Độc đoán là gì? Phong cách lãnh đạo độc đoán là thế nào?

Phong cách lãnh đạo độc đoán là một trong những hình thức quản lý khá phổ biến trong công việc. Theo đó, mọi công việc, quyết định đều tuân theo quy chuẩn của người lãnh đạo. Cụ thể độc đoán là gì? Phong cách lãnh đạo độc đoán là như thế nào, chúng ta hãy cùng theo dõi ngay sau đây!

Chuyên quyền độc đoán là gì?

Tính cách độc đoán là gì?

Độc đoán là hành vi hoặc tư tưởng không chấp nhận hay không tôn trọng quan điểm, suy nghĩ của người khác, luôn áp đặt quan điểm hoặc ý kiến của bản thân mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng hay lập luận hợp lý. 

Khái niệm về phong cách lãnh đạo độc đoán
Khái niệm về phong cách lãnh đạo độc đoán

Hành vi, tư tưởng độc đoán có thể dẫn tới các mâu thuẫn, gây rối, cũng như làm ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của các cá nhân hay cộng đồng.

Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?

Phong cách lãnh đạo độc đoán hay phong cách lãnh đạo chuyên quyền, là kiểu lãnh đạo bằng hình thức mệnh lệnh, mọi quyết định trong doanh nghiệp chỉ tập trung vào một người quản lý.

Với hình thức lãnh đạo này, nhân viên bắt buộc phải thực hiện theo quyết định của người lãnh đạo mà không có đóng góp, lời khuyên hay bất cứ phương án nào từ nhân sự cấp dưới. Với ý chí của mình, người lãnh đạo bác bỏ tất cả ý tưởng, phương án của tất cả các thành viên trong tổ chức.

Đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đáo

Độc đoán là phong cách hoàn toàn trái ngược lại với phong cách lãnh đạo dân chủ. Cụ thể phong cách này có đặc điểm như sau:

  • Nhà lãnh đạo sẽ là người quyết định tất cả mọi thứ, từ phương pháp cho đến quy trình làm việc. Mọi quyết định sẽ được đưa ra dựa trên các phán đoán của cá nhân.
Tự quyết định mọi việc là biểu hiện của tính độc đoán trong phong cách lãnh đạo
Tự quyết định mọi việc là biểu hiện của tính độc đoán trong phong cách lãnh đạo
  • Các thành viên ở trong tổ chức, đội nhóm sẽ rất ít khi được đưa ra ý kiến, lời khuyên. Họ sẽ chỉ được chỉ định với những nhiệm vụ cụ thể.
  • Công việc được phân công hoạt động bài bản nhưng có phần cứng nhắc.
  • Mọi ý kiến góp ý khác sẽ đều bị bác bỏ. Ngay cả những ý tưởng sáng tạo, độc đáo cũng không được ủng hộ.
  • Mọi quy tắc của người lãnh đạo sẽ đều được đặt lên trên hàng đầu.

Xem thêm: Vô cảm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện của người vô cảm

Ưu, nhược điểm của sự lãnh đạo độc đoán

Ưu điểm

Trong môi trường làm việc có thể thấy phong cách lãnh đạo này khá tiêu cực, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều ưu điểm riêng. Đối với những người lãnh đạo có kiến thức rộng và hiểu thì phong cách này sẽ giúp họ đưa ra các quyết định nhanh chóng, tối ưu đối với hoạt động điều hành của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

  • Giúp hạn chế sự trì trệ, giúp cho nhà lãnh đạo có thể đưa ra được những quyết định nhanh chóng, quyết đoán. Vì người quản lý sẽ lên chiến lược và bắt buộc nhân sự thực hiện theo mệnh lệnh của mình. Nhờ đó mà các dự án không bị trì hoãn do thiếu sự đồng bộ, thống nhất.
  • Thử thách năng lực nhân viên, khi nhà quản lý áp dụng hình thức quản lý này thì nhân viên cần thực hiện các công việc theo đúng thời hạn, tránh tình trạng để cho công việc chồng chất lên nhau.
Phong cách lãnh đạo độc đoán sẽ giúp doanh nghiệp vận hành đều, liên tục
Phong cách lãnh đạo độc đoán sẽ giúp doanh nghiệp vận hành đều, liên tục
  • Tạo áp lực tích cực để nhân sự trong doanh nghiệp chủ động trau dồi kiến thức, kỹ năng nhằm đảm bảo công việc được thực hiện năng suất, hiệu quả hơn. Điều này sẽ mang lại nhiều thành công cho doanh nghiệp hơn.

Nhược điểm

Mặc dù đây là phong cách lãnh đạo giúp tạo ra năng suất và hiệu quả công việc tốt, tuy nhiên phong cách này cũng có nhiều nhược điểm như:

  • Người lãnh đạo thường bị đánh giá là chuyên quyền, độc tài, bảo thủ, dễ làm mất lòng các thành viên.
  • Các nhà quản lý hay bác bỏ ý tưởng đề xuất mà không tham khảo các ý kiến của nhân sự. Đó là lý do khiến cho nhân sự bị nản chí và không không được tôn trọng, từ đó làm bất đồng quan điểm giữa người lãnh đạo và nhân viên.
  • Nhiều khi bỏ qua các phương án, ý tưởng sáng tạo, tác động không nhỏ đến sự phát triển của tổ chức.

Xem thêm: Tự chủ là gì? Ý nghĩa, cách rèn luyện tính tự chủ

Ví dụ về phong cách lãnh đạo độc đoán của các nhà lãnh đạo “lừng danh”

Có không ít các nhà lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới đã rất thành công với phong cách lãnh đạo chuyên quyền, cụ thể như:

  • Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln: Ông là xem là một nhà lãnh đạo chuyên quyền của nước Mỹ. Lịch sử nước Mỹ có khá nhiều bất ổn, yêu cầu cần có một vị lãnh đạo táo bạo, quyết định dứt khoát. Mặc dù là nhà lãnh đạo độc đoán, nhưng ông vẫn đảm bảo sự hài hòa với thái độ đúng mực.
Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln là ví dụ điển hình của một nhà lãnh đạo chuyên quyền
Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln là ví dụ điển hình của một nhà lãnh đạo chuyên quyền
  • Steve Jobs – doanh nhân, sáng chế người Mỹ, cựu tổng giám đốc điều hành Apple: Sự độc đoán của ông được thể hiện rõ trong câu nói: “Dân chủ không tạo nên những sản phẩm tuyệt vời. Để làm được điều đó, anh cần 1 nhà độc tài thông thái”. Mọi hành động đều được thực hiện theo ý của ông, chính sự độc đoán của mình, ông đã tạo lên được những thành công đặc biệt, đó là thành công của Apple như ngày hôm nay.
  • Bill Gates: chính phong cách lãnh đạo độc đoán của ông đã mang đến thành công cho Microsoft. Nhìn vào kết quả của nhân viên để chọn được các cá nhân xuất sắc, nhừ đó tạo động lực cho các nhân viên cố gắng hơn nữa. 

Biện pháp giúp cải thiện phong cách lãnh đạo độc đoán

Để hạn chế các nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán bạn nên áp dụng một số biện pháp sau đây: 

  • Lắng nghe ý kiến đóng góp của các thành viên khác, mặc dù bạn có thể tin vào suy nghĩ, quyết định của mình nhưng hãy nhớ rằng người khác cũng muốn được công nhận ý kiến của họ. Đôi khi lắng nghe ý kiến của cấp dưới cũng sẽ giúp cho bạn có thể tìm ra được hướng đi mới. 
Biện pháp giúp người lãnh đạo chuyên quyền có thể cân bằng, hài hòa hơn với nhân viên
Biện pháp giúp người lãnh đạo chuyên quyền có thể cân bằng, hài hòa hơn với nhân viên
  • Thiết lập quy định về nguyên tắc làm việc đảm bảo các thành viên khác tán thành và tình nguyện thực hiện.
  • Hãy trở thành người lãnh đạo có tâm, có tầm để nhân viên tin cậy và trao quyền quyết định cho bạn. Chú ý tuân thủ và thực hiện đúng với những nguyên tắc mà bản thân đã đặt ra trước đó.
  • Đưa ra lời khuyên, đóng góp, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của các thành viên trong nhóm để họ có thể hoàn tốt công việc của mình.
  • Ghi nhận sự nỗ lực của nhân viên để giúp cho họ có thêm động lực để cố gắng.

Như vậy chúng ta đã có thể hiểu rõ và biết được phong cách lãnh đạo độc đoán là gì, những như đặc điểm và những ưu nhược điểm của phong cách này. Từ đó lựa chọn được phong cách lãnh đạo sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *