Thậm xưng là biện pháp tu từ được sử dụng rộng rãi trong văn học Việt Nam trước và nay. Tuy nhiên cách gọi thậm xưng khiến nhiều người chưa hiểu rõ được thuật ngữ này, bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu biện pháp thậm xưng là gì, vai trò và ví dụ cụ thể để hiểu rõ hơn về nghệ thuật tu từ này nhé!
Thậm xưng nghĩa là gì?
Thậm xưng có nghĩa là nói quá, nói ngoa với mục đích hài hước. Như vậy chúng ta có thể hiểu đơn giản biện pháp tu từ thậm xưng là biện pháp nói quá, cường điệu, thổi phồng khi nói về một sự vật, sự việc hay hiện tượng đang được đề cập đến.
Việc phóng đại hay nói quá thường giúp câu văn thêm phần hài hước, sinh động. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp lối thậm xưng trong ca dao, tục ngữ, sử thi hay truyện kể dân gian,…. Nếu để ý bạn sẽ thấy hầu hết các tác phẩm được xây dựng từ chất liệu dân gian đều có sự xuất hiện của phép thậm xưng.
Thậm xưng có rất nhiều tên gọi khác nhau như phóng đại, nói quá hay cường điệu. Hầu hết mọi người thường khá xa lạ với thuật ngữ thậm xưng, thay vào đó mọi người thường biết đến hơn với các khái niệm như nói quá, phóng đại.
Một vài trường hợp thậm xưng còn được gọi là ngông, ví dụ như trong Truyện Kiều, tác giả Nguyễn Du đã lồng ghép những màn nói ngoa vô cùng khéo léo:
“Nàng đà biết đến ta chăng?/Bể trầm luân lấp cho bằng mới thôi.”
Ví dụ về thậm xưng
Biện pháp thậm xưng được áp dụng rất nhiều trong các tác phẩm văn học cũng như trong đời sống của con người. Ví dụ về thậm xưng trong những câu nói bình thường như: Nắng vỡ đầu, ăn như thuồng luồng, khỏe như voi,…
Trong ca dao, tục ngữ cũng sử dụng rất nhiều từ thậm xưng, điển hình như:
“Làm trai cho đáng sức trai
Khom lưng cúi sức gánh hai hạt vừng.”
Xem thêm: Điệp từ là gì? Cấu trúc, tác dụng và ví dụ về điệp từ
Vai trò của biện pháp tu từ thậm xưng
Việc sử dụng biện pháp tu từ thậm xưng mang lại rất nhiều tác dụng, chúng giúp gia tăng mức độ tình cảm trong lời văn, câu thơ. Biện pháp thậm xưng giúp người đọc cảm nhận rõ được ý tứ mà tác giả muốn gửi gắm trong từng câu chữ.
Nhờ lối thậm xưng mà người ta thấy được lời nào tình thì tình đến tận tim, nhưng nếu với ý mỉa mai thì khắc đến tận dạ.
Tìm hiểu nghệ thuật thậm xưng trong bài Bình Ngô Đại Cáo
Bình Ngô Đại Cáo được Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428 nhằm thay cho lời Bình Định Vương Lê Lợi tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, đồng thời khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Bài cáo giống như bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền của nước Nam.
Trong tác phẩm tác phẩm này Nguyễn Trãi đã dùng rất nhiều biện pháp thậm xưng, ví dụ như: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”; “Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”,…
Chính biện pháp tu từ này đã có tác dụng tạo được ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc. Nhờ đó mà người đọc, người nghe có thể hiểu rõ hơn về tội ác của nhà Minh khi thống trị nước ta. Đồng thời có tác dụng làm nổi bật tính chính nghĩa trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta, việc giành chiến thắng là đúng ý dân.
Như vậy qua những thông tin mà chúng tôi mang đến trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ được thậm xưng là gì, cũng như vai trò của biện pháp tu từ này. Có thể thấy việc áp dụng và kết hợp các biện pháp tu từ vào trong các tác phẩm có tác dụng giúp tác giả thể hiện trọn vẹn dụng ý của mình. Nhờ đó mà người đọc có thể cảm nhận rõ được tâm ý của người viết.