Trạng ngữ là gì? Đây là khái niệm quen thuộc, là nội dung được học trong chương trình phổ thông. Để giúp các bạn nhớ lại, hiểu hơn về thành phần trạng ngữ là gì? Dấu hiệu, cách phân biệt các loại trạng ngữ, chúng tôi đã tổng hợp mọi kiến thức liên quan đến thành phần này trong bài viết sau. Xin mời các bạn đón đọc cùng thapgiainhietliangchi nhé!
Trạng ngữ là gì?
Trạng ngữ là gì? Trạng ngữ được hiểu cơ bản là thành phần nằm trong một câu. Trạng ngữ là thành phần phụ với nhiệm vụ chính là xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện… của sự việc. Đồng thời cũng xác định các hành động được nhắc đến trong một câu cụ thể. Thường trạng ngữ sẽ giúp trả lời cho các câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Để làm gì? Bằng cách nào? Tại sao?
Ví dụ về các loại trạng ngữ lớp 4, lớp 5:
- Trên đồng cỏ, những chú bò sữa đang khoan thai gặm cỏ.
Trong câu trên trạng ngữ chính là “trên đồng cỏ” với tác dụng chỉ địa điểm, nơi chốn. Trạng ngữ trên được dùng để trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”.
- Với giọng nói nhẹ nhàng, bà kể cháu nghe về thời tuổi thơ cơ cực của bà.
Cụm từ “Với giọng nói nhẹ nhàng” chính là trạng ngữ chỉ cách thức.
- Để xứng đáng với danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta luôn phải cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng thật tốt.
Cụm từ “Để xứng đáng với danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ” chính là trạng ngữ chỉ mục đích.
- Cô bé dậy thật sớm để nấu cơm giúp mẹ vì muốn mẹ em đỡ vất vả hơn.
Cụm từ “Vì muốn mẹ em đỡ vất vả hơn ” chính là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- Sau cơn mưa, trời lại sáng, cây cối trong vườn trở nên xanh tốt hơn.
Cụm từ “Sau cơn mưa” chính là trạng ngữ chỉ thời gian.
Tác dụng của việc sử dụng trạng ngữ là gì?
Việc thêm trạng ngữ vào trong các câu văn, câu nói sẽ mang lại một số tác dụng, hiệu quả nghệ thuật như sau:
– Trạng ngữ giúp xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra các sự việc được nêu ra trong câu, góp phần làm cho nội dung câu văn đầy đủ, rõ nghĩa và chính xác hơn.
– Các trạng ngữ còn có tác dụng giúp liên kết các câu văn, các đoạn văn, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn trở nên mạch lạc và hay hơn.
– Trong văn nghị luận: Trạng ngữ còn giúp sắp xếp các luận cứ, luận điểm theo một trình tự không gian, thời gian hoặc quan hệ nguyên nhân – kết quả nhất định. Giúp cho các câu văn, đoạn văn có mối liên kết chặt chẽ với nhau hơn.
– Thêm trạng ngữ vào câu văn cũng là một trong những cách để mở rộng câu, giúp nội dung câu trở nên phong phú, đầy đủ và chính xác hơn.
Cách nhận biết trạng ngữ trong câu như thế nào?
Trong mỗi một câu thường sẽ có một hoặc nhiều trạng ngữ . Mỗi trạng ngữ sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Các trạng ngữ sẽ đứng đầu câu, có thể đứng ở giữa hoặc cuối một câu.
Cách nhận biết đâu là trạng ngữ trong câu người ta thường phải dựa vào dấu hiệu về hình thức và ý nghĩa.
- Hình thức: trạng ngữ trong câu thường bị ngăn cách với các thành phần chính bởi dấu phẩy.
- Ý nghĩa: trong câu trạng ngữ sẽ được dùng để chỉ thời gian, địa điểm, nguyên nhân hay một mục đích cụ thể nào đó chẳng hạn.
Xem thêm: Khởi ngữ là gì? Tác dụng và bài tập ví dụ về khởi ngữ
Cách phân biệt các loại trạng ngữ có trong câu
Dựa vào nhiệm vụ chính trong câu mà trạng ngữ sẽ được phân thành các loại khác nhau. Các loại trạng ngữ sẽ bao gồm:
- Trạng ngữ với vai trò để chỉ thời gian.
- Trạng ngữ để chỉ địa điểm, nơi chốn.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
- Trạng ngữ chỉ mục đích.
- Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức cụ thể.
Để phân biệt được các loại trạng ngữ trong câu chúng ta phải đi vào tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của các loại trạng ngữ.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn là gì?
Trạng ngữ dùng để chỉ nơi chốn, địa điểm là một trong những loại được sử dụng nhất trong các loại trạng ngữ. Chúng được sử dụng như một thành phần phụ trong câu với tác dụng chỉ ra địa điểm, nơi chốn xảy ra các sự việc. Cũng có thể là hành động đang diễn ra ở trong câu đó. Trạng ngữ chỉ nơi chốn được dùng với nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?”.
Ví dụ về trạng ngữ chỉ nơi chốn là gì?
“Trong nhà, bà đang đan len, mẹ đang nhặt rau, chị học bài.”
Như vậy, trạng ngữ chỉ nơi chốn là gì? Trạng ngữ chỉ nơi chốn chính là “trong nhà”. Nó dùng với tác dụng để trả lời cho câu hỏi “ở đâu”. Cụ thể là chỉ ra vị trí mà bà đang đan len, mẹ đang nhặt rau, chị học bài.
Trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ lớp 4
Tương tự như trạng ngữ chỉ nơi chốn, trạng ngữ chỉ thời gian cũng đứng trong câu với vai trò là một thành phần phụ. Tác dụng của trạng ngữ này muốn đề cập đến thời gian của các sự việc, hành động đang tiếp diễn trong câu. Nhiệm vụ chính của nó để trả lời câu hỏi về thời gian, giờ giấc như là: bao giờ, mấy giờ, lúc nào, khi nào?, …
Ví dụ về trạng ngữ chỉ thời gian là gì?
“Hôm qua, Tuấn đã tham gia cuộc thi khỏe Phù Đổng thành phố.”
Trạng ngữ chỉ thời gian ở đây chính là “Hôm qua”. Nó được sử dụng để người đọc trả lời cho câu hỏi: Lúc nào? Đúng hơn là Tuấn đã tham gia cuộc thi khỏe Phù Đổng vào khi nào?
Xem thêm: Phó từ là gì? Phân loại phó từ và lấy ví dụ cụ thể
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân, trạng ngữ lớp 5
Giống với các loại trạng ngữ trên, trạng ngữ chỉ nguyên nhân cũng là thành phần phụ được sử dụng trong câu. Do tính chất khác nhau nên thường trạng ngữ chỉ mục đích có độ dài hơn so với các loại trạng ngữ khác. Được sử dụng để giải thích, đưa ra các kiến giải vì sao các sự việc trong câu lại diễn ra như thế. Nhiệm vụ của trạng ngữ chỉ nguyên nhân là trả lời cho các câu hỏi sau: Tại sao? Vì sao? Do đâu?
Ví dụ về trạng ngữ chỉ nguyên nhân là gì?
“Do mưa bão, tôi phải nghỉ học ngày hôm nay”
Trong câu trên trạng ngữ chỉ nguyên nhân chính là “Do mưa bão”. Tác dụng của nó trong câu là trả lời cho câu hỏi “Do đâu?”. Cụ thể hơn là giải thích lý do phải nghỉ học.
Trạng ngữ chỉ mục đích là gì?
Để nhận biết đúng nhất trạng ngữ chỉ mục đích thì nó là ngược lại so với trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Trong một câu, trạng ngữ chỉ mục đích đảm nhận vai trò là một thành phần phụ trong câu văn hoàn chỉnh. Mục đích của nó là để chỉ mục đích của các sự việc hay hành động đang được nhắc đến trong câu. Trạng ngữ chỉ mục đích này dùng để trả lời các câu hỏi sau: Để làm gì? Bởi cái gì? Mục tiêu là gì?…
Ví dụ về trạng ngữ chỉ mục đích là gì?
“Để được nhận phần thưởng, Linh đã rất cố gắng học hành chăm chỉ.”
Ở ví dụ trên đây, trạng ngữ chỉ mục đích chính là “Để được nhận phần thưởng”. Nhiệm vụ chính của nó là trả lời câu hỏi “Để làm gì?”. Đúng hơn là vì mục đích gì mà Linh lại cố gắng học hành chăm chỉ.
Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức là gì?
Tương tự các trạng ngữ kể trên , nó cũng thuộc thành phần phụ trong một câu. Trạng ngữ chỉ cách thức được sử dụng với mục đích làm rõ các phương tiện, cách thức. Những cách thức di chuyển, thực hiện của sự việc, hành động, con người… đang nhắc đến trong câu cũng sẽ được làm rõ.
Bình thường, dùng khi được sử dụng trạng ngữ chỉ phương tiện sẽ đi kèm với từ “bằng” hay “với”. Đứng trong một câu sẽ có nhiệm vụ chính trả lời câu hỏi như: “Với cái gì?” hay “Bằng cái gì?”.
Ví dụ về trạng ngữ cách thức:
“Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, chúng tôi đã thành công thi đỗ vào ngôi trường đại học mình mong muốn.”
Như vậy, trạng ngữ chỉ phương tiện ở đây chính là “Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ”. Nó đã trả lời được cho câu hỏi: “Bằng cái gì?”. Cụ thể là chúng tôi thành công thi đỗ vào ngôi trường đại học mong muốn bằng cái gì?
Bài viết trên là tất tật các kiến thức liên quan đến trạng ngữ, dấu hiệu và cách phân biệt các loại trạng ngữ. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nắm chắc kiến thức về trạng ngữ, có thể sử dụng thành phần này trong nhiều trường hợp. Nếu còn thắc gì về các loại trạng ngữ hãy để lại bình luận cho chúng tôi nhé!