Từ trái nghĩa là gì? Phân loại, cách sử dụng, ví dụ từ trái nghĩa

Ngay từ trên ghế nhà trường chúng ta đã từng được học về từ trái nghĩa. Tuy nhiên bạn có còn nhớ hay hiểu rõ về từ trái nghĩa là gì và những thông tin xoay quanh từ trái nghĩa hay không? Hôm nay, thapgiainhietliangchi.com sẽ tổng hợp cho các bạn tất tật những kiến thức về từ trái nghĩa là gì? Phân loại, cách sử dụng và ví dụ của từ trái nghĩa nhé!

Từ trái nghĩa là gì?

Khái niệm từ trái nghĩa đúng như tên gọi của nó, là những từ có nghĩa trái ngược nhau hay đối lập nhau. Ta cũng rất thường xuyên bắt gặp những từ trái nghĩa trong cuộc sống; để chỉ sự đối lập, miêu tả hoặc có thể chỉ tính chất của người hay vật, một sự việc hay hiện tượng nào đó trong cuộc sống. 

Tóm lại, từ trái nghĩa là những từ hay cặp từ đầy đủ hai yếu tố đó là khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa của nó.

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau 
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau

Ví dụ về từ trái nghĩa:

Già – trẻ: Bằng tuổi nhau mà chồng tôi trông rất trẻ còn tôi trông già hơn.

Cao – thấp: Hai cái người một cao một thấp đứng cạnh nhau như đôi đũa lệch. 

Có rất nhiều những câu thơ được sử dụng những cặp từ khác nhau, không những để tăng thêm phần sinh động cho bài thơ mà vừa thể hiện được sự đối lập; vừa có vai trò làm nổi bật, phân tích cụ thể cho người đọc thấy được những hiện tượng thực tế trong cuộc sống mà ông cha ta đúc kết từ nhiều năm kinh nghiệm. 

Ví dụ:

– Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao
Chuồn chuồn bay cao, mưa rào lại tạnh 

– Lá lành đùm lá rách

– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng 

Có một số cặp từ mà chúng ta hay nhầm lẫn là từ trái nghĩa, bởi chúng có vẻ đối nghịch với nhau về nghĩa nhưng nó lại không nằm trong mối quan hệ tương liên. Do đó những cặp từ này không phải từ trái nghĩa.

Ví dụ:

– Anh ấy đẹp trai nhưng lười.

– Cô ấy có một ngôi nhà tuy bé mà xinh.

Ở đây ta thấy được các cặp từ đẹp – lười và bé – xinh mặc dù đọc qua có thể nhầm lẫn là đối lập. Thế nhưng lại không phải, bởi chúng không nằm trong mối quan hệ tương liên. 

Đặc điểm từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa có đặc điểm đó là: một từ nhiều nghĩa hoàn toàn có thể thuộc nhiều những cặp từ trái nghĩa khác nhau. 

Ví dụ: đẹp – xấu; xinh đẹp -xấu; ưa nhìn – xấu 

Các loại từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa được phân loại thành hai loại chính là từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về từng loại từ trái nghĩa này.

– Từ trái nghĩa hoàn toàn: là từ luôn luôn mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp, hoàn cảnh. Chỉ cần một khi nhắc tới từ này là ta có thể nghĩ ngay đến được từ trái nghĩa với nó.

Ví dụ: cao – thấp; xinh đẹp – xấu xí; to – nhỏ; sướng – khổ; nhanh – chậm; khóc – cười;…

Từ trái nghĩa có 2 loại là từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn 
Từ trái nghĩa có 2 loại là từ trái nghĩa hoàn toàn và từ trái nghĩa không hoàn toàn

– Từ trái nghĩa không hoàn toàn là khi nhắc tới từ này thì người ta lại không nghĩ ngay tới từ kia.

Ví dụ: nhỏ – khổng lồ

Công dụng của từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa có rất nhiều công dụng, đây là một loại từ không thể thiếu trong cuộc sống và trong văn thơ.

– Công dụng đầu tiên phải kể đến đó là sự so sánh của từ trái nghĩa làm nổi bật lên được sự vật, sự việc, hiện tượng, hay các hoạt động trạng thái, màu sắc,… đối lập nhau.

– Từ trái nghĩa vô cùng quan trọng khi sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

– Giúp làm nổi bật lên được chủ đề, nội dung chính mà người viết muốn nhắm đến.

– Thể hiện được tình cảm, tâm trạng, cũng như là bình luận, nhận xét đánh giá về sự vật sự việc.

– Cặp từ trái nghĩa làm chủ đề chính cho tác phẩm hay đoạn văn cũng vừa mang tính nghệ thuật, mà người đọc nhìn vào cũng sẽ hiểu được nội dung mà tác giả muốn đề cập đến trong tác phẩm.

– Sử dụng một cách hợp lý từ trái nghĩa giúp làm tăng tính gợi hình và gợi cảm cho các văn bản, chẳng hạn như trong khi viết văn nghị luận hay chứng minh.

Xem thêm: Từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại, Ví dụ minh họa

Cách sử dụng từ trái nghĩa

Thông qua phần trên, chúng ta đã hiểu được rằng từ trái nghĩa đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Nhưng làm thế nào để sử dụng từ trái nghĩa một cách hợp lý? 

Dưới đây chính là một số trường hợp nên sử dụng các từ trái nghĩa:

Tạo được sự cân đối

Tạo được sự cân đối trong câu văn hay lời thơ bằng từ trái nghĩa giúp chúng trở lên sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.

Ví dụ: Lên voi xuống chó. 

Ý nghĩa là chỉ cuộc đời bấp bênh lúc lên, lúc xuống. 

Sử dụng từ trái nghĩa tạo được sự cân đối 
Sử dụng từ trái nghĩa tạo được sự cân đối

Muốn tạo sự tương phản

Tạo sự tương phản trong các trường hợp để đả kích, phê phán, châm biếm một sự việc, hành động nào đó. Dùng từ trái nghĩa trong trường hợp này khiến người đọc cảm nhận, và nhận thấy một cách rõ nét nhất sự việc, hành động.

Ví dụ: Mất lòng trước, được lòng sau.

Xem thêm: Biện pháp tư từ là gì? Khái niệm và tác dụng của các biện pháp tu từ

Tạo được thế đối

Trường hợp này thường được sử dụng trong văn thơ là chính, mô tả được cảm xúc, tâm trạng, hành động,…

Ví dụ: Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Ý nghĩa của câu ca dao tục ngữ trên cho chúng ta thấy được sự tương phản, mô tả công sức lao động vất vả của người lao động để tạo ra được hạt gạo.

Từ trái nghĩa trong tiếng Anh là gì?

Từ trái nghĩa trong tiếng anh được gọi là Antonyms. Cũng như tiếng Việt, từ trái nghĩa trong tiếng Anh được dùng để chỉ những từ có tương phản hoặc trái ngược nhau về nghĩa.

Từ trái nghĩa trong tiếng Anh 
Từ trái nghĩa trong tiếng Anh

Antonyms từ mượn trong tiếng Hy Lạp. Trong đó thì “anti” có nghĩa là đối lập và “onym” lại có nghĩa là tên. 

Ví dụ các từ trái nghĩa trong tiếng Anh:

Big – small; pass – fail; on – off;… 

Trên đây là những kiến thức xoay quanh từ trái nghĩa là gì; phân loại, cách sử dụng và ví dụ về những từ trái nghĩa. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn củng cố hơn kiến thức từ trái nghĩa; từ đó vận dụng thật tốt vào việc học tập, nghiên cứu và đời sống.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *