Thất ngôn bát cú đường luật là gì? Cách gieo vần, quy luật thơ 7 chữ

Thơ thất ngôn bát cú đường luật là thể thơ đã du nhập và tồn tại ở Việt Nam từ khá lâu. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thơ thất ngôn bát cú đường luật là gì? Cách gieo vần và quy luật của thể thơ này nhé!

Thất ngôn bát cú đường luật là gì?

Các thể thơ thất ngôn hiện nay gồm có thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật và thất ngôn bát cú đường luật. Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu gồm có 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. 

Còn thể thơ thất ngôn bát cú đường luật gồm có 8 câu, mỗi câu gồm có 7 chữ, tổng số chữ của một bài thơ là 56 chữ. Một bài thơ sẽ có cấu tạo gồm 4 phần: Đề, Thực, Luận, Kết. 

Thơ thất ngôn bát cú có nguồn gốc từ Trung Quốc
Thơ thất ngôn bát cú có nguồn gốc từ Trung Quốc

Thất ngôn bát cú đường luật là thơ đời xưa, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thể thơ này phát triển rất thịnh vào đời nhà Đường và du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Với những quy định nghiêm ngặt về số chữ, số câu, luật và vần nên thể thơ này thường được giới quý tộc sử dụng. Thể thơ này cũng thường được các vua chúa tại Trung Quốc và Việt Nam sử dụng khi thi cử, tuyển chọn nhân tài.

Luật thơ thất ngôn bát cú 7 chữ rất chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác nhất là vào thời kỳ phong trào thơ mới tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng – trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng hơn trong từng câu thơ.

Luật thể thơ thất ngôn bát cú đường luật bảy chữ

Luật bằng trắc

Cấu trúc bài thơ thất ngôn bát cú gồm có 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Quy luật thơ 7 chữ thời xưa và hiện đại đều tuân theo luật bằng trắc. Nếu tiếng thứ hai của câu 1 là vần bằng thì được gọi là thể bằng, nếu là vần trắc thì gọi là thể trắc. 

Thể thơ quy định vô cùng nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Luật bằng trắc đã tạo nên một mạng âm thanh uyển chuyển, tinh xảo làm lời thơ du dương như một bản tình ca, hình ảnh trong thơ đường luật cũng hiện lên sống động trước mắt người đọc. 

Cách sắp xếp các thanh bằng, trắc trong thơ theo kiểu “Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh” và xếp xen kẽ nhau. Tức là nếu tiếng thứ 2 là thanh bằng thì tiếng thứ 4 sẽ là thanh trắc và tiếng thứ 6 thanh bằng (nếu câu đầu là 2 = bằng, 4 = trắc, 6 = bằng thì các câu kế tiếp sẽ là 2 = trắc, 4 = bằng, 6 = trắc). 

Thơ thất ngôn bát cú đường luật tuân theo luật bằng - trắc 
Thơ thất ngôn bát cú đường luật tuân theo luật bằng – trắc

Ví dụ: 

Đêm thu (B) buồn lắm (T) chị Hằng (B) ơi!

Trần thế (T) em nay (B) chán nửa (T) rồi.

Muốn làm thằng cuội, Tản Đà

Luật đối ý

Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ theo thể loại đường luật đó là ý nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 phải đối nhau và 2 câu thứ 5, thứ 6 cũng phải đối nhau.

+ Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ láy, từ đơn hoặc từ ghép và nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh là cảnh động đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới…

+ Nếu trong một bài thơ bát cú đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau hoặc những câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi “thất đối”.

Luật thông thường

Tiếp theo về luật thơ thông thường, thơ thất ngôn bát cú đường luật có thể làm theo 2 cách thông dụng sau:

Ví dụ bài thơ thất ngôn bát cú

Luật thơ thất ngôn bát cú 

  • Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật rất nghiêm về luật, niêm, vần và có bố cục rõ ràng.
  • Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không tuân theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hoặc nhiều vần (liên vận), nhưng vần phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau để dễ đọc.

Còn một cách làm thể thơ thất ngôn bát cú đường luật 7 chữ khác đó là Hàn luật. Những bài thơ thất ngôn bát cú bằng chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.

Ví dụ như bài thơ Tự tình hai của bà Hồ Xuân Hương:

“Canh khuya văng vẳng trống canh dồn, 

Trơ cái hồng nhan với nước non. 

Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh, 

Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn. 

Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám, 

đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. 

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, 

Mảnh tình san sẻ tí con con. ”

Ở bài thơ trên chúng ta thấy chữ “dồn” hiệp vần với chữ “non”, “tròn”, “hòn”, “con”.

Xem thêm: Thể thơ năm chữ là gì? Đặc điểm, cách ngắt nhịp thơ 5 chữ

Cách gieo vần thơ thất ngôn bát cú đường luật 7 chữ

Vần gồm có vần trắc, vần bằng, độc vận, ép vận. Trong thất ngôn bát cú đường luật thì chỉ gieo 1 vần, gọi là độc vận rơi vào 5 chữ cuối của 5 câu: 1, 2, 4, 6, 8. Và thường là vần bằng, ít khi dùng vần trắc, 5 chữ này không được trùng nhau lại phải hiệp vần cho đúng, nếu như gieo sai sẽ gọi là lạc vận, còn gieo vần không sát thì gọi là gượng ép.

Cách gieo vần
Cách gieo vần

Cụ thể như sau:

  • Hai câu đầu tiên (1 và 2) là 2 câu Đề, được dùng để mở đề và vào đề (mở bài, giới thiệu…)
  • Hai câu tiếp theo (3 và 4) là hai câu Thực, được dùng để miêu tả. Yêu cầu của 2 câu này là đối nhau cả về thanh (trắc đối bằng hoặc ngược lại) và về nghĩa (lom khom – lác đác, dưới núi – bên sông, tiều vài chú – rợ mấy nhà).
  • Hai câu 5 và 6 là hai câu Luận (suy luận), cũng cần đối nhau cả về thanh và nghĩa, cũng tương tự như hai câu Thực ở trên.
  • Hai câu cuối cùng (7 và 8) chính là hai câu Kết (kết luận), không yêu cầu đối nhau.

Xem thêm: Thể thơ song thất lục bát là gì? Ví dụ về thể thơ song thất lục bát

Bài thơ bảy chữ hay

Các bài thơ 7 chữ hay có thể kể đến như: 

Nhớ bạn phương trời (Trần Tế Xương)

Ta nhớ người xa cách núi sông

Người xa, xa lắm, nhớ ta không?

Sao đang vui vẻ ra buồn bã!

Vừa mới quen nhau đã lạ lùng!

Lúc nhớ nhớ cùng trong mộng tưởng

Khi riêng riêng cả đến tình chung

Tương tư lọ phải là mưa gió

Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng.

Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ;

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Thu điếu (Nguyễn Khuyến)

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

 Cảm xuân (Tản Đà)

Pháo đốt vui xuân rộn phố phường

Xuân về riêng cảm khách văn chương

Hồng phơi loá mắt chùm hoa giấy

Trắng nhuộm phơ đầu mái tóc sương

Cành liễu đông tây cơn gió thổi

Con tằm sống thác sợi tơ vương

Xuân này biết có hơn xuân trước

Hay nữa xuân tàn hạ lại sang?

Thu điếu (Nguyễn Khuyến)

 Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, 

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. 

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, 

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. 

Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được, 

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Trên đây là bài viết của thapgiainhietliangchi.com về thơ thất ngôn bát cú đường luật là gì? Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn có cái nhìn rõ ràng tường tận về thể thơ này và sáng tác đước các bài thơ theo thể thơ này. 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *