Thê tử là gì? Tam thê tứ thiếp là gì? Cách gọi “vợ” ở thời cổ đại

Ở thời phong kiến tư tưởng trọng nam khinh nữ được thể hiện rõ ở trong hôn nhân, vì thế mà đàn ông có thể cưới nhiều vợ. Nội dung bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thê tử là gì? Tam thê tứ thiếp là gì để hiểu hơn về đặc điểm hôn nhân thời xưa.

Thê tử nghĩa là gì?

Thê tử có nghĩa là vợ, đây là cách gọi vợ ở thời phong kiến. Con cái của thê tử, đặc biệt nếu là con trai sẽ được thừa hưởng sản nghiệp gia tộc, cũng như nắm giữ quyền quản lý gia đình khi trưởng thành. 

Thê tử là cách gọi vợ của người thời xưa
Thê tử là cách gọi vợ của người thời xưa

Tam thê tứ thiếp là gì?

Tam thê là gì? trong câu nhằm để chỉ đích thê, thiên thê và hạ thê, trong đó đích thê chính là vợ cả. Vợ cả chính là người thực sự có danh có phận, được dùng kiệu lớn 8 người khiêng để rước về nhà chồng. Còn hai vị thiên thê và hạ thê thì thực chất chỉ là hữu danh vô thực, có danh nhưng lại không có phận.

Đàn ông thời xưa nhất định phải có 1 người vợ cả, người vợ cả được lựa chọn có gia cảnh tương xứng và địa vị cao. Việc quản lý gia đình sẽ được người vợ cả toàn quyền quyết định. Vợ cả trong nhà chồng sẽ có địa vị cao nhất trong những người vợ khác của chồng. 

Hai vị thê tử là thiên thê và hạ thê hay còn gọi là vợ hai, vợ ba, quyền lợi ngang với tiểu thiếp bình thường. Nhìn chung thực tế thì đều là tiểu thiếp chỉ là thay đổi kiểu xưng hô khác mà thôi. 

Đàn ông thời xưa nếu muốn nạp thiếp sẽ phải thông qua ý kiến của vợ cả, điều này thể hiện sự tôn trọng vợ cả. Đa phần vợ cả sẽ đều đồng ý để phu quân cưới tiểu thiếp về nhà. 

Tìm hiểu về câu “tam thê tứ thiếp”
Tìm hiểu về câu “tam thê tứ thiếp”

Ngược lại với thê là thiếp, thiếp có địa vị thấp nhất, thiếp để chỉ những người vợ bé của chồng. Nạp thiếp là gì? Nạp thiếp có nghĩa là lấy thêm vợ bé cho chồng. Thiếp đa phần là những cô gái có địa vị thấp, gia cảnh trung bình hoặc kém, thường gả đi để phục vụ nhà chồng, cưới hỏi chỉ được ngồi trên chiếc kiệu nhỏ và đi vào cửa sau.

“Tam và tứ” trong “tam thê tứ thiếp” chỉ mang tính chất là con số ước lệ cho việc người đàn ông cưới nhiều vợ. Thê và thiếp chính là phân loại cấp bậc vợ của người đàn ông.

Hơn nữa “tam và tứ” còn thể hiện ý nghĩa quan trọng khác, đó là trong gia đình với chồng có nhiều vợ thì số lượng thể tử thường ít hơn thiếp, nhiều trường hợp thê tử chỉ có 1 mà thôi.

Con số này như nói lên được sự phần nào nói lên sự cao quý của thê tử được cưới gả đàng hoàng, chứ không “đại trà” như thiếp thất.

“Tam thê tứ thiếp” cũng không phải nhằm để nói đến ba thê tử và bốn tiểu thiếp mà là là cách nói cho thấy đàn ông thời xưa có thể cưới nhiều thê thiếp và có nhiều vợ lớn, vợ bé.

Xem thêm: Giai nhân là gì? Tuyệt sắc giai nhân là gì? Giải thích ý nghĩa

Cách gọi “vợ” ở thời cổ đại

Ngoài thê và thiếp sau đây là một số cách gọi vợ ở thời cổ đại: 

– Gọi vợ bằng lão bà, trước đây chồng được gọi là “lão công” còn vợ được gọi là “lão bà”, cách gọi này thể hiện cho trượng phu và thê tử.

– Gọi vợ là nhu nhân: Đây là cách xưng hô đối với chư hầu, “phu nhân” là cách gọi nhằm chỉ vợ của chư hầu và thiếp của thiên tử. Theo đó, người chồng sẽ được gọi là “tướng công” còn người vợ sẽ được gọi là “phu nhân”. 

Một số cách gọi vợ khác ở thời cổ đại
Một số cách gọi vợ khác ở thời cổ đại

– Gọi vợ là nương tử: Nương tử là cách gọi vợ của những người dân bình thường hoặc vợ của quan nhân. Cách xưng hô này vẫn được dùng phổ biến trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh.

– Thê tử: Cách xưng hô này được bắt nguồn từ thời thượng cổ và được sử dụng khá phổ biến.

Có thể thấy các loại danh xưng về vợ từ thời cổ đại cho đến nay cho dù là ẩn ý hay tao nhã, ngọt ngào đều chứa đựng ý nghĩa tinh tế và chan chứa tình nghĩa vợ chồng.

Qua đây chúng ta đã hiểu được thê tử là gì, cũng như một số cách gọi vợ khác nhau ở thời cổ đại. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến trên đây sẽ thực sự hữu ích đối với bạn đọc! 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *