Top 10 người giàu nhất Việt Nam hiện nay 2021

Những người giàu nhất Việt Nam hiện nay, luôn là chủ đề nóng hổi được rất nhiều người quan tâm và bình luận. Họ không chỉ là những doanh nhân nổi tiếng đầy quyền lực mà còn là tấm gương, động lực phấn đấu cho các bạn trẻ. Bài viết sau đây thapgianhietliangchi sẽ cung cấp đến bạn top 10 người giàu nhất Việt Nam hiện nay 2021.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Nhắc đến top tỷ phú Việt Nam ngay lập tức bạn sẽ nghĩ ngay đến đến Tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng chính là người giàu nhất Việt Nam hiện nay, là tỷ phú Việt Nam đầu tiên được tạp chí Forbes công nhận là một tỷ phú USD của thế giới.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Tỷ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng sinh năm 1968 tại Hà Nội quê gốc tại Hà Tĩnh. Tên tuổi cũng như sự nghiệp của ông gắn liền với tập đoàn Vingroup (tiền thân chính là tập đoàn Technocom tại Ukraine). Ông là nhà sáng lập và là chủ tịch tập đoàn Vingroup.

Vào năm 2010, Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã vượt qua ông Đoàn Nguyên Đức (hay còn gọi là bầu Đức) Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai để trở thành người giàu nhất Việt Nam trên thị trường chứng khoán với số tài sản khổng lồ gần 15.800 tỷ đồng, ông vẫn tiếp tục giữ vị trí người giàu nhất Việt Nam từ thời điểm đó cho đến hiện nay 2021.

Kể từ ngày 07/03/2011 Phạm Nhật Vượng trở thành tỷ phú USD với tổng giá trị tài sản lên đến 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương với 1 tỷ đô la Mỹ thời điểm đó.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu tiên được tạp chí Forbes công nhận trong danh sách tỷ phú thế giới vào năm 2013 vị trí 974 thế giới với tài sản là 1,5 tỷ đô la Mỹ, năm 2016 tăng lên 2,1 tỷ USD.

Theo Forbes vào cuối tháng 07/2019, tài sản của tỷ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng có giá trị lên đến 8,3 tỷ USD, đứng thứ 239 trong danh sách các tỷ phú thế giới và đứng vị trí 198 tính theo thời gian thực.

Hiện nay đến tháng 01/2021 theo Forbes tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang sở hữu khối tài sản khổng lồ có giá trị 6,6 tỷ USD, giữ vị trí 286 trong danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng giới thiệu về dự án VinUni
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng giới thiệu về dự án VinUni

Ông cũng hiện là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam 2021 với tổng giá trị tài sản là 205.000 tỷ đồng (8,9 tỷ USD) nhờ vào đang sở hữu trực tiếp 876.002.651 cổ phiếu và sở hữu gián tiếp 1.040.365.588 cổ phiếu VIC được thông qua 92.88% cổ phần tại CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam.

Ông là cựu sinh viên Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội năm 1987, nhờ thành tích học tập xuất sắc trong môn Toán, ông nhận được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga (MGRI-RSGPU), theo ngành kinh tế địa chất và tốt nghiệp vào năm 1993.

Nữ tỷ phú USD Việt Nam bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là doanh nhân Việt Nam thứ hai được tạp chí Forbes công nhận là tỷ phú USD có trong danh sách tỷ phú của thế giới, sau ông Phạm Nhật Vượng. Bà là nữ tỷ phú đầu tiên và duy nhất của Việt Nam hiện nay đã được Forbes công nhận.

Người phụ nữ giàu nhất Việt Nam bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Người phụ nữ giàu nhất Việt Nam bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 trong một gia đình người Hà Nội gốc, bà là con cháu của dòng họ Nguyễn Cảnh, với hơn 600 năm lịch sử. Bà Thảo từ khi đi du học đại học ngành Kinh tế tài chính và đã sớm nổi tiếng trong cộng đồng nhờ thành tích học tập xuất sắc và tài kinh doanh thiên phú.

Từ khi còn là sinh viên năm thứ 2 bà đã chính thức bước vào thương trường. Khi ấy Đông Âu rất thiếu thốn hàng tiêu dùng, khan hiếm mọi thứ nên bà kinh doanh đủ thứ, từ hàng điện tử cho đến hàng nông sản từ các nước châu Á sang Đông Âu. Đồng thời bà cũng đưa về thị trường Việt Nam những mặt hàng khan hiếm và cần thiết như phân bón, thiết bị, sắt thép…

Theo Hãng tin Bloomberg, Nguyễn Thị Phương Thảo đã kiếm được 1 triệu USD đầu tiên khi mới 21 tuổi, nhờ vào bán máy fax và nhựa cao su.

Sau khi trở lại Việt Nam, bà đã góp vốn thành lập Ngân hàng Techcombank và ngân hàng VIB là hai trong số những ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam.

Ngoài việc là cổ đông lớn nhất của hãng VietJet Air và Tập đoàn Sovico Holdings của gia đình, bà đã mua lại Furama Resort Danang năm 2005, trở thành nhà doanh nhân Việt đầu tiên sở hữu, vận hành khách sạn 5 sao. 

Nữ tỷ phú đô la bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Nữ tỷ phú đô la bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Ngày 09/03/2017, tỷ phú Việt Nam bà Phương Thảo lần đầu tiên được tạp chí Forbes công nhận là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á với khối tài sản lên đến 1,7 tỷ USD. Bà là một trong 15 nữ tỷ phú tự thân mới của Forbes năm 2017.

Theo thống kê của Forbes, đến ngày 07/04/2018, tài sản của bà là 3,7 tỷ USD và tới thời điểm 13/12/2019, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã đạt 2,7 tỷ USD.

Hiện nay 2021 theo Forbes tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu khối tài sản với giá trị 2,5 tỷ USD, đứng thứ 1.001 trong top tỷ phú giàu nhất thế giới.

Bà tất nhiên bà cũng thuộc những người giàu nhất Việt Nam, đứng thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam và là người phụ nữ giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2021 với tổng giá trị tài sản là 26.699 tỷ đồng (1,2 tỷ USD) do hiện sở hữu trực tiếp 59.915.786 cổ phiếu HD Bank và 47.470.914 cổ phiếu của VietJet Air và sở hữu gián tiếp 154.740.160 cổ phiếu của VietJet Air thông qua 100% cổ phần của Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny.

Tỷ phú ông Trần Bá Dương, Chủ tịch của THACO Trường Hải

Người giàu nhất Việt Nam tiếp theo chính là Tỷ phú Trần Bá Dương sinh năm 1960 tại Thừa Thiên Huế, ông là nhà sáng lập cũng như Chủ tịch Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO); Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh và là chủ đầu tư của dự án khu đô thị Sala với vị trí đắc địa của Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, Tp Hồ Chí Minh.

Tỷ phú ông Trần Bá Dương
Tỷ phú ông Trần Bá Dương, Chủ tịch của THACO Trường Hải

Chiều ngày 08/01/2021 tại Đại hội đồng cổ đông bất thường của CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, ông Trần Bá Dương đã chính thức đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT HAGL Agrico, sau hơn 2 năm kể từ ngày Thaco và Tập đoàn HAGL bắt tay hợp tác chiến lược. Hiện nay, THACO Group và gia đình ông Trần Bá Dương đang sở hữu 63,08%; tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là 26,82% và các cổ đông khác chỉ là 10,1%.

Vào ngày 06/03/2018, Tỷ phú Trần Bá Dương chính thức là người Việt Nam thứ ba được Forbes công nhận là tỷ phú USD có trong danh sách tỷ phú của thế giới sở hữu khối tài sản lên đến 1,76 tỷ USD đứng thứ 1.339 trong bảng xếp hạng các tỷ phú thế giới. Theo hồ sơ của tạp chí Forbes, đến năm 2016 Thaco đã trở thành công ty ô tô lớn nhất của Việt Nam với thị phần ô tô chiếm đến 32%. Thaco cũng là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2016 theo VNR500.

Đến 28/12/2018, Forbes ghi nhận tài sản của ông Trần Bá Dương có giảm nhẹ xuống 1,7 tỷ USD nhưng vị trí tăng lên đứng ở thứ hạng 1.283.

Hiện nay 2021, theo Forbes tỷ phú Trần Bá Dương đang sở hữu khối tài sản có giá trị lên đến 1,5 tỷ USD, đứng thứ 1.415 trong danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới.

Tỷ phú ông Trần Đình Long, Chủ tịch của Hòa Phát

Tỷ phú Trần Đình Long sinh năm 1961 tại quê hương Hải Dương. Ông đứng thứ 4 trong top những người giàu nhất Việt Nam hiện nay. Ông là nhà sáng lập và chủ tịch tập đoàn Hòa Phát. Cả tuổi trẻ và sự nghiệp của ông đều gắn liền với Hòa Phát.

Ông được biết đến là “vua thép” Việt Nam vì là doanh nhân thành công và giàu có nhất trong ngành thép, tập đoàn Hòa Phát do ông điều hành hiện là doanh nghiệp thép lớn nhất Việt Nam nắm giữ đến 32% thị phần nên ông còn được gọi là “Vua thép” Trần Đình Long.

Tỷ phú ông Trần Đình Long
Tỷ phú ông Trần Đình Long, Chủ tịch của Hòa Phát

Vào ngày 06/03/2018, Tỷ phú Trần Đình Long là người Việt Nam thứ tư được tạp chí Forbes công nhận là tỷ phú USD có trong danh sách tỷ phú của thế giới sở hữu một khối tài sản 1,3 tỷ USD đứng thứ 1.756 trong bảng xếp hạng các tỷ phú thế giới.

Vào ngày 28/12/2018, tỉ phú Trần Đình Long lại bị loại khỏi danh sách những người giàu có nhất hành tinh của Forbes khi tài sản sụt giảm mất 1 tỷ USD do cổ phiếu Hòa Phát liên tục bị mất giá trên sàn chứng khoán.

Ngày 23/05/2020 theo thống kê của Forbes, ông Trần Đình Long có tài sản tổng trị giá chạm mốc 1 tỷ USD, quay trở lại danh sách các tỷ phú USD sau hơn 2 năm không thuộc danh sách, khi cổ phiếu HPG tăng mạnh chỉ trong vòng 6 tháng, cổ phiếu HPG đã tăng vọt 78% từ mức giá 16.200 đồng/cổ phiếu (ngày 27/3/2020) lên đến mức 29.000 đồng/cổ phiếu (ngày 19/10/2020).

Hiện nay 2021, Chủ tịch Trần Đình Long hiện là tỷ phú USD được Forbes công nhận với Tổng tài sản là 1,9 tỷ USD xếp hạng thứ 1.756 trong top tỷ phú thế giới.

Tỷ phú Trần Đình Long đã vượt qua tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo để xếp thứ 2 trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán với khối tài sản lên đến 35.813 tỷ đồng (chỉ đứng sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng).

Tỷ phú USD ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan

Người tiếp theo trong top 10 người giàu nhất Việt nam năm 2021 là tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 tại Quảng Trị. Ông hiện đang là nhà sáng lập và chủ tịch Tập đoàn MASAN, Phó chủ tịch thứ nhất của ngân hàng Techcombank.

Tỷ phú USD ông Nguyễn Đăng Quang
Tỷ phú USD ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan

Vào ngày 05/03/2019 Tạp chí Forbes đã công bố danh sách tỷ phú USD 2019, ghi danh ông Nguyễn Đăng Quang là người Việt Nam thứ năm được công nhận là tỷ phú USD Việt mới với khối tài sản đạt 1,3 tỷ USD, đứng thứ 1717 thế giới.

Theo cập nhật của tạp chí Forbes ngày 11/12/2019, Tài sản tụt giảm hơn 300 triệu USD, Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang đã không còn là tỷ phú USD khi tổng tài sản chỉ còn giá trị 980,8 triệu USD, giá trị tài sản của ông Quang sụt giảm do giá cổ phiếu Masan giảm sâu tại thời điểm đó.

Thị giá cổ phiếu của tập đoàn Masan (MSN) đã tăng hơn 60% chỉ trong vòng 15 phiên trong tháng 10/2020 giúp ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Masan quay trở lại danh sách tỷ phú thế giới với tổng giá trị tài sản đạt 1,4 tỷ USD. Theo dữ liệu thời gian thực của Forbes vào ngày 26.10, tổng tài sản của ông Quang đã đạt 1,4 tỷ USD, xếp thứ 1.832 trong danh sách.

Hiện nay 2021, theo Forbes tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đang sở hữu một khối tài sản có giá trị 1,4 tỷ USD, đứng thứ 1.717 trong danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới.

Ông Nguyễn Đăng Quang hiện là người giàu thứ 5 trên sàn chứng khoán Việt Nam với giá trị tài sản là 22.718 tỷ đồng (988 triệu USD) do đang sở hữu trực tiếp 9.403.176 cổ phiếu của Techcombank và sở hữu gián tiếp 177.129.697 cổ phiếu thông qua 48.5% cổ phần tại CTCP Masan và 75.057.002 cổ phiếu gián tiếp thông qua 48.5% cổ phần tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương.

Ông đã tốt nghiệp Tiến sĩ Khoa học Công nghệ tại Học viện Khoa học Quốc gia Belarus và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Đại học Kinh tế Nga Plekhanov.

Tỷ phú USD Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank

Tỷ phú Hồ Hùng Anh sinh năm 1970 tại Hà Nội, quê quán Thừa Thiên Huế. Ông hiện là Chủ tịch Ngân hàng Techcombank, nhà sáng lập và cũng từng là Phó chủ tịch Tập đoàn MASAN.

Vào ngày 05/03/2019 Tạp chí Forbes đã ghi danh ông Hồ Hùng Anh là người Việt Nam thứ sáu được công nhận là tỷ phú USD Việt mới với khối tài sản đạt 1,7 tỷ USD, đứng thứ 1.349 trong danh sách những tỷ phú giàu có nhất hành tinh.

Trong bảng xếp hạng ấy ngày 12/03/2020, Chủ tịch Ngân hàng Techcombank Hồ Hùng Anh đã bị rớt khỏi danh sách tỷ phú USD thế giới. Giá trị tài sản của ông Hồ Hùng Anh chỉ khoảng 967 triệu USD, thấp hơn hẳn 300 triệu USD so với giữa tháng 2 còn nếu so với cùng kỳ năm 2019, giá trị tài sản của ông Hồ Hùng Anh đã “bay mất” khoảng 750 triệu USD (vào thời điểm tháng 3/2019, tải sản ông Hồ Hùng Anh lên đến 1,7 tỷ USD).

Tỷ phú USD Hồ Hùng Anh
Tỷ phú USD Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank

Hiện nay 2021, theo Forbes tỷ phú Hồ Hùng Anh hiện sở hữu khối tài sản có giá trị 1,7 tỷ USD, đứng thứ 1.683 trong top tỷ phú giàu nhất thế giới.

Ông Hồ Hùng Anh hiện là người thứ tư trong những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán với giá trị tài sản là 23.223 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD) do đang sở hữu trực tiếp 39.309.579 cổ phiếu của Techcombank và sở hữu gián tiếp 177.129.697 cổ phiếu thông qua 47.56% cổ phần tại CTCP Masan và 73.602.289 cổ phiếu gián tiếp thông qua 47.56% cổ phần tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương.

Theo đánh giá của tạp chí Forbes, ông Hồ Hùng Anh chính là tỷ phú tự thân, từng kinh doanh hàng tiêu dùng ở Đông Âu, trước khi về nước và cùng với ông Nguyễn Đăng Quang thành lập Tập đoàn Masan và sau đó là đầu tư vào Ngân hàng Techcombank.

Ông tốt nghiệp cử nhân Kỹ sư Điện kỹ thuật tại trường Đại học Bách khoa Kiev, Ukraine và Thạc sĩ Quản trị nguồn nhân lực Đại học Giao thông Đường bộ Moskva (MADI), Liên bang Nga.

Nữ doanh nhân Phạm Thu Hương, Vợ tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Bà Phạm Thu Hương sinh năm 1969 tại thủ đô Hà Nội. Là người tiếp theo thuộc top 10 người giàu nhất Việt Nam hiện nay. Bà là thành viên sáng lập, hiện đang là Phó chủ tịch thường trực thứ hai của Tập đoàn Vingroup. Bà cũng là vợ tỷ phú, chủ tịch Phạm Nhật Vượng.

Đằng sau thành công của người đàn ông không thể thiếu bóng dáng của người phụ nữ. Đằng sau thành công của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chính là bóng dáng của bà Phạm Thu Hương.

Nữ doanh nhân Phạm Thu Hương
Nữ doanh nhân Phạm Thu Hương, Vợ tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều rất đặc biệt là tuy cực kỳ giàu có, là lãnh đạo cấp cao của tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam Vingroup nhưng bà Phạm Thu Hương vô cùng kín tiếng và gần như không xuất hiện trước báo chí. Bà chọn cho mình cuộc sống kín tiếng bởi lẽ bà không muốn dư luận, truyền thông gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình mình. Cuộc sống và đời tư của bà có lẽ vẫn là điều bí ẩn, gây tò mò.

Hiện nay 2021, bà đang sở hữu 151.056.477 cổ phiếu của VIC tương đương với 4,04% cổ phần Tập đoàn Vingroup. Bà hiện đang là người giàu thứ 6 trong top người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán và là người phụ nữ giàu có thứ 2 trên sàn chứng khoán chỉ sau tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet Air) với tổng khối tài sản là 16.390 tỷ đồng.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống tại Hà Nội, Phạm Thu Hương hưởng một nền giáo dục nghiêm khắc. Bà cũng nằm trong số ít những sinh viên xuất sắc được cử sang Liên Xô du học. Tại đây, bà đã gặp gỡ ông Phạm Nhật Vượng và hai người đã kết hôn. Bà cùng chồng trải qua những tháng ngày trắc trở, gian truân trên đất Nga rồi lập nghiệp tại UKraina. Thành công của Phạm Nhật Vượng có sự đóng góp vô cùng lớn của bà.

Bà Hương đã cùng chồng khởi nghiệp từ rất sớm. Năm 1993, sau khi bà kết hôn. Bà đã theo chồng chuyển đến thành phố Kharkov thuộc Ukraina. Lúc này, Xô Viết đã tan rã hoàn toàn và kinh tế của người dân nơi đây vô cùng khó khăn. Bà có công rất lớn trong việc xây dựng trung tâm thương mại đầu tiên của người Việt Nam tại thành phố này.

Bà Phạm Thu Hương đã tốt nghiệp Cử nhân Luật quốc tế tại Đại học Tổng hợp Kiev, Ukraine.

Doanh nhân Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch của Novaland

Người thứ 7 trong danh sách người giàu nhất Việt Nam hiện nay là tỷ phú Bùi Thành Nhơn một doanh nhân người Việt Nam sinh năm 1958 tại Đồng Tháp. Ông là nhà sáng lập và Chủ tịch Novaland Group (hay CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va) và Anova Corp.

Doanh nhân Bùi Thành Nhơn
Doanh nhân Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch của Novaland

Ông sinh ra ở xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp trong một gia đình với đông anh em có bố là ông Bùi Thanh Thủy và mẹ là cô giáo Phan Thị Nhế. Ông có trình độ học vấn tốt nghiệp cử nhân ngành chăn nuôi thú y và cử nhân quản trị kinh doanh cao cấp (tốt nghiệp tại HSB Tuck School of Business tại Dartmouth, Hanover, Đức).

Ông Nhơn, 62 tuổi, đã từng công tác tại Phòng Nông nghiệp Ủy ban Nhân dân Huyện Nhà Bè và Công ty Vật tư Chăn nuôi Thú y cấp I, TPHCM. Ông Nhơn sau đó đã khởi nghiệp kinh doanh thuốc thú ý vào năm 1992. Ông chính thức bước vào thị trường bất động sản từ năm 2007.

Ngày 24/04/2017, Bùi Thành Nhơn đã trở thành tỷ phú USD thứ 3 trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với giá trị tài sản 1,3 tỷ USD. Tuy nhiên ông chưa bao giờ được Tạp chí Forbes công nhận danh hiệu tỷ phú USD chính thức.

Hiện nay 2021, ông là người giàu có thứ 7 trên sàn chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản 14.312 tỷ đồng nhờ đang sở hữu trực tiếp 216.841.837 cổ phiếu Novaland chiếm đến 22,283% cổ phần.

Bà Phạm Thúy Hằng, Em gái bà Phạm Thu Hương

Bà Phạm Thúy Hằng sinh năm 1974 tại Hà Nội. Bà cũng là thành viên sáng lập và hiện là Phó chủ tịch thứ nhất của Tập đoàn Vingroup. Bà cũng chính là em gái bà Phạm Thu Hương, em vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Hiện nay 2021 bà đang sở hữu 100.881.292 cổ phiếu của VIC tương đương 2,94% cổ phần của Tập đoàn Vingroup. Bà hiện đang là người giàu thứ 9 trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán và cũng là người phụ nữ giàu có thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam sau tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo và chị gái bà là Phạm Thu Hương với khối tài sản lên đến 10.946 tỷ đồng.

Nữ doanh nhân bí ẩn
Bà Phạm Thúy Hằng, nữ doanh nhân bí ẩn

Bà Phạm Thúy Hằng đã tốt nghiệp Cử nhân ngoại ngữ Nga Văn tại Đại học Hà Nội và sau đó du học ở Mat Xcơ-va cùng với chị bà Phạm Thu Hương.

Giống với chị gái mình, tuy cực kỳ giàu có và là lãnh đạo cấp cao của tập đoàn Vingroup, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, nhưng bà rất kín tiếng và hầu như không xuất hiện trước báo giới. Bà đã chọn cho mình cuộc sống kín tiếng để bà bảo vệ cuộc sống gia đình mình, không muốn dư luận gây ảnh hưởng. Cuộc sống và đời tư của bà vẫn là điều bí ẩn. Chúng ta cũng nên tôn trọng quyết định đó của bà.

Doanh nhân Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Vicostone

Ông Hồ Xuân Năng sinh năm 1964 tại thành phố Nam Định. Ông hiện đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Vicostone, chính là doanh nghiệp top đầu trên thế giới về sản xuất và cung cấp đá thạch anh, là một trong những thương hiệu đá thạch anh lớn trên thế giới.

Ông Hồ Xuân Năng là cựu sinh viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội (khóa 1982-1986), vào tháng 01/1992 ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ kỹ thuật chuyên ngành cơ khí của Đại học Bách khoa Hà Nội, ông còn sở hữu bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh.

Doanh nhân Hồ Xuân Năng
Doanh nhân Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Vicostone

Ông Hồ Xuân Năng được người giới kinh doanh gọi là “Năng Do Thái” bởi sự thông minh và vô cùng nhạy bén. Vicostone cũng là doanh nghiệp đã đưa tên tuổi ông Năng trở thành người giàu có trên thị trường chứng khoán. Ông Năng đã từng gây chấn động trong giới doanh nghiệp với cú thâu tóm ngược tạo nên huyền thoại tại Vicostone. 

Trước đó ông để cho Phenikaa thâu tóm Vicostone khi ông đang làm Chủ tịch, sau đó công ty Phượng Hoàng Xanh A&A của chính gia đình ông thâu tóm lại Phenikaa, giờ ông kiểm soát quản lý cả Phenikaa lẫn Vicostone.

Ngoài vai trò Chủ tịch Vicostone, Tiến sĩ Hồ Xuân Năng còn là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (chính là công ty mẹ của Vicostone), Chủ tịch của CTCP Đầu tư Giáo dục Phenikaa, Chủ tịch trường Đại học Phenikaa, Viện trưởng Viện nghiên cứu và công nghệ Phenikaa, Chủ tịch CTCP Công nghệ Ecovision Việt Nam.

Hiện nay 2021, Chủ tịch Hồ Xuân Năng hiện là người giàu thứ 10 trên thị trường chứng khoán Việt Nam với khối tài sản lên đến 10.855 tỷ đồng do đang sở hữu gián tiếp 117.550.078 cổ phiếu VICOSTONE thông qua 90% cổ phần tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A.

Tuy là một đại gia vô cùng giàu có với tổng giá trị khối tài sản trên 10.000 tỷ đồng (tức 500 triệu USD), nằm trong Top 10 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán và Vicostone cũng là doanh nghiệp thuộc top đầu trên thế giới về sản xuất và cung cấp đá thạch anh, một trong những thương hiệu về đá thạch anh lớn nhất trên thế giới. Nhưng tên tuổi cũng như sự nghiệp của lại ông ít được truyền thông, báo chí đưa tin và ít được nhiều người biết đến so với những đại gia khác mặc dù có thể ông giàu có hơn rất nhiều. Nên khi nghe tới cái tên Hồ Xuân Năng hay “Năng Do Thái” t nhiều người không khỏi cảm thấy lạ lẫm xen chút bất ngờ.

Học để thành tài
Con đường học vấn sẽ giúp nhiều người vươn tới thành công và trở nên giàu có

Có thể nhận ra một điều rằng, Top 10 người giàu nhất Việt Nam hiện nay năm 2021 thì tất cả 10 người đều Tốt nghiệp những trường Đại học nổi tiếng, lớn, trong đó 6 người tốt nghiệp Đại học nước ngoài còn 4 người là trong nước, và có đến 3 người đạt trình độ Tiến sĩ như là Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo, Tiến sĩ Hồ Xuân Năng, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang và nhiều người khác có trình độ Thạc sĩ, Cử nhân.

Rõ ràng có thể thấy rằng con đường học vấn sẽ giúp nhiều người vươn tới thành công và trở nên giàu có, giúp họ có khát vọng và thực hiện ước mơ lớn của đời mình, giúp ích nhiều cho xã hội và đất nước. Tấm bằng Đại học vẫn luôn có giá trị riêng của nó và 10 doanh nhân nổi tiếng, giàu nhất Việt Nam trên đây là minh chứng rõ ràng nhất, mà ta không thể bàn cãi, phủ nhận.

Top 10 người giàu nhất Việt Nam hiện nay năm 2021, chủ yếu dựa trên số lượng cổ phiếu mà 10 doanh nhân này đang nắm giữ trực tiếp và gián tiếp tại các công ty, tập đoàn đã được niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán.

Bài viết trên của Thapgiainhietliangchi đã cung cấp cho bạn thông tin về top 10 người giàu nhất Việt Nam hiện nay 2021. Hy vọng bài viết giải đáp được cho bạn những thắc mắc của mình. Bài viết cũng khiến chúng ta tin tưởng hơn vào con đường học vấn, tin tưởng vào bản thân. Học đại học có thể không phải là con đường duy nhất, ngắn nhất giúp bạn thành công hay trở nên giàu có nhưng nó vẫn có những giá trị riêng không thể thay thế được, không chỉ đào tạo về chuyên môn kiến thức mà còn là khoảng thời gian để ta bồi dưỡng bản thân, hoàn thiện nhân sinh quan và chọn ra hướng đi của đời mình. Chúc các bạn luôn luôn kiên trì, tin tưởng chính mình và thành công trên con đường mình đã chọn.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *