Tiết diện dây dẫn là gì là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt là các em học sinh và những người làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến dây điện. Và công thức tính hay bảng tra tiết diện cụ thể ra sao? Nội dung chi tiết sẽ được trình bày qua bài viết bên dưới.
1. Tiết diện dây dẫn là gì?
Tiết diện dây dẫn thực chất là diện tích mặt cắt mà vuông góc với dây dẫn. Đơn vị của tiết diện thường được tính bằng mm2. Cấu tạo cơ bản của một dây dẫn gồm 3 phần:
– Phần dẫn điện, có chất liệu bằng nhôm hoặc đồng để có thể đảm bảo khả năng dẫn điện có hiệu suất cao nhất.
– Phần cách điện, chất liệu thường là cao su tự nhiên, ở giữa sẽ có lớp nhựa tổng hợp PVC.
– Lớp bảo vệ cơ học. Nguyên liệu để làm lớp bảo vệ này sẽ phụ thuộc vào môi trường sử dụng. Với mỗi môi trường ngập nước, có chất kiềm, chịu lực lớn,… sẽ có các vật liệu khác nhau.
2. Cách tính dây dẫn 1 pha và 3 pha
Cách tính tiết diện dây dẫn 3 pha hay cách tính tiết diện dây dẫn 1 pha đều có công thức nhất định. Dưới đây là công thức dùng để biết được tiết diện dây dẫn theo công suất:

Cách tính tiết diện dây dẫn điện thông dụng ta thường gặp là S = I/J. Với
– S là tiết diện dây dẫn, đơn vị đo là mm2
– I là dòng điện chạy qua mặt cắt vuông , đơn vị đo là A
– J là mật độ dòng điện cho phép, đơn vị đo là A/mm2
Khi chọn tiết diện dây dẫn 1 pha hay 3 pha thì chúng ta thường dựa theo 3 cách chính để tìm hiểu. Đó là bạn phải lựa chọn loại dây có tiết diện theo quy định; lựa chọn khi đã có sự tính toán và đối với trường hợp bạn đã có kinh nghiệm để tìm đúng loại mình cần để sử dụng. Tuy nhiên, người ta sẽ dùng các loại dây dẫn có tiết diện chênh lên một chút để có thể chịu được lực quá tải sau này.
Riêng với trường hợp đã thông qua tính toán, kết quả sẽ nhận được cho thấy tiết diện dây dẫn và điện trở tỉ lệ nghịch với nhau. Thông qua các thông thức tính toán, tiết diện dây dẫn và công suất cũng có mối liên hệ chặt chẽ. Thực tế thì không phải ai cũng có thể tính toán được một con số cụ thể và chính xác trong thời gian ngắn. Do đó, hiện nay đã có phần mềm tính tiết diện dây dẫn trực tuyến để phục vụ công việc này.
3. Bảng chọn tiết diện dây dẫn theo các yếu tố
Tùy theo từng yếu tố dòng điện, công suất,…mà các nhà nghiên cứu sẽ lập ra các bảng tra tiết diện dây dẫn điện 3 pha, bảng tra tiết diện dây dẫn theo chất liệu hoặc chức năng riêng. Tuy nhiên, chúng đều có mục đích hỗ trợ con người trong việc tính toán các thông số cần thiết để áp dụng vào các lĩnh vực cần thiết. Dưới đây là một số bảng chọn tiết diện dây dẫn có liên quan tới các yếu tố.
a. Bảng chọn tiết diện dây dẫn theo dòng điện
Để thuận tiện cho người dùng, người ta đã tính toán theo công thức giữa tiết diện dây dẫn và dòng điện để thiết lập ra kết quả và ghi lại trên bảng tiêu chuẩn. Bảng tiết diện dây dẫn và dòng điện sẽ quy định rõ dòng làm việc định mức với tiết diện dây dẫn. Thông qua đó, chúng ta có thể biết được tiết diện dây dẫn theo dòng điện có trị số bao nhiêu, lựa chọn loại như thế nào thì phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất.

b. Bảng tiết diện dây dẫn cavidi
Dây dẫn điện cadivi trên thị trường hiện nay có nhiều loại với lõi cơ bản là đồng, nhôm và sắt. Tuỳ vào mục đích mà người ta có thể thiết kế vỏ bọc PVC khác nhau, dẫn đến tiết diện dây dẫn cadivi cũng khác nhau. Cadivi có nhiều loại dây dẫn trên không, trong đất,…để áp dụng vào sinh hoạt và sản xuất.

c. Bảng tra tiết diện dây dẫn theo công suất
+ Theo mật độ của dòng điện kinh tế
Để cho ra bảng chọn tiết diện dây dẫn theo công suất, người ta sẽ tính theo mật độ dòng điện kinh tế bằng công thức: S = I ⁄ jkt với
S là tiết diện của dây dẫn (có đơn vị là mm2)
I là Dòng điện trung bình đi qua phụ tải.
Jkt là mật độ dòng điện của kinh tế.

+ Theo điều kiện là phát nóng lâu dài
Công thức sẽ là Icpbt ≥ Icb = Il Vmax với
Icpbt: là dòng điện cho phép, được hiệu chỉnh theo nhiệt độ
Icb: là dòng điện cưỡng bức
Ilvmax: dòng điện có thể làm việc cực đại
+ Theo điều kiện vầng quang
Công thức được tính: Uvq ≥ Udmht với
Uvq: Điện áp tới hạn phát sinh vầng quang
Udmht: Điện áp định mức
Khi thời tiết sáng, khô ráo, nhiệt độ là 25 độ C, áp suất trong không khí đạt trong khoảng 750 – 760 mmHg, lúc này, dây dẫn ba pha được lắp đặt trên đỉnh của một tam giác thì dùng công thức: Uvq = 84.m.r.lg a/r (kV) với
r là bán kính ngoài của dây dẫn
a là khoảng cách giữa các trục dây dẫn
m là hệ số xét đến độ xù xì của dây dẫn
Với dây một sợi thì m = 0,93 – 0,98
Với dây nhiều sợi xoắn thì m = 0,83 – 0,8.
Khi nắm được tiết diện dây dẫn là gì? có liên quan đến yếu tố nào thì chúng ta có thể dễ dàng tìm ra loại dây dẫn phù hợp với mục đích sử dụng. Dựa vào các bảng tra tiết diện và kiến thức về dây dẫn mà chúng ta có thể tiết kiệm được chi phí, an toàn cho người sử dụng và có thể tránh lãng phí điện năng tiêu thụ trong gia đình và sản xuất. Hi vọng với những kiến thức mà Tháp giải nhiệt Liang Chi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp ích được cho các bạn.
Xem thêm: