Vô cảm là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tình trạng này nếu không được kiểm soát sẽ vô cùng nguy hiểm cho xã hội, mọi người sẽ không còn ai giúp đỡ nhau, mỗi người chỉ biết tới cuộc sống riêng của mình. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng bàn chi tiết về vấn đề vô cảm là gì, nguyên nhân, cũng như biểu hiện của tình trạng này trong xã hội nhé!
Người vô cảm là người như thế nào?
Vô cảm là một loại cảm xúc của con người, đặc trưng bởi sự thờ ơ, không quan tâm đến sự kiện và những vấn đề xung quanh, ngay cả những vấn đề gây tổn hại đến thể chất, tinh thần cho con người.
Người vô cảm là người không có cảm xúc trước những nỗi đau, sự mất mát của người khác. Họ thiếu đi sự đồng cảm, chia sẻ, cũng không oán hận trước những bất công xã hội.
Vô cảm thực tế không phải là bệnh, mà chỉ là những trạng thái, cảm xúc, thái độ của mỗi cá nhân. Nhưng chính sự thờ ơ có thể gây ra nhiều hậu quả cho các cá nhân, gia đình và xã hội.
Biểu hiện của vô cảm là gì?
Vô cảm có biểu hiện khá đa dạng với những mức độ khác nhau, nếu không phát hiện sớm sẽ khiến cho vấn đề trở nên sâu sắc, theo thời gian sẽ gây ra nhiều hậu quả. Những biểu hiện thường thấy của những người vô cảm gồm:
- Không biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, không thể hiện sự vui mừng, phấn khích trước những hoạt động vui vẻ,…
- Nghe được bạn bè, người thân chia sẻ về những việc đau buồn, người vô cảm thường không quan tâm và thờ ơ.
- Không biết giúp đỡ những người gặp nghịch cảnh, vô cảm trước những sự nhờ vả của mọi người xung quanh
- Khi gặp những tình huống như: gặp người bị thương, cháy nhà,…. người vô cảm thường không quan tâm vì cho rằng đây không phải là việc của mình
- Nhiều học sinh cảm thấy vô cảm trước việc bạn bè mình bị bạo lực, nhiều học sinh còn cổ vũ nhiệt tình và quay phim lại.
- Ngay cả khi thành công, thất bại người vô cảm cũng không có biểu hiện gì.
Sự vô cảm làm mất đi mối liên hệ với những người xung quanh, làm thiếu tính trách nhiệm, trơ lì, bất cần đời, không có động lực để học tập hay làm việc.
Nguyên nhân vô cảm là gì?
Nguyên nhân từ bản thân
Nguyên nhân xuất ohats từ bản thân bởi những lý do sau:
- Lối sống ích kỷ, thích hưởng thụ, thực dụng, vì thế thiếu đi sự đồng cảm với nỗi đau, mất mát của người khác.
- Nhiều người vô cảm bởi vì liên tục bị hãm hại, lừa dối, dẫn đến mất niềm tin trong cuộc sống.
- Tính cách nhút nhát, sống khép mình, thiếu bản lĩnh, sự giúp đỡ người khác sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân. Theo thời gian dần bị mất đi sự đồng cảm, trở nên thờ ơ, chai lì.
Xem thêm: Thờ ơ là gì? Biểu hiện, tác hại của sự thờ ơ trong cuộc sống
Nguyên nhân từ phía gia đình
Giáo dục từ gia đình có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của mỗi người Vì thế trẻ sẽ dễ trở thành người vô cảm nếu:
- Phương pháp nuôi dạy con không đúng cách, từ đó dẫn đến việc thờ ơ, vô cảm.
- Gia đình không có lối sống chuẩn, cha mẹ ích kỷ, thờ ơ, không biết cảm thông với người khác
- Gia đình không quan tâm đến con cái khiến trẻ dễ nảy sinh các thói quen xấu, hình thành sự thờ ơ, lãnh cảm với xã hội.
- Cha mẹ chỉ chú trọng đến việc học, nhưng không trau dồi nhân cách, dạy dỗ con những đức tính tốt. Vì thế khiến trẻ trở nên thờ ơ,không cảm thông được với nỗi đau của người khác.
- Cha mẹ nuông chiều, luôn thỏa mãn mọi yêu cầu của con vô điều kiện khiến cho trẻ trở nên ích kỷ, chỉ biết nhận nhưng không biết cho.
Tác động từ xã hội
Các yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự thờ ơ, lãnh cảm của giới trẻ hiện nay:
- Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội giúp lan tỏa mạnh mẽ những thái độ sống vô cảm. Người trẻ thường hướng đến giá trị vật chất mà quên đi việc nuôi dưỡng tâm hồn.
- Nhiều người thành công sớm trở nên tự cao, kiêu căng và thiếu đi sự đồng cảm với mọi người xung quanh.
- Giới trẻ thường học theo lối sống của một số nhân vật có ảnh hưởng mà quên đi giá trị đạo đức,…
Xem thêm: Lòng biết ơn là gì? Ý nghĩa và biểu hiện của lòng biết ơn
Tác hại của vô cảm trong cuộc sống
Vô cảm làm ảnh hưởng nhiều đến mỗi cá nhân, gia đình và cả xã hội. Thái độ vô cảm khiến bản thân mỗi người mất đi những cảm xúc vốn có, trở nên chai sạn trước nỗi đau, mất mát của người khác.
Người vô cảm cũng dễ có những hành vi vi phạm quy chuẩn đạo đức, pháp luật vì không biết thương xót, đồng cảm hay chia sẻ.
Xã hội hiện nay có rất nhiều trường hợp chứng kiến sự vô cảm của con người với con người với thái độ bỏ mặc người gặp nạn, từ đó dần làm mất đi hy vọng và niềm tin với cuộc sống.
Xa hơn, thái độ vô cảm khiến xã hội bị tụt hậu, suy đồi. Chính thái độ dửng dưng, thờ ơ làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới rối loạn nhân cách.
Xem thêm: Độc đoán là gì? Phong cách lãnh đạo độc đoán là thế nào?
Biện pháp khắc phục, cải thiện vấn đề vô cảm
Tự cải thiện
Nếu bạn đang có biểu hiện thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh thì hãy bồi dưỡng tình yêu thương với mọi người bằng cách:
- Quan sát cảm xúc của người khác, khi hiểu được cảm xúc của người khác thì bạn mới hình thành được những cảm xúc tương tự.
- Học cách thể hiện sự quan tâm với người khác. Hãy quan sát cách mọi người quan tâm đến nhau để thấy cảm và quan tâm đối với người khác.
- Noi gương những người giàu lòng nhân ái, thường hay hỗ trợ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Có ý thức về chuẩn mực đạo đức, phát huy những giá trị truyền thống cao đẹp như đoàn kết, tương thân tương ái,..
- Cải thiện bản thân để vượt qua chứng vô cảm, để tìm lại được ý nghĩa của cuộc sống để có được những trải nghiệm trọn vẹn của các cung bậc cảm xúc.
Xem thêm: Hướng nội là gì? Người hướng nội là người như thế nào?
Biện pháp hỗ trợ từ phía gia đình, nhà trường
Bên cạnh việc tự cải thiện, nhà trường và gia đình cũng nên can thiệp kịp thời để bồi dưỡng nhân cách, tránh sự vô cảm như:
- Xem lại cách giáo dục, không nuông chiều trẻ vô lý hay quá hà khắc với con cái, biết tôn trọng và lắng nghe trẻ
- Các thành viên trong gia đình cần quan tâm, chia sẻ với nhau nhiều trong cuộc sống. Điều này giúp hình thành lối sống yêu thương, đùm bọc những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.
- Khi con có hành vi lệch chuẩn, gia đình cần nói chuyện nhiều để hiểu hơn về con
- Giáo dục con cách chia sẻ từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống
- Nhà trường cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức.
- Thầy cô nên quan tâm nhiều đến các em học sinh nghèo, khuyến khích, động viên để các em có động lực đến trường.
Can thiệp trị liệu tâm lý
Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ khiến cho vô cảm trở nên sâu sắc. Lúc này bạn nên xem xét để trị liệu tâm lý. Với những trường hợp liên quan đến rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách chống đối xã hội,… cần can thiệp tâm lý trị liệu để điều chỉnh suy nghĩ lệch chuẩn của bệnh nhân.
Bài viết trên đây giúp chúng ta hiểu được vô cảm là gì, cũng như những điều liên quan đến vấn đề vô cảm hiện nay. Có thể thấy đây là vấn đề lớn gây nhức nhối trong xã hội. Sự vô cảm này càng sâu sắc có thể gây ra các mối đe dọa cho gia đình và xã hội. Vì thế, việc trau dồi nhân cách của mỗi cá nhân là điều hết sức cần thiết mà bạn nên đặc biệt ghi nhớ.