Những năm gần đây trên mạng lan truyền về một thứ “thần dược” trong chuyện chăn gối cho các quý ông, tên là nấm ngọc cẩu. Vậy thực hư về câu chuyện này ra sao, nấm ngọc cẩu có tác dụng gì trong việc cải thiện khả năng sinh lý không? Tất cả sẽ được chúng mình giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nấm ngọc cẩu là gì? Mọc ở đâu?
Cây ngọc cẩu hay còn có các tên khác như bất lão dược, củ dó đất, củ ngọc núi, cu pín, tỏa dưỡng… Nấm ngọc cẩu tươi là một dạng thực vật sống ký sinh trên các thân gỗ lớn, có tán lá rộng sinh sống trong rừng. Loại cây này có tên nấm ngọc cẩu hay sâm ngọc cẩu là do hình dạng bên ngoài của chúng khá là giống bộ phận sinh dục của loài “cẩu”, với phần ngọn được hình thành trông tựa như một cây nấm. Bởi vì cái tên chủ yếu dựa vào ngoại hình thú vị, cho nên về bản chất cây ngọc cẩu không phải là nấm.
Nấm ngọc cẩu có tác dụng gì? Cây ngọc cẩu là vị thuốc quý, có nhiều công dụng trong đông y khi mà tất cả các bộ phận của cây đều có thể được dùng làm thuốc, từ rễ đến lá, hoa…
Người dân thường thu hái ngọc cẩu vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Cây ngọc cẩu thường mọc theo cụm, trong 1 cụm sẽ có cả nấm đực và nấm cái. Họ sẽ thu hoạch những cây ngọc cẩu to bằng ngón tay, màu sắc chuyển sang đỏ sẫm hoặc nâu. Số cây còn nhỏ sẽ chìm xuống đất để khi nào gặp thời tiết thuận lợi chúng sẽ tiếp tục phát triển.
Sau khi thu hoạch xong, phải đem nấm ngọc cẩu rửa thật nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn trên cây. Lúc này đã có thể đem nấm ngọc cẩu ngâm rượu hoặc nếu muốn bảo quản lâu dài thì người ta sẽ đem phơi khô với nắng nhẹ. Nấm ngọc cẩu khô có màu đen hoặc sẫm màu, bề mặt thô ráp nhưng sờ vào lại khá mềm.
Cây ngọc cẩu phát triển tốt ở điều kiện rừng ẩm, với độ cao trên 1500m so với mực nước biển. Tại Việt Nam có thể tìm thấy nấm ngọc cẩu nhiều nhất tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hòa Bình, Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La, núi Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc.
Các loại nấm ngọc cẩu
Phân loại theo hình dáng bên ngoài thì nấm ngọc cẩu có thể chia làm 2 loại: nấm ngọc cẩu đực và nấm ngọc cẩu cái.
Nấm ngọc cẩu đực là những cây nấm ngọc cẩu có hình dáng to dần đều từ trên xuống, có về mặt nhẵn, cao khoảng 10 – 15 cm, với những cây phát triển vượt trội thì chiều cao có thể lên đến 30 – 40 cm. Chúng có màu đỏ hoặc nâu sẫm, tạo thành bởi cánh hoa li ti mọc dọc theo thân cây. Vì mùi của nấm ngọc cẩu đực thơm hơn nấm cái, cho nên thường rượu ngọc dương sẽ dùng nấm đực.
Xem thêm: Sâm cau là gì? Tác dụng của sâm cau? Cách ngâm rượu
Nấm ngọc cẩu cái thường là kích thước bé hơn nấm đực, hình dáng cũng có nhiều khác biệt khi giống bắp ngô hơn là có chóp rõ rệt như nấm ngọc cẩu đực. Tuy củ của nấm cái non cũng như ít bị xơ hơn so với nấm đực nhưng mùi lại không thơm bằng.
Xét về hình thái màu sắc, thì có thể phân cây ngọc cẩu thành 2 loại: nấm ngọc cẩu ruột vàng và nấm ngọc cẩu ruột đỏ tím.
Nấm ngọc cẩu ruột vàng thường sẽ không thơm bằng nấm ngọc cẩu có ruột đỏ tím, vì thế đây là loại được dùng ít hơn khi ngâm rượu ngọc cẩu.
Nấm ngọc cẩu ruột đỏ tím như tên gọi, ruột bên trong sẽ có màu đỏ hơi ngả sang tím, loại này có kích thước nhỏ hơn so với nấm ngọc cẩu ruột vàng. Được ưa chuộng khi ngâm rượu ngọc cẩu.
Tác dụng của nấm ngọc cẩu
Theo phân tích thành phần khoa học, trong nấm ngọc cẩu có chứa rất nhiều thành phần có lợi như chất béo, choline, các axit amin…
Như vậy công dụng của nấm ngọc cẩu là gì?
Từ xa xưa, người dân tộc Dao đỏ ở các tỉnh Hà Giang, Yên Bái đã sử dụng nấm ngọc cẩu như một thần dược trong điều trị các bệnh xương khớp như tê tay chân, đau lưng, mỏi gối… Trong quá trình sử dụng đó, họ nhận ra rằng ngoài các tác dụng đã biết, thì nấm ngọc cẩu còn có thể cải thiện sinh lý, điều trị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, tăng cường thể lực. Chính vì tác dụng này nên nấm ngọc cẩu còn được gọi với cái tên là “nấm tan cửa nát nhà”.
Theo nghiên cứu của Viện Y học Bản địa Việt Nam, cây ngọc cẩu chứa một tiền chất mà sau khi qua chuyển hóa trong cơ thể sẽ sản sinh Nitric Oxit. Chất này có tác dụng trong quá trình gây giãn mạch ngoại biên. Nó dẫn tới gây giãn mạch và cương cứng môi lớn, môi nhỏ của âm hộ cũng như dương vật. Nhờ vậy nấm ngọc cẩu được ứng dụng để điều trị cho những người yếu sinh lý cả nam và nữ.
Ngoài công dụng cải thiện đời sống chăn gối, tác dụng của ngọc cẩu đối với sức khỏe con người cũng khá đa dạng như: chữa bệnh hậu sản, nhuận tràng, cải thiện trí nhớ, bổ thận… Đặc biệt công dụng nấm ngọc cẩu trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp cho chị em, trị nám, dưỡng da cũng đã được ghi nhận.
Giá nấm ngọc cẩu bao nhiêu?
Tác dụng của nấm ngọc cẩu ngâm rượu là rất tốt với sức khỏe. Tuy nhiên do chỉ có theo mùa trong năm, không phải lúc nào cũng có nên giá bán của củ ngọc cẩu ngâm rượu là tùy thuộc vào thời điểm.
Nếu vào mùa thì nấm ngọc cẩu tươi, loại ruột đỏ tím có giá từ 200k đến 290k 1 cân. Với nấm ngọc cẩu ruột vàng thì giá còn rẻ hơn nhiều.
Nấm ngọc cẩu khô thường được thu hoạch và phơi khô để sử dụng dần, vào đầu vụ khoảng tháng 10 đến tháng 12 âm lịch hàng năm thì nấm ngọc cẩu khô sẽ có giá từ 500k đến 700k 1 kg.
Từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm giá nấm ngọc cẩu khô ruột tím vẫn giữ mức giá này, tuy nhiên bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10 lượng nấm ngọc cẩu khô dự trữ trong năm đã hết hàng, cho nên giá bán sẽ tăng cao hơn các thời điểm khác trong năm. Giá nấm ngọc cẩu lúc này giao động từ 800k đến 1 triệu đồng cho 1 cân.
Bởi vậy nếu muốn mua nấm ngọc cẩu, thì bạn hãy chú ý 2 thời điểm như sau:
– Với nấm ngọc cẩu tươi, bạn nên mua từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch. Khuyên dùng loại này vì giá cả và chất lượng đảm bảo hơn nấm ngọc cẩu khô, rất dễ mua phải nấm ngọc cẩu giả.
– Để mua nấm ngọc cẩu khô giá cả chất lượng đảm bảo, bạn nên chọn mua vào thời điểm từ tháng 1 đến tháng 5, do nấm còn mới đạt chất lượng tốt nhất và số lượng nhiều nên giá sẽ rẻ hơn các thời điểm khác trong năm.
Cách phân biệt nấm ngọc cẩu giả
Do giá cao và nhiều người có nhu cầu sử dụng nên có những kẻ hám lợi đã làm giả nấm ngọc cẩu đem bán. Vậy phải làm sao để nhận biết nấm ngọc cẩu giả?
Nấm ngọc cẩu chất lượng tốt:
– Mùi vị: Khi phơi khô nấm ngọc cẩu sẽ có mùi thơm, dù có để lâu cũng không ẩm mốc hay có mùi bất thường.
– Màu sắc: Nấm đạt chuẩn là loại nấm có màu nâu sẫm, nấm không bị vụn nát, có đủ cả phần củ và thân dính vào nhau.
– Hình dáng: Nấm ngọc cẩu tốt là những cây nấm nhỏ, còn những cây to thường là nấm dại, có ruột màu trắng.
Nấm ngọc cẩu khô
Nấm ngọc cẩu kém chất lượng:
– Mùi vị: Không có mùi thơm mà chỉ thấy mùi hôi.
– Màu sắc: Nấm ngọc cẩu giả sẽ có màu đen, thậm chí là đã bị mốc, nhiều mảnh vụn, thân nấm rời rạc, không liền mạch.
– Hình dáng thường sẽ lớn.
Cách ngâm rượu ngọc cẩu
Được biết đến với công dụng rượu tăng cường sinh lý, vậy cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu như thế nào?
Nguyên liệu cần có: 1 kg nấm ngọc cẩu tươi, khoảng 4 đến 5 lít rượu nếp ngon, 200ml mật ong.
Cách ngâm rượu ngọc cẩu tươi:
Đầu tiên bạn tách riêng từng cây nấm ra, dùng bàn chải đánh răng để chà sạch. Bạn nên ngâm tất cả nấm với nước khoảng 20-30 phút để có thể làm sạch kỹ hơn, rồi với ra để ráo nước.
Tiếp theo đó bạn tráng nấm qua với rượu, bước này sẽ quyết định mẻ rượu có ngon hay không vì nó làm nấm có mùi vị thơm hơn.
Nếu bạn muốn có bình rượu đẹp mắt thì ngâm cả cây ngọc cẩu, còn nếu muốn thời gian ngâm được rút ngắn thì thái nấm ngọc cẩu ra thành từng lát mỏng nhé.
Cuối cùng bạn rửa bình thật sạch, tráng qua với rượu rồi để ráo. Cho nấm vào bình, đổ mật ong lên trên nấm và rót rượu vào sau đó đậy nắp.
Ủ khoảng 2 đến 3 tháng là chúng ta có món rượu nấm ngọc cẩu để thưởng thức rồi.
Với cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu khô cũng khá tương tự, nhưng chúng ta sẽ rút bớt được thời gian làm sạch nấm. Lưu ý là lượng nấm ngọc cẩu khô sử dụng chỉ bằng một nửa so với công thức ở trên.
Một số lưu ý khi sử dụng nấm ngọc cẩu
Nấm ngọc cẩu là một vị thuốc quý, giá cũng không hề rẻ nên khi dùng bạn nên chú ý những điều sau:
– Khi mua được nấm ngọc cẩu tươi bạn có thể ngâm ngay cùng rượu hoặc ngâm nấm ngọc cẩu với mật ong, vừa giúp nấm không bị mốc lại phát huy được tác dụng tốt nhất.
– Nếu chưa sử dụng ngay thì các bạn có thể trữ nấm dưới dạng khô: Bạn rửa thật sạch nấm sau đó thái lát mỏng và đem phơi nắng nhiều lần đến khi khô. Lưu ý chỉ nên phơi dưới nắng nhẹ và nơi thoáng gió để không làm mất đi những chất dinh dưỡng trong nấm. Đến khi thấy nấm se lại thì bạn cất vào túi khô sạch, để trong tủ lạnh dùng dần.
– Tác dụng của nấm ngọc cẩu ngâm rượu rất tốt nhưng bạn không nên lạm dụng nó, mỗi ngày chỉ nên uống 2 – 3 ly vào các bữa ăn. Những ai không uống được rượu có thể pha nấm ngọc cẩu vào nước uống, 1 ngày nên dùng từ 3 – 5 gam nấm khô. Cách này cũng rất tốt trong việc nâng cao sức khỏe mà nhiều người lại có thể áp dụng.
Như vậy qua bài viết ở trên, mình đã giới thiệu cho các bạn những thông tin thú vị về cây nấm ngọc cẩu, và nấm ngọc cẩu có tác dụng gì cũng như cách sử dụng nó sao cho tốt nhất. Chúc các bạn thành công với món rượu ngọc cẩu, nếu thấy bổ ích hãy share và comment để chúng mình có thêm nhiều bài viết hay nhé.