Từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại, Ví dụ minh họa

Ngôn ngữ Việt nam rất phong phú và đa dạng với nhiều loại từ khác nhau. Nhiều trường hợp khi gặp một từ nào đó, bạn không biết phân biệt nó là loại từ gì. Bài viết sau đây thapgiainhietliangchi sẽ giới thiệu đến bạn từ đồng âm là gì?Từ đồng nghĩa là như thế nào gì? Ví dụ minh họa cụ thể cho từng loại từ.

Tìm hiểu từ đồng âm là gì?

Khái niệm

Từ đồng âm là như thế nào? Từ đồng âm là gì? Từ đồng âm thường được biết đến là loại từ có cách phát âm cũng như cấu tạo âm thanh giống nhau. Một số từ còn có thể trùng nhau về hình thức viết, cách nói hay cách đọc, tuy nhiên lại có ý nghĩa hoàn toàn khác biệt.

Các từ đồng âm có thể là từ thuần Việt hoặc Hán Việt và thường rất dễ nhầm lẫn với từ có nhiều nghĩa vì chúng có cấu tạo từ và âm là như nhau. Muốn hiểu được một cách chính xác, đầy đủ và chi tiết về từ đồng âm, cần đặt từ đó vào trong những lời nói, lời văn hay hoàn cảnh cụ thể.

Từ đồng âm
Tìm hiểu từ đồng âm là gì?

Trên thực tế, người ta thường dùng từ đồng âm nhằm mục đích chơi chữ. Từ việc dựa vào hiện tượng đồng âm để tạo ra những câu nói, lời văn có nhiều ý nghĩa, thu hút và đem lại sự ẩn ý, bất ngờ cho người đọc, người nghe.

Có những loại từ đồng âm nào?

Có tất cả 4 loại từ đồng âm chính, như sau:

  • Các từ Đồng âm từ vựng

Đồng âm từ vựng là các từ có sự giống nhau về cách phát âm, cách đọc, cùng thuộc một loại từ, tuy nhiên lại mang ý nghĩa khác biệt hoàn toàn.

Ví dụ về các từ đồng âm từ vựng như sau: Ba tôi đi chợ mua được con ba ba.

Từ “ba” đầu tiên dùng chỉ người, có nghĩa là ba (hay bố), còn 2 từ “ba” phía sau lại có nghĩa là tên gọi của một loại động vật. 

Như vậy ta có thể thấy, từ “ba” trong trường hợp trên giống nhau về mặt âm thanh, về cách đọc, tuy nhiên lại có nghĩa khác nhau hoàn toàn và không liên quan gì đến nhau cả. 

  • Các từ Đồng âm từ và tiếng

Đồng âm từ và tiếng là các từ thường có từ giống nhau, đề cập đến một tiếng nhưng một từ là động từ và một từ còn lại là danh từ hay một tính từ…

Ví dụ về từ đồng âm từ và tiếng:

– Chim sáo có một bộ lông rất đẹp.

– Thổi sáo là một môn nghệ thuật truyền thống đặc biệt.

Mặc dù đều có chung từ “sáo” nhưng ý nghĩa ở hai câu trên lại khác nhau. Trong câu đầu, “sáo” có nghĩa là chim sáo, là một danh từ. Câu 2 lại nói về tính từ chỉ âm thanh cây sáo.

  • Các từ Đồng âm từ vựng và ngữ pháp

Loại đồng âm từ vựng và ngữ pháp này được hiểu là các từ có cùng âm và có cùng cách đọc nhưng chỉ khác nhau về từ loại.

Ví dụ về từ Đồng âm từ vựng và ngữ pháp: “Cậu ấy câu được nhiều cá to quá đi!” và câu “ Những câu nói đó giờ có không tác dụng gì với họ”. Đều là “câu” nhưng ở câu 1 là động từ còn ở câu 2 là từ loại danh từ.

  • Các từ Đồng âm với tiếng nước ngoài

Loại từ đồng âm với tiếng nước ngoài đã qua phiên dịch cũng là loại từ thường thấy nhất trong cuộc sống. 

Ví dụ về từ Đồng âm với tiếng nước ngoài

– Bác ấy đang sa sút sức khỏe.

– Cầu thủ sút bóng vào lưới.

Cách sử dụng các từ đồng âm

  • Xác định ý nghĩa của từ đồng âm thông qua ngữ cảnh

Để chắc chắn xem đó có phải từ đồng âm hay không, bạn hãy thử đặt từ đó vào các ngữ cảnh khác nhau riêng biệt nhằm rút ra kết luận cuối cùng. 

Ví dụ như câu: “Đem cá về kho.”

Bạn hãy thử thêm các ngữ cảnh khác nhau như: “Đem cá về nhà bếp mà kho” hay “Đem cá chép về để nhập kho.” để rút ra ý nghĩa chính xác của câu nói đó. 

  • Chơi chữ: Từ đồng âm sử dụng để chơi chữ được dùng phổ biến trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, văn thơ cổ…

Tìm hiểu từ đồng nghĩa là gì?

Khái niệm

Định nghĩa: từ đồng nghĩa lớp 5, và được nâng cao trong chương trình lớp 7 đã định nghĩa từ đồng nghĩa như sau: Từ đồng nghĩa được hiểu đơn giản là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, tương tự nhau. 

Từ đồng nghĩa là gì?
Tìm hiểu Từ đồng nghĩa là gì?

Có một số trường hợp như sau:

Chỉ có cùng nghĩa kết cấu nhưng không có nghĩa sở chỉ, ví dụ như từ: “bù” và “nhìn” trong “bù nhìn” sẽ không được coi là từ đồng nghĩa.

Một số hư từ như: tuy, với, sẽ,… cũng thường không được xét đến khi nghiên cứu, tra từ đồng nghĩa, bởi các từ này chỉ nhằm mục đích là diễn đạt các quan hệ cú pháp trong câu.

Hiện tượng từ đồng nghĩa xảy ra ở cả những từ thuần Việt và từ Hán Việt.

Xem thêm: Từ trái nghĩa là gì? Phân loại, cách sử dụng, ví dụ từ trái nghĩa

Từ đồng nghĩa tiếng Việt có những loại nào?

Có 2 loại từ đồng nghĩa trong tiếng Việt, đó là:

  • Từ đồng nghĩa hoàn toàn

Từ đồng nghĩa hoàn toàn hay còn có tên gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối, nhằm để chỉ những từ có nghĩa giống nhau, dùng như nhau và có thể dễ dàng thay thế vị trí cho nhau trong cùng một câu nói, câu văn hay đoạn văn.

Ví dụ minh họa về các từ đồng nghĩa hoàn toàn:

Từ đồng nghĩa với ô tô là xe hơi

Từ đồng nghĩa với tàu hỏa là xe lửa

Từ đồng nghĩa với Con lợn là con heo

  • Từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Từ đồng nghĩa không hoàn toàn được hiểu là các từ tuy giống nhau về nghĩa những vẫn có sự khác biệt phần nào đó về sắc thái biểu cảm, thái độ hay cách thức hành động. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người dùng lựa chọn sử dụng các từ ngữ này sao cho thật phù hợp.

Với những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, khi sử dụng cần cân nhắc thật kỹ lưỡng. Bởi sắc thái cảm xúc của từ sao phải phù hợp với ngữ cảnh của câu nói, câu văn. Nếu như không phù hợp, nó sẽ tạo ra những lỗi ngữ pháp nghiêm trọng. Có thể gây rối loạn cảm xúc, khiến người nghe không thể hiểu được chính xác ý của bạn.

Ví dụ các từ đồng nghĩa không hoàn toàn: 

Từ đồng nghĩa với tổ quốc là đất nước, giang sơn… Nếu như “giang sơn” là từ thường được dùng phổ biến trong xã hội cũ, nhất là thời phong kiến thì ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, từ “đất nước” lại được sử dụng nhiều hơn.

Hay tương tự với những từ ngữ sau:

Từ đồng nghĩa với hạnh phúc là vui sướng, mãn nguyện, sung sướng,…

Từ đồng nghĩa với từ đoàn kết là liên kết, hợp tác, liên đoàn,…

Từ đồng nghĩa với từ bảo vệ là che chắn, bao bọc, bảo tồn,…

Phân biệt từ đồng nghĩa với từ đồng âm

Trên thực tế, có rất nhiều người vẫn thường nhầm lẫn định nghĩa cũng như bản chất của từ đồng âm và từ đồng nghĩa. 

Phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa
Sự khác biệt giữa từ đồng nghĩa với từ đồng âm là gì?

Từ đồng âm: Có sự giống nhau về từ ngữ, cách phát âm, cách đọc nhưng lại khác nhau về ý nghĩa. Khó có thể thay thế các từ đồng âm, vì chúng đều mang ý nghĩa riêng biệt, cụ thể.

Từ đồng nghĩa: Là từ hoặc cách đọc, cách phát âm có thể là khác nhau, tuy nhiên lại cùng mang một ý nghĩa hoặc có sự liên quan mật thiết về ngữ nghĩa với nhau. Hoàn toàn có thể thay thế được các từ đồng nghĩa với nhau, mà vẫn đảm bảo nghĩa không thay đổi.

 Bài viết trên là những kiến thức về Từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại, Ví dụ minh họa cụ thể cho từng từ loại. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, bên cạnh đó cũng giúp bạn hiểu hơn về sự đa dạng, phong phú của tiếng Việt. Nếu như hiểu rõ và biết cách sử dụng linh hoạt các từ loại thì khả năng giao tiếp cũng như văn học của bạn sẽ rất tiến bộ. Nếu còn câu hỏi nào về vấn đề trên, hãy để lại comment cho chúng tôi để cùng bình luận nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *