Thể thơ tự do là một trong những thể thơ mới, mới hơn cả thơ mới, được xuất hiện từ những năm 1955. Cùng tìm hiểu khái niệm, tác dụng, cũng như những ví dụ cụ thể của thể thơ tự do là gì ngay bài viết sau đây của chúng tôi!
Thể thơ tự do là gì? Phân loại
Thế nào là thơ tự do?
Thơ tự do (tiếng Pháp: vers libre), đây là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ luật thơ tự do không bị ràng buộc vào những quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,… Thơ tự do khác với văn xuôi ở phần văn bản có phân dòng và xếp thành hàng, thành khổ giống như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần.
Phân loại những thể loại Thơ Tự Do
Dù là dựa trên hình thức hiển thị hay nội dung hàm chứa, thể Thơ Tự Do nói chung được chia thành 3 loại cụ thể như sau:
- Thơ Tự Do hướng cổ điển
- Thơ Tự Do hướng hiện đại
- Thơ Tự Do hướng tạp lục.
Tác dụng của thể thơ tự do
Thơ tự do sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: nhân hoá, trùng điệp, liệt kê, lặp từ,… qua các khổ thơ mà không cần phải tuân theo bất kỳ quy tắc nghiêm ngặt nào về nhịp điệu, cách gieo vần, số câu, số chữ,… như thơ truyền thống vì thế mang lại nhiều tác dụng như:
- Giúp tác giả có thể thỏa sức sáng tác theo mạch cảm xúc của mình. Đảm bảo mạch cảm xúc tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ.
- Thể thơ này giúp tác giả mang tới một nhân vật có linh hồn thực sự, giàu biểu cảm, mang tới cách nói gần gũi, thiêng liêng, sâu xa.
- Thể thơ tự do không làm cho bài thơ bị ép buộc, gò bó bởi bất cứ thể thơ nào;
- Giúp cho tác giả có thể dễ dàng thể hiện được mạch cảm xúc của mình hơn.
- Giúp cho việc bộc lộ cảm xúc, chủ đề dẫn dắt ý tưởng được tự nhiên, có tầm khái quát, nhưng vẫn thấm thía, xâu xa.
Những đặc trưng nổi bật của thể thơ tự do
Về mặt hình thức
- Số chữ trong mỗi câu không hạn định: ít nhất một từ, nhiều có thể trên 10 từ.
- Số câu không hạn định, cũng không chia ra thành khổ 4 câu như cũ
- Không có luật lệ cố định nào về niêm, luật, đối, vần.
Về mặt nội dung
Thể thơ tự do thường có nhiều âm thanh, hình tượng, màu sắc đa dạng, phong phú, biểu thị bởi những cách dùng từ khá mới lạ, mang tính cách tân, không chứa hình ảnh cũ kỹ, sáo mòn kiểu như: hồ thu, trăng vàng, giọt sầu,….
Thậm chí những vật thể bình thường hay tầm thường, những sinh vật bé bỏng, li ti, gớm ghiếc,… cũng được dùng để miêu tả thường xuyên.
Bên cạnh đó, thể thơ tự do còn có những khái niệm trừu tượng, siêu thực, phi vật thể, hoang tưởng, đôi khi quái dị, đan xen nhay thay thế cho những hình tượng cụ thể quen thuộc cũ.
Lời kết của những bài thơ tự do đôi khi được bỏ ngỏ, không tròn trịa, không có đầu có đuôi như thơ cũ. Vì thế, người đọc muốn suy luận như thế nào cũng được.
Ý thơ đa dạng, không gò gẫm trong bất cứ khuôn khổ hay cách phối cố định nào. Đa phần thơ tự do thường đề cập đến các vấn đề cốt lõi của nhân sinh, của kiếp người, cũng như trăn trở đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi muôn thuở là ai? Đến đâu? Đi về đâu? Sống để làm gì? Cư xử như thế nào trên cuộc đời?,… Những chủ đề cao siêu đôi khi lại có cách thể hiện lại khác thường, vì thế Thơ Tự Do thường được hiểu một cách sai lầm như một loại thơ rối rắm, tối nghĩa, khó cảm thị, nhận thức và khó đọc, khó nhớ, nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy.
Xem thêm: Ca dao là gì? Phân loại, ý nghĩa, đặc điểm của ca dao
Đặc điểm ngôn ngữ thơ tự do
Ngôn ngữ chính là nơi ký thác của hình tượng thơ, là kiểu cấu tạo đặc biệt của ngôn ngữ văn học. Ngôn ngữ thơ tự do và thơ cách luật đều là những ngôn ngữ nghệ thuật, nhưng ngôn ngữ thơ cách luật sẽ cần phải tuân theo vần luật, thanh bằng trắc, còn ngôn ngữ thơ tự do gần hơn với ngôn ngữ, lời nói của đời thường.
Vì thế, ngôn ngữ thơ tự do mang vẻ đẹp giản dị, chân chất, cũng như mang hơi thở của đời sống, bởi thơ tự do luôn có xu hướng đi gần về với cuộc sống. Ngôn ngữ thơ tự do gần gũi nhưng không phải là ngôn ngữ đời thường, đó là thứ ngôn ngữ được chắt lọc, kết tinh từ cuộc sống, được viết ra từ độ chín của cảm xúc. Cho nên, ngôn ngữ của thơ tự do đòi hỏi độ căng của cảm xúc và chứa đựng những âm vang của sự sống.
Một bài thơ tự do hay cần những gì?
Yêu cầu cần tinh gọn
Yếu tố tinh gọn của một bài thơ tự do hay cần đảm bảo:
- Không được “dư thừa”, tuyệt đối tránh những từ “thì, để, nhưng, vì, vì thế, dù, dẫu, và, là, mà, cũng, vẫn,…
- Không trùng lặp về cả từ lẫn ý
- Không dùng những từ “lạc lõng” trong tổng thể thống nhất.
Cần phong phú
- Một bài tjw tự do không được thiếu hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ẩn dụ,…
- Cần đảm bảo được phối trí hài hoà trong một bố cục linh động
- Các hình ảnh, âm thanh, màu sắc phải là biểu tượng cho một khái niệm trừu tượng, vô hình, siêu thực nào đó thay vì là một biểu tượng thông thường.
Cần có một tiết tấu phù hợp với ý thơ, bài thơ
- Tiết tấu nhanh chậm hoặc thúc hối, hoặc thư thả, mỗi tiết tấu sẽ đòi hỏi một thủ pháp riêng biệt.
- Tiết tấu liền lạc, du dương, các câu phải ăn vần với nhau mặc dù không có một nguyên tắc nào, tất cả sẽ chỉ được dựa trên “cảm nhận” mà thôi.
- Tiết tấu bổng trầm, tránh khiến bài thơ trở nên khó đọc, khó hiểu, đảm bảo bài thơ đạt được mức độ “êm tai, thánh thót”. Mỗi câu thơ dù không tuân theo quy luật nào vẫn phải chấp nhận quy tắc luật “Nhị Tứ Lục đảo thanh phân minh”. Có nghĩa là nếu chữ thứ hai vần Trắc, chữ thứ 4 sẽ vần Bằng, chữ thứ sáu lại vần Trắc và ngược lại.
Ví dụ về các bài thơ tự do nổi tiếng hiện nay
Có rất nhiều bài thơ thuộc thể Thơ Tự Do cực nổi tiếng hiện nay như:
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Tác giả: Tố Hữu
“Tin về nửa đêm
Hoả tốc hoả tốc
Ngựa bay lên dốc
Đuốc chạy sáng rừng
Chuông reo tin mừng
Loa kêu từng cửa
Làng bản đỏ đèn đỏ lửa,…”
Đất nước
Tác giả: Nguyễn Đình Thi
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!”,…
Trích Đất nước
Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc,…”
Có thể thấy thể thơ tự do có những đặc trưng riêng ấn tượng, vượt qua khỏi mọi khuôn khổ của những thể thơ truyền thống trước đấy. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc có thể hiểu được thể thơ tự do là gì, cũng như ý nghĩa, tác dụng và những ví dụ cụ thể của thể thơ tự do.