Xem thêm: LGBT là gì? Ngày chống kỳ thị LGBT là ngày nào?

Bình đẳng giới ở trong các lĩnh vực của cuộc sống

Trong hôn nhân gia đình

Nam, nữ bình đẳng trong quan hệ dân sự, cùng các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. Cả nam và nữ có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong việc dùng nguồn lực, cùng các quyết định liên quan đến nguồn lực của gia đình.

Bình đẳng trong việc quyết định, đưa ra lựa chọn biện pháp tránh thai, kế hoạch hóa gia đình phù hợp. Cho dù là con trai hay con gái ở trong gia đình thì đều cần phải được chăm sóc, giáo dục, cũng như tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí, phát triển.

Vợ và chồng đều bình đẳng đối với mọi việc trong gia đình
Vợ và chồng đều bình đẳng đối với mọi việc trong gia đình

Các thành viên ở trong gia đình đều phải có trách nhiệm chia sẻ công việc chung với nhau.

Trong chính trị

Nam, nữ đều bình đẳng trong việc tham gia quản lý nhà nước, cũng như các hoạt động xã hội. Cả nam và nữ đều bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi để được bổ nhiệm vào những vị trí quản lý, lãnh đạo tại cơ quan, tổ chức.

Trong lĩnh vực kinh tế

Nam, nữ đều bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường, lao động,… 

Những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế gồm có:

  • Đơn vị sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được hỗ trợ về thuế, tài chính theo quy định của pháp luật;
  • Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo các quy định của pháp luật.
Nam và nữ đều bình đẳng trong các lĩnh vực kinh tế 
Nam và nữ đều bình đẳng trong các lĩnh vực kinh tế

Biện pháp để thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam

Hành trình thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam đòi hỏi sự nỗ lực của các cơ quan, bộ máy chính trị, cũng như mọi tầng lớp nhân dân. Theo đó, một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở nước ta gồm:

  • Nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về vấn đề bình đẳng giới.
  • Hoàn thiện, củng cố hệ thống quy định, pháp lý, thực hiện chính sách, chủ trương để thúc đẩy bình đẳng giới.
  • Thu hẹp khoảng cách về giới trong mọi khía cạnh của đời sống như: gia đình, công việc, chính trị – xã hội.
  • Tuyên dương, khen thưởng, lan rộng những mô hình tiêu biểu về bình đẳng giới.
  • Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đối với toàn thể nhân dân.

Xem thêm: Bình tĩnh là gì? Cách để giữ bình tĩnh trong mọi tình huống

Trách nhiệm của mọi người khi thực hiện bình đẳng giới 

Trách nhiệm của gia đình

  • Tạo điều kiện để các thành viên nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động bình đẳng giới.
  • Giáo dục các thành viên chia sẻ công việc gia đình.
  • Chăm sóc sức khỏe sinh sản, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.
  • Đối xử công bằng, cơ hội như nhau đối với cả con trai và con gái.
Đối xử công bằng với các con
Đối xử công bằng với các con

Trách nhiệm của công dân

  • Học tập để nâng cao hiểu biết, nhận thức về vấn đề bình đẳng giới
  • Thực hiện các hành vi đảm bảo đúng chuẩn mực về bình đẳng giới
  • Phê phán, ngăn chặn hành vi phân biệt đối xử về giới

Trách nhiệm của chính phủ

  • Ban hành chính sách về vấn đề bình đẳng giới
  • Chỉ đạo, tổ chức thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật 
  • Chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bình đẳng giới.
  • Công bố chính thức các thông tin quốc gia về bình đẳng giới đến người dân.
  • Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức của người dân về bình đẳng giới. 

Bài viết trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu rõ được bình đẳng giới là gì, cũng như những thông tin liên quan đến vấn đề này. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bản thân trong vấn đề bình đẳng giới.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *