Ba kích là gì? Phân loại và tác dụng của rượu ba kích

Ba kích là gì? Nếu là người hay nhậu hẳn bạn đã từng nghe đến cái tên rượu ba kích này vì đây là một loại rượu khá phổ biến. Nhưng chính xác từ đâu mà có tên như vậy thì không phải ai cũng rõ. Vậy thì hãy để thapgiainhietliangchi.com giúp bạn tìm hiểu ba kích là gì và tác dụng của rượu ba kích nhé.

Ba kích là gì?

Ba kích (tên khoa học là Morinda officinalis) còn có tên gọi khác là ba kích thiên, ruột gà, nhàu thuốc, diệp liễu thảo, chẩu phóng xì, đan điền âm vũ… Ba kích là loại cây thuộc chi Nhàu của họ Cà phê.

Tìm hiểu về Cây ba kích và cách ngâm rượu
Bạn đã biết cây ba kích là gì chưa?

Cây ba kích thường thấy ở ven rừng các địa phương trung du và đồi núi thấp phía bắc, nhất là các tỉnh như Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Hà Nội…

Phân loại cây ba kích

Thường thì cây ba kích dùng để ngâm rượu ba kích sẽ có 2 loại là tươi và khô:

+ Ba kích tươi

– Ưu điểm: Chất lượng đảm bảo vì mới thu hoạch, hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản, thành phần dược liệu lúc này cao nhất, khi ngâm rượu sẽ có được hương vị đặc trưng của ba kích, màu sắc rất tự nhiên.

– Nhược điểm: Khi vận chuyển sẽ bị hạn chế về trọng lượng, vận chuyển trong thời gian lâu sẽ dẫn tới hư hỏng, thành phần dược liệu có khả năng bị thay đổi vì điều kiện bảo quản.

+ Ba kích khô

– Ưu điểm: Việc vận chuyển rất dễ dàng, có thể vận chuyển với khối lượng rất lớn, nguồn cung rất nhiều.

– Nhược điểm: Nhiều khả năng được tẩm những hóa chất độc hại nhằm bảo quản tránh nấm mốc. Hiện nay hàng Trung Quốc nhái thương hiệu Việt Nam chiếm trên 85%. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng khó được kiểm soát, tính dược liệu bị mất đi nhiều. Ngoài ra hương vị đặc trưng của ba kích mất đi khá nhiều, màu sắc không tươi và đẹp.

Thu hoạch củ ba kích
Thu hoạch củ ba kích

Còn nếu phân loại về giống cây thì có thể kể đến ba kích trắng và ba kích tím

Xét về công dụng so với ba kích trắng thì ba kích tìm được nhiều người sử dụng hơn, chính vì vậy một số người hám lợi đã lấy ba kích trắng giả làm cây ba kích tím để đánh lừa người tiêu dùng. Dưới đây chúng mình sẽ giúp các bạn phân biệt 2 loại cây ba kích này nhé.

Củ ba kích tím và ba kích trắng
Củ ba kích tím và ba kích trắng

+ Ba kích tím

Hình dáng cây – củ ba kích tím:

(Củ ba kích thật ra là phần rễ ba kích, do hình dáng nên nhiều người cũng gọi bằng cái tên là sâm ba kích).

  • Cây ba kích tím là giống cây thuộc họ dây leo thân quấn, sống lâu năm.
  • Lá cây dài nhưng cuống lá lại ngắn. Lá có thể là hình mác, hình thuôn hoặc hình bầu dục thuôn nhọn, lá ba kích tím mọc đối xứng, phiến lá cứng lông nhiều ở mép và gân, khi già thì lá ít lông hơn và có màu trắng mốc. Lá kèn mỏng ôm sát vào thân.
  • Cành ba kích non, có cạnh.
  • Hoa cây ba kích mới nở có màu trắng, về sau chuyển sang màu vàng, hoa có chùm nhỏ thường tập trung thành tán ở đầu cành.
  • Quả cây ba kích hình cầu, khi quả chín sẽ có màu đỏ cam.

Màu sắc củ ba kích tím:

  • Màu củ của cây ba kích tím: màu trắng xám
  • Thịt củ màu hành tím. Củ già tím đậm hơn.
  • Màu rượu khi ngâm rượu ba kích tím: Tím than hoặc tím đậm.
  • Sau khi lấy phần thịt của cây ba kích tím thì phần lõi của ba kích tím đã già thường có gai nếu quan sát kỹ.
  • Củ ba kích tím non thì khi bẻ đôi ra phần thịt vẫn có màu trắng bởi vì tinh chất chưa được hình thành đầy đủ. Tuy nhiên, nếu bạn mang đi phơi dưới nắng khoảng 30 phút thì phần thịt sẽ dần chuyển sang màu tím.

Xem thêm: Sâm cau là gì? Tác dụng của sâm cau? Cách ngâm rượu

Củ ba kích tím khi còn non
Củ ba kích tím khi còn non

+ Ba kích trắng

Hình dáng cây – củ ba kích trắng:

  • Cây ba kích trắng là một cây thuộc họ dây leo thân có quấn màu xanh.
  • Thân hình trụ, đâm ra nhiều nhánh.
  • Lá cây dài nhưng cuống ngắn.
  • Cành cây ba kích trắng non có nhiều lông và cạnh. Khi già thì sẽ nhẵn lông.
  • Phiến lá có lông và màu tím, thon dài, lá mọc đối chéo.
  • Hoa ba kích trắng nhỏ li ti có màu trắng ngà.
  • Quả ba kích trắng khi chín có màu hồng. Rễ cây có thịt dày hình trụ tròn, cong, thành từng đoạn như ruột già, bên trong rễ có lỗ.

Màu sắc củ ba kích trắng:

  • Củ ba kích trắng sẽ có màu trắng nhạt.
  • Thịt củ màu trắng hoặc đôi khi là màu vàng nhạt.
  • Màu rượu sau khi ngâm với ngâm ba kích trắng: tím nhạt.
  • Sau khi tách lấy phần thịt của ba kích trắng thì phần lõi của ba kích trắng đã già thường không có gai như ba kích tím.

Tác dụng của cây ba kích

Cây ba kích có tác dụng gì chắc là câu hỏi được các quý ông quan tâm nhất rồi:

– Củ ba kích ngâm rượu có thể cải thiện chức năng thận.

– Tác dụng của cây ba kích đối với phụ nữ còn có thể trị kinh nguyệt không đều.

– Ngoài ra ba kích ngâm rượu cũng trị được bệnh tiểu đường.

– Trị viêm da, viêm khớp cũng là một tác dụng của ba kích.

– Tác dụng của ba kích tím với xương khớp cũng rất đáng ghi nhận, trong các bệnh về xương và cột sống.

– Công dụng của ba kích cũng được cho là khá tích cực với bệnh trầm cảm, vì tăng tác dụng của serotonin, một chất hóa học được biết đến là hormone hạnh phúc trong não.

– Củ ba kích ngâm rượu còn giảm viêm và có tác dụng điều chỉnh các hormone trong cơ thể.

Rượu Ba kích tím có tác dụng gì
Rượu Ba kích tím có tác dụng gì

Uống rượu ba kích tím có tác dụng gì trong việc cường dương không?

Thật sự cây ba kích tím có tác dụng gì trong chuyện chăn gối như lời đồn không?

Theo dược học cổ truyền, cây ba kích được xếp vào nhóm thuốc bổ dương, có tính ấm, vị cay ngọt, công năng chủ trị bổ thận dương, mạnh gân cốt, thận dương suy nhược… Do đó, nhiều người truyền tai nhau về tác dụng ba kích ngâm rượu trong việc tăng cường bản lĩnh đàn ông. 

Tuy tác dụng của củ ba kích là khá nhiều nhưng nó vẫn có thể phản tác dụng nếu người dùng không biết cách ngâm rượu ba kích tím đúng. Thường người dùng sẽ mắc sai lầm nhất ở việc ngâm cả lõi độc. Bên cạnh đó, có thể họ sẽ mua nhầm phải rượu ba kích trôi nổi, có bỏ thêm các loại thuốc kích dục. Điều này khiến người sử dụng rượu lâm vào những tình cảnh “dở khóc dở cười”.

Đặc biệt, công dụng của ba kích tím chỉ là vị thuốc bổ trợ chứ không có tác dụng điều trị hoàn toàn và triệt để. Nếu muốn dùng ba kích để cường dương thì thang thuốc phải được bốc kèm với một số vị như dâm dương hoắc, đỗ trọng…

Xem thêm: Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì? Bồi dưỡng cơ thể và cải thiện sinh lý

Giá ba kích bao nhiêu?

Giá cả chắc chắn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng khi tìm mua dược liệu. Thông thường sẽ không có mức giá chung cho cây ba kích tím bởi mỗi địa chỉ khác nhau sẽ bán giá ba kích khô khác nhau. Hơn nữa chất lượng của cây ba kích tím cũng có nơi tốt, nơi không tốt.

– Giá ba kích tím trên thị trường hiện nay dao động từ 250.000 – 350.000 vnđ/1kg. Đây là mức giá sàn áp dụng cho loại cây ba kích trồng.

– Ba kích rừng hoặc cây ba kích trồng theo công nghệ gen tự nhiên có giá từ 700.000vnđ/kg.

Người tiêu dùng cần đặc biệt cảnh giác với những nơi rao bán giá dưới 200.000 vnđ/1kg, bởi khi thu mua tận nơi trồng ba kích cũng chưa chắc mua được với giá đó. Cây ba kích tím là loại dược liệu chất lượng, loại 1 có mức giá cao hơn rất nhiều.

Cách ngâm rượu ba kích

Những người khi thực hiện ngâm rượu ba kích thường nhận được lời khuyên là rút lõi trước khi ngâm. Nhưng lý do của việc này là gì?

Tại sao ngâm rượu ba kích tím phải bỏ lõi?

– Lõi ba kích thuộc dạng khô cứng và dai. Trong thành phần của lõi cũng không có bất kỳ thành phần dưỡng chất nào đem lại lợi ích cho cơ thể hoặc có khả năng chữa bệnh.

Phải rút bỏi lõi ba kích trước khi ngâm rượu
Củ ba kích trắng đã được rút bỏ lõi

– Ngoài ra, các chuyên gia cũng chỉ ra trong lõi ba kích có một số chất nếu uống phải có thể gây hại cho sức khỏe chúng ta. Hơn nữa việc để cả lõi để ngâm sẽ có thể làm mùi vị của rượu ba kích tím không được thơm ngon khiến nhiều người phải đổ đi, gây lãng phí.

Vậy muốn rút lõi ba kích thì làm thế nào? Bạn có thể tham khảo 3 cách rút lõi ba kích dưới đây:

– Dùng tay rút lõi ba kích tươi

Củ ba kích tím khá mềm do được trồng khoảng 4 năm mới thu hoạch. Cùng với đó, củ tươi có hàm lượng nước lớn nên việc bóc lõi ba kích bằng tay tương đối dễ dàng.

Bạn cũng có thể sử dụng dao để chẻ dọc củ ba kích làm đôi rồi mới dùng tay để kéo 2 phần lõi bên trong ra ngoài. Thêm một cách nữa để rút lõi bằng tay là bạn mang phơi héo dưới nắng khoảng 1-2 ngày. Khi củ hao hụt bớt nước, củ ba kích sẽ trở nên dẻo, lúc này phần lõi và phần vỏ có thể được tách ra dễ dàng hơn.

– Rút lõi ba kích rừng bằng cách đập dập

Phương pháp này thường chỉ được áp dụng cho các loại ba kích rừng. Bạn có thể cho ba kích tím lên thớt đập dập. Sau khi vỡ vụn thì phần lõi và phần vỏ sẽ hoàn toàn tách biệt với nhau, có thể loại bỏ rất đơn giản. Nếu dùng tay để bóc như ba kích trồng bạn có thể gặp phải các tổn thương không mong muốn.

Ba kích rừng khó tách lõi bởi vì nó cứng do chứa ít nước. Do vậy, bạn cũng không nên mang củ ba kích rừng phơi héo. Khi héo thì phần thịt dễ dính chắc vào lõi hơn hơn, từ đó dẫn đến rút lõi càng khó khăn hơn.

– Rút lõi ba kích bằng phương pháp công nghiệp

Bạn dùng hơi nóng làm mềm củ, sau đó lõi ba kích cũng sẽ mềm ra nên việc rút lõi ra dễ dàng hơn. Sau đó đem ba kích sấy khô, thành phẩm có mùi thơm và còn an toàn hơn ba kích tươi (ba kích tươi có thể gây ngứa khi tiếp xúc).

Hướng dẫn ngâm rượu ba kích ngon

Vì có 2 nguồn ngâm là ba kích tươi và khô cho nên các bạn lưu ý cách ngâm rượu ba kích cũng sẽ khác nhau về tỷ lệ một chút nhé.

+ Cách ngâm rượu ba kích tươi

– Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg củ ba kích tươi cùng 5 lít rượu trắng.

– Cố gắng lựa chọn củ ba kích tươi chứa nhiều nước, mục đích là để làm loãng và giảm nồng độ rượu.

– Ba kích sau khi đem rút lõi, bạn rửa sạch cho vào bình thủy tinh

– Đổ toàn bộ rượu đã chuẩn bị ở trên vào bình, đậy kín nắp và để ở nơi khô ráo thoáng mát.

Ba kích ngâm rượu
Ba kích ngâm rượu

+ Cách ngâm rượu ba kích khô

Cách ngâm rượu ba kích khô về cơ bản cũng giống ba kích tươi, các bạn làm như sau:

– Chuẩn bị nguyên liệu: 1kg củ ba kích khô cùng 8 lít rượu trắng.

– Cho ba kích vào chảo, sao lại ba kích trên lửa nhỏ trong khoảng 15 phút, nhằm tạo mùi thơm cho rượu sau khi ngâm.

– Tráng qua bình bằng rượu, cho ba kích đã sao vào bình sau khi tráng rượu.

– Đổ rượu đã chuẩn bị ban đầu lên trên, đậy kín nắp bình.

– Bạn có thể lót 1 miếng nilon ở nắp bình để đảm bảo là rượu không bay hơi nhé.

Thông thường, sau khi ngâm rượu ba kích trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng là có thể sử dụng được. Tuy nhiên, rượu ngâm càng lâu công dụng cũng tốt hơn vì hàm lượng dưỡng chất trong củ ba kích chiết xuất ra càng nhiều. Do vậy, để có được thành phẩm rượu tốt nhất bạn nên duy trì ngâm trong vòng 3 tháng trước khi dùng.

Để công dụng của rượu ba kích được phát huy tốt nhất thì bạn còn có thể hạ thổ tầm 7 tháng trước khi sử dụng.

Ngoài cách lựa chọn phát huy tối đa tác dụng của ba kích tím khi tự ngâm, nếu bạn quá bận rộn thì có thể lựa chọn cách mua cây ba kích ngâm rượu sẵn. Hiện nay trên thị trường có nhiều cơ sở bán rượu ba kích đã đóng chai sẵn, qua tham khảo thapgiainhietliangchi.com được biết giá rượu ba kích cao cấp như sau:

– Loại chai 500ml giá là 198k/chai.

– Can 2 lít có giá 330k/can.

– Hộp quà bao gồm: 01 chai rượu mơ 500ml, 01 chai rượu ba kích 500ml, 02 chén uống rượu, 01 hộp quà lót nhung đỏ, 01 túi giấy đỏ có giá 460k/set.

Giá rượu ba kích
Giá rượu ba kích

Bạn nên lựa chọn những nơi cung cấp uy tín  không nên mua hàng trôi nổi vì sẽ có thể có những nguy cơ sau:

– Hiện nay rượu trắng để ngâm có thể pha tạp chất rất nhiều uống vào sẽ gây ngộ độc.

– Nguy cơ có phẩm màu và hóa chất độc hại vì rượu đặc trưng ở màu tím nhưng không phải củ ba kích nào cũng cho màu này.

– Quá trình chế biến ba kích ở những nơi sản xuất rượu thường sẽ không có rút bỏ lõi mà tiến hành ngâm cả củ (khiến chất rượu không ngon).

Lưu ý khi sử dụng rượu ba kích là gì?

Mặc dù công dụng của cây ba kích đối với sức khỏe là có nhưng đây không phải là loại dược liệu có thể dùng cho mọi đối tượng. Theo dược học cổ truyền, rượu ba kích không phù hợp với những người bị khó xuất tinh, người mắc bệnh tim, người mắc bệnh về gan – thận, người cao tuổi…

Những đối tượng khác không nên dùng rượu ba kích còn có:

– Người có bệnh huyết áp thấp. Ba kích là vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp, nếu tự ý dùng với người huyết áp thấp thì có thể gây tai biến do tụt huyết áp đột ngột.

– Người đang bị bệnh tiết niệu.

– Những người chuẩn bị phẫu thuật cũng không nên dùng rượu ba kích.

Trên đây là những kiến thức mà thapgiainhietliangchi.com muốn giới thiệu với các bạn về rượu ba kích có tác dụng gì. Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể thêm 1 lựa chọn cho các bữa nhậu của mình tuy nhiên hãy uống có chừng mực. Nếu muốn biết thêm điều gì hãy comment bên dưới cho chúng mình nhé.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *