Trú quán là gì? Trú quán là thường trú hay tạm trú?

Các thuật ngữ như trú quán, nguyên quán, quê quán thường khá thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ và phân biệt được các thuật ngữ này. Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trú quán là gì, trú quán là thường trú hay tạm trú để hiểu rõ và sử dụng chính xác nhất.

Trú quán nghĩa là gì?

Trú quán là thuật ngữ nhằm để nói về nơi sinh sống thường xuyên của một người, xác định theo cấp hành chính từ cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh. Theo luật cư trú Việt Nam hiện nay không có định nghĩa về trú quán, thay vào đó chỉ có định nghĩa về nơi cư trú. 

Trú quán là khái niệm để chỉ nơi sinh sống thường xuyên của một người
Trú quán là khái niệm để chỉ nơi sinh sống thường xuyên của một người

Tại Điều 11 Luật Cư Trú 2020 đã quy định rõ về nơi cư trú của cá nhân là chỗ ở hợp pháp của người đó, đó là nơi mà họ thường xuyên sinh sống, chúng được xác định là nơi thường trú hoặc tạm trú. 

Việc thực hiện đăng ký cư trú chính là việc làm thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú, khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin cư trú.

Về bản chất thì trú quán là nơi cư trú của công dân, được xác định là nơi mà người đó đăng ký thường trú hoặc là nơi mà người đó đăng ký tạm trú.

Qua đây chúng ta đã trả lời được cho câu hỏi trú quán là thường trú hay tạm trú. 

Phân biệt trú quán với quê quán với nguyên quán

Sau khi đã hiểu được khái niệm về trú quán chúng ta có thể dễ dàng phân biệt khái niệm này với những quê quán và nguyên quán. Về mặt bản chất các thuật ngữ này đều mang ý nghĩa nhằm để chỉ nơi ở, gốc gác, nơi sinh sống của một người. 

Phân biệt các khái niệm trú quán - quê quán - nguyên quán
Phân biệt các khái niệm trú quán – quê quán – nguyên quán

Tuy nhiên về bản chất pháp lý các thuật ngữ này lại mang ý nghĩa không giống nhau. Đặc biệt là 2 thuật ngữ nguyên quán và quê quán, cả 2 thuật ngữ này rất dễ bị nhầm lẫn bởi chúng mang nhiều nét nghĩa tương đồng với nhau nhưng về mặt bản chất là vẫn khác nhau.

Cụ thể sự khác nhau cơ bản giữa 3 khái niệm này như sau: 

– Nguyên quán: Để chỉ nơi mà bạn sinh ra hay gia đình của bạn sinh sống lâu dài. Khái niệm nguyên quán do Bộ Công an đưa ra nhằm để đưa vào sổ hộ khẩu, căn cước công dân.

– Quê quán: Đây là địa danh được xác định theo tên quê quán của cha hay mẹ. Quê quán là khái niệm do “Bộ Tư Pháp” yêu cầu khi người dân đi làm giấy khai sinh hay lý lịch.

– Trú quán: Là địa chỉ xác định nơi ở hiện tại của bạn. Trú quán là khái niệm thường dùng cho mục đích hành chính, pháp lý. 

Phân biệt khái niệm thường trú – tạm trú – lưu trú

Thường trú

Thường trú là khái niệm để chỉ về nơi mà người dân sinh sống thường xuyên, ổn định và không xác định thời gian thường trú. Công dân khi có nhà ở hợp pháp được xây dựng tại các tỉnh, thành phố hay khi đáp ứng được các điều kiện tại địa phương sẽ được đăng ký thường trú theo quy định.

Thường trú là khái niệm nói về nơi mà một người sinh sống thường xuyên
Thường trú là khái niệm nói về nơi mà một người sinh sống thường xuyên

Công dân được cấp sổ hổ khẩu nếu như thủ tục đăng ký thường trú được chấp thuận và hoàn thành.

Xem thêm: Mã bưu chính là gì? Mã Zip Code 6 số mới nhất của Việt Nam

Lưu trú

Lưu trú là hoạt động của công dân tại một địa điểm mà không phải nơi đăng ký thường trú hay tạm trú, lưu trú có thời gian là hơn 30 ngày.

Khi có người đến lưu trú, cá nhân, đại diện hộ gia đình cần có trách nhiệm đến cơ quan chức năng để được thông báo về việc lưu trú. Các trường hợp lưu trú trú tại nhà ở cá nhân, hộ gia đình nếu không có mặt của người đại diện người lưu trú sẽ cần phải đến các cơ quan chức năng để thực hiện đăng ký cư trú.

Nội dung của việc thông báo về hoạt động lưu trú bao gồm:

Họ và tên

Số định danh (CCCD/CMND)

Sở hộ chiếu

Lý do đến lưu trú

Thời gian lưu trú

Địa chỉ lưu trú.

Khái niệm về lưu trú
Khái niệm về lưu trú

Thông báo lưu trú cần thực hiện trước 23h của ngày bắt đầu đến lưu trú, nếu lưu trú sau 23h cần thông báo trước 8h ngày hôm sau. Nếu các thành viên trong gia đình đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo 1 lần đến cơ quan chức năng.

Tạm trú

Tạm trú là thuật ngữ để chỉ nơi công dân sinh sống trong thời gian nhất định, ngoài nơi được đăng ký thường trú.

Công dân sinh sống và hoạt động ở chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi thường trú nhằm học tập, làm việc hay để phục vụ cho những mục đích khác nếu ở lại từ 30 ngày trở lên phải làm đăng ký tạm trú.

Hướng dẫn viết quê quán trong giấy khai sinh

Có thể thấy giấy khai sinh là loại giấy tờ hộ tịch gốc đặc biệt quan trọng đối với các cá nhân, thông tin trong giấy khai sinh liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến những loại giấy tờ khác và thủ tục hành chính sau này. Vậy nên nội dung trong giấy khai sinh cần phải được làm đúng.

Quy định về việc ghi quê quán trong giấy khai sinh đã được quy định đầy đủ trong khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch năm 2014 như sau: Quê quán của cá nhân sẽ xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ dựa theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc dựa theo tập quán được viết ở trong tờ khai khi thực hiện đăng ký khai sinh.

Hướng dẫn viết quê quán trong giấy khai sinh
Hướng dẫn viết quê quán trong giấy khai sinh

Liên quan đến vấn đề khai sinh cho bé còn có cách để xác định nơi sinh khác theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Thông tư 04/2020/TT-BTP sau đây:

Với trẻ sinh ra tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được gọi chung là cơ sở y tế thì sẽ ghi tên cơ sở y tế, địa chỉ trụ sở của cơ sở y tế đó.

Nếu như trẻ sinh ở ngoài cơ sở y tế với các trường hợp như: Sinh tại nhà, sinh trên đường, trên phương tiện giao thông, trại tạm giam hay những địa điểm khác cần phải ghi địa danh hành chính thực tế – nơi mà trẻ em sinh ra (ghi đầy đủ với 3 cấp đơn vị hành chính).

Nếu như trẻ sinh ra ở nước ngoài thì nơi sinh sẽ được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia tại nơi mà trẻ sinh ra. Với những bé sinh ra tại các quốc gia liên bang thì sẽ ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên của quốc gia đó.

Khi đăng ký lại giấy khai sinh mà không kê khai đầy đủ thông tin về nơi sinh thì ở mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu như sinh tại Việt Nam hay tên quốc gia nếu như sinh tại ngoài (ví dụ: tỉnh Phú Thọ hoặc Hoa Kỳ).

Ví dụ: Bé sinh tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông thì ghi rõ nơi sinh là bệnh viện đa khoa Hà Đông, Hà Nội.

Cách viết mục nơi sinh trong giấy khai sinh
Cách viết mục nơi sinh trong giấy khai sinh

Liên quan đến vấn đề này còn có các cách xác định nơi sinh cho bé bằng việc ghi thông tin nơi sinh quy định tại Khoản 3 Điều 31 Thông tư số 04/2020/TT-BTP như sau:

– Nếu như bé sinh ra tại bệnh viện, trạm y tế, cơ sở khám chữa bệnh (gọi chung là cơ sở y tế) sẽ viết theo tên của cơ sở ý tế, địa chỉ cơ sở đó. 

– Đối với những trẻ được sinh ra ở ngoài các cơ sở y tế sẽ được ghi danh tại nơi mà trẻ sinh ra, cần đảm bảo đầy đủ 3 cấp đơn vị hành chính.

– Với những em bé sinh ra tại nước ngoài sẽ được viết theo tên của thành phố và quốc gia đó.

Với những thông tin trên đây chúng ta đã hiểu được khái niệm trú quán là gì, cũng như những khái niệm khác liên quan. Từ đó biết cách sử dụng chúng sao cho đúng và phù hợp nhất! 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *