Từ tượng hình từ tượng thanh là loại từ cơ bản trong tiếng Việt, giúp tạo nên sự phong phú, giàu hình ảnh cho ngôn ngữ. Vì thế, từ vựng tiếng Việt có nhiều nghĩa và cách sử dụng khác nhau. Để tìm hiểu kỹ hơn về từ tượng hình và từ tượng thanh, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi!
Khái niệm, ví dụ về từ tượng hình, từ tượng thanh
Từ tượng hình là gì? Ví dụ từ tượng hình
Thế nào là từ tượng hình? Từ tượng hình là những từ giúp mô phỏng, gợi tả theo hình dáng, trạng thái của sự vật.
Việc sử dụng từ tượng hình giúp việc miêu tả được tự nhiên, sống động, mang nhiều sắc thái hơn. Trong văn học, loại từ này giúp tạo nên sự đặc sắc, cũng như giá trị nghệ thuật cho các tác phẩm.
Ví dụ về từ tượng hình
Ví dụ từ tượng hình:
- Từ tượng hình gợi tả vóc dáng: Gầy, mũm mĩm, cao lênh khênh, Thướt tha, lom khom, lừ đừ, ục ịch,…
- Mô tả vẻ bề ngoài của vật: be bé, lực lưỡng, gầy gầy, cao cao…
- Các từ tượng hình về màu sắc: lòe loẹt, sặc sỡ.
Ví dụ về câu có từ tượng hình: Những người nông dân đang lom khom làm việc trên cánh đồng.
Xem thêm: Từ chỉ đặc điểm là gì? Khái niệm, ví dụ bài tập về từ chỉ đặc điểm lớp 2, 3
Từ tượng thanh là gì? Ví dụ từ tượng thanh
Thế nào là từ tượng thanh? Từ “Tượng” trong tiếng Hán có nghĩa là việc mô phỏng, còn “Thanh” là âm thanh. Theo đó, ta có thể định nghĩa từ tượng thanh như sau:
Từ tượng thanh là từ được dùng để mô phỏng âm thanh của con người, động vật cũng như của tự nhiên.
Ví dụ về từ tượng thanh: ríu rít, líu lo, râm ran, the thé, thủ thỉ, xào xạc, rì rào, vi vu (gió thổi), lanh lảnh,..
Ví dụ minh họa của việc sử dụng từ tượng thanh trong văn bản:
Ví dụ 1: “Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Lão Hạc, Nam Cao)
Tác giả Nam Cao đã thành công khi sử dụng từ tượng thanh là “hu hu” giúp mô tả tiếng khóc, sự thương xót của Lão Hạc khi phải bán đi Cậu Vàng – con vật gắn bó với lão rất lâu, là 1 phần trong cuộc sống của lão. Nhờ đó, giúp người đọc thấu hiểu được nội tâm của lão khi này.
Ví dụ 2: Có tiếng chim hót râm ran quanh khu rừng.
Việc sử dụng từ “râm ran” giúp khắc họa âm thanh của tiếng chim hót ở trong khu rừng.
Ví dụ 3: Trịc đoạn trong bài thơ Thu Điếu của tác giả Nguyễn Khuyến:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo”
Có thể thấy, ở đoạn thơ trên, tác giả Nguyễn Khuyến đã sử dụng từ tượng thanh là từ: đưa vèo, Đớp động, giúp cho bài thơ thêm giàu giá trị biểu cảm hơn
Tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh trong câu
Từ tượng hình và từ tượng thanh có khả năng gợi âm thanh, hình ảnh sinh động, cụ thể, đa dạng, mang nhiều màu sắc. Đó là lý do vì sao mà chúng có giá trị miêu tả và giá trị biểu cảm cao.
Khi được sử dụng trong văn miêu tả, văn tự sự, từ tượng hình và từ tượng thanh giúp cho cảnh vật, con người hiện ra một cách tự nhiên, sống động với đa dạng các cử chỉ, dáng vẻ, cũng như âm thanh khác nhau.
Có thể thấy, từ tượng hình và từ tượng thanh chính là lớp từ có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Tuy nhiên, khi sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh bạn cần đặc biệt lưu ý không nên quá lạm dụng 2 loại từ này, cần phải sử dụng sao cho đúng hoàn cảnh, đúng mục đích thì chúng mới có thể phát huy được đúng công dụng.
trường hợp bạn quá lạm dụng từ loại này sẽ gây ra tình trạng phản tác dụng, làm cho câu văn, lời nói trở nên buồn cười.
Đa số từ tượng thanh, tượng hình là từ láy, nhưng tất cả từ láy lại không phải là tượng thanh hay tượng hình. Cũng sẽ khóc một số trường hợp 2 loại từ này có thể không là từ láy.
Qua bài viết này có lẽ bạn đọc đã có thể hiểu rõ hơn về từ tượng hình, từ tượng thanh, cũng như vai trò, tác dụng của 2 loại từ này trong câu. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích, giúp bạn đọc có thể vận dụng 2 từ loại này hợp lý nhằm giúp tăng giá trị biểu đạt, truyền tải trọn vẹn nội dung muốn gửi đến trong tác phẩm của mình.