VCCI là gì? Tìm hiểu về phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

Để được đảm bảo lợi ích và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp mình với doanh nghiệp và tổ chức khác thì cần là thành viên của tổ chức VCCI. Vậy VCCI là gì? Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức này như thế nào. Để tìm hiểu kỹ hơn mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây nhé!

Tổ chức VCCI là gì?

VCCI là viết tắt của cụm từ Vietnam chamber of commerce and industry, là phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Đây là tổ chức quốc gia tập hợp và là đơn vị đại diện cho doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam.

Mục đích

VCCI hoạt động với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, độc lập, có tư cách pháp nhân và có quyền tự chủ tài chính. Mục đích chính khi thành lập VCCI chính là phát triển, hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, khoa học – công nghệ và thương mại với nước ngoài trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi theo quy định của pháp luật. 

VCCI là gì?
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Chức năng

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hiện nay có những chức năng sau đây: 

– Đại diện để phát triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người sử dụng lao động và cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế.

– VCCI còn có chức năng thúc đẩy sự phát triển của doanh nhân, doanh nghiệp sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; xúc tiến, hỗ trợ các hoạt động đầu tư, thương mại, hợp tác khoa học – công nghệ cũng như các hoạt động kinh doanh khác của các doanh nghiệp ở nước ta và nước ngoài.

Nhiệm vụ

Các nhiệm vụ chủ yếu của VCCI hiện nay là:

– Nghiên cứu, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp để sàng lọc lại rồi phản ánh, kiến nghị lại cho Nhà nước về các vấn đề về pháp luật, chính sách kinh tế – xã hội để cải thiện khiến môi trường kinh doanh ngày một tốt đẹp hơn. Họ thực hiện nhiệm vụ này bằng cách tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp, các buổi diễn đàn giữa những người đại diện cho người lao động với các cơ quan nhà nước để trao đổi những thông tin liên quan về môi trường kinh doanh.  

– Tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược để phát triển kinh tế – xã hội giúp các doanh nghiệp có thể hội nhập kinh tế quốc tế, liên kết các hiệp hội doanh nhân ở Việt Nam với các hiệp hội phòng thương mại, tổ chức kinh tế khác ở nước ngoài.  

– Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các doanh nghiệp trong các quan hệ kinh doanh trong nước cũng như quốc tế. 

– Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh theo các quy định của pháp luật. Đồng thời nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức cũng như văn hóa kinh doanh và bảo vệ môi trường.

tổ chức vcci
VCCI giúp liên kết doanh nhân, doanh nghiệp lại với nhau

– Tập hợp và liên kết các hiệp hội doanh nghiệp ở nước ta hợp tác với các Phòng thương mại và công nghiệp, các tổ chức khác ở nước ngoài.

– Quảng bá, xây dựng và nâng cao uy tín doanh nhân, doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam; thúc đẩy và phát triển các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh; luôn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các mối quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong nước và ngoài nước như: Cung cấp thông tin, chắp mối và giới thiệu bạn hàng, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, khảo sát thị trường, hội nghị, hội thảo, hội trợ, quảng cáo, triển lãm và thúc đẩy các hoạt động xúc tiến khác.  

– Tổ chức và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp; nâng cao kiến thức, năng lực quản lý và kinh doanh cho các doanh nhân bằng những hình thức thích hợp.

– VCCI giúp các doanh nghiệp đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và ở các nước khác.

– Công nhận và cấp giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm cho các loại hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra tổ chức còn chứng thực các chứng từ cần thiết khác trong kinh doanh và xác nhận các trường hợp bất khả kháng.

– Giúp các doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng cách thương lượng, hòa giải hoặc trọng tài; phân chia trách nhiệm, tổn thất chung khi có yêu cầu.

– Hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của doanh nghiệp trong các quan hệ kinh doanh trong nước. Đồng thời VCCI cũng hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết khi doanh nghiệp hợp tác với nước ngoài.  

Ngoài ra, còn rất nhiều nhiệm vụ hữu ích và có giá trị khác dành cho doanh nghiệp khi tham gia vào VCCI. Bạn có thể tìm hiểu thêm khi tham gia vào tổ chức phi chính phủ này.  

Với những nhiệm vụ trên, trải qua hơn 60 năm thành lập và phát triển VCCI không chỉ khẳng định được vai trò to lớn của mình trong cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp mà còn góp phần lớn trong quá trình phát triển và xây dựng nền kinh tế Việt Nam. 

Trên đây là những thông tin về phòng VCCI, mong rằng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ VCCI là gì. Nếu như còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *