Tham mưu là gì? Vai trò, ý nghĩa, ví dụ về tham mưu

Tham mưu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các cơ quan, tổ chức. Những ý kiến tham mưu góp phần hỗ trợ lãnh đạo trong việc ban hành các chính sách, quyết định đúng đắn. Để hiểu rõ hơn về tham mưu là gì, cũng như vai trò, ý nghĩa của công tác tham mưu như thế nào, mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu ngày bài viết sau đây. 

Tham mưu nghĩa là gì?

Tham mưu hiểu theo nghĩa thông thường là hiến kế, kiến nghị hay đưa ra các đề xuất, ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Dựa trên cơ sở khoa học để đưa ra được các sáng kiến, phương án, chiến lược, sách lược và những giải pháp hữu hiệu đối với các thủ trưởng cơ quan trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhằm đạt được kết quả cao nhất.

Định nghĩa về tham mưu
Định nghĩa về tham mưu

Có thể hiểu đơn giản công tác tham mưu là một loại nhiệm vụ, hoạt động mang tính chuyên nghiệp, chuyên trách của một cá nhân hay bộ phận trong các tổ chức. 

Công tác tham mưu hỗ trợ lãnh đạo trong việc như ban hành quyết định, tổ chức thực hiện quyết định. Bộ phận tham mưu được xây dựng với chức năng giúp lãnh đạo ban hành các quyết định chính xác, hợp lý, đạt hiệu quả.

Phân loại công tác tham mưu

Công tác tham mưu có hai loại là tham mưu sự vụ và tham mưu chiến lược, cụ thể về 2 loại tham mưu này như sau: 

  • Tham mưu sự vụ: là tham mưu giúp giải quyết các công việc hằng ngày, những vấn đề nảy sinh trong khuôn khổ các chính sách, quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước hay của các cơ quan, đơn vị. 
Tham mưu sự vụ để giải quyết công việc hằng ngày
Tham mưu sự vụ để giải quyết công việc hằng ngày
  • Tham mưu chiến lược: Dạng tham mưu này nhằm mục đích đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của cơ quan, đơn vị chất lượng hơn. Ngoài ra, còn có các tham mưu để hoàn thiện chính sách, pháp luật hiện hành hay xây dựng chính sách, pháp luật mới nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của thực tiễn và lợi ích của nhân dân.

Vai trò của công tác tham mưu

Công tác tham mưu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của các cơ quan, tổ chức, cụ thể như:

  • Việc tham mưu giúp các cán bộ lãnh đạo có thể nắm được tình hình cụ thể, từ đó đưa ta được những quyết sách đúng đắn đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình.
  • Việc thực hiện tổ chức công tác tham mưu tốt, kịp thời sẽ giúp việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị được sát sao và thống nhất hơn. Ngược lại, nếu như công tác chỉ đạo, điều hành bị chậm trễ, thì sẽ dẫn đến hiệu quả bị hạn chế hơn.
  • Công tác thực hiện tham mưu tốt sẽ giúp phục vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo của cơ quan, đơn vị trong việc điều hành, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương
Công tác tham mưu giúp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cơ quan
Công tác tham mưu giúp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cơ quan
  • Việc tham mưu tốt sẽ giúp lãnh đạo của cơ quan, đơn vị nắm được kịp thời, chính xác tình hình. Từ đó, giúp quyết định đến hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Nếu việc tham mưu không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Xem thêm: Lòng nhân ái là gì? Dẫn chứng, biểu hiện của lòng nhân ái

Ý nghĩa của công tác tham mưu

Có thể thấy, công tác tham mưu mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng như:

  • Công tác tham mưu tốt giúp làm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cơ quan, đơn vị ngày tốt, đảm bảo chất lượng hơn.
  • Giúp hoàn thiện chính sách, pháp luật hiện hành theo chiều hướng phù hợp với thực tiễn, cũng như xây dựng chính sách, pháp luật mới nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu thực tại xã hội, cũng như lợi ích của nhân dân.
  • Giúp cho các cán bộ lãnh đạo có thể nắm được tình hình cụ thể nhằm có được quyết sách, quyết định đúng đắn nhất trong các hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình.

Ví dụ về tham mưu

Ví dụ về công tác tham mưu trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành Kiểm sát nhân dân. Theo quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của những đơn vị thuộc bộ máy làm việc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị đều có chức năng tham mưu để giúp các Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ví dụ về công tác tham mưu của ngành Kiểm sát nhân dân
Ví dụ về công tác tham mưu của ngành Kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát có thành lập Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Phòng tham mưu tổng hợp trong những đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Văn phòng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là đơn vị trực tiếp chủ trì thực hiện nhiệm vụ tham mưu với Viện trưởng Viện kiểm sát về phương hướng, nhiệm vụ công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và ngành Kiểm sát nhân dân. Văn phòng Viện kiểm sát còn giúp Viện trưởng Viện kiểm sát tổ chức các phiên họp Ủy ban kiểm sát và thực hiện công việc làm thư ký của các phiên họp,.. cùng nhiều chức năng và các nhiệm vụ khác.

Có thể thấy công tác tham mưu trong ngành Kiểm sát nhân dân là tổng thể các hoạt động để nhằm trợ giúp việc lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm dựa trên các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Viện kiểm. 

Công tác tham mưu nhằm thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời đảm bảo pháp luật được thực hiện, chấp hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất.

Xem thêm: Tham vọng là gì? Sự khác nhau giữa tham vọng và ước mơ

Các biện pháp giúp nâng cao chất lượng công tác tham mưu

Để thực hiện được tốt nhất các giải pháp tham mưu, bạn cần áp dụng nhuần nhuyễn những giải pháp cơ bản sau đây:

  • Những đối tượng đảm nhiệm công tác tham mưu cần tăng cường trau dồi, tích lũy kiến thức, cũng như liên tục cập nhật chỉ thị, nghị quyết của Đảng, văn bản luật và dưới luật. Bên cạnh đó những người này cũng nên tự giác học hỏi, tìm tòi thông qua đồng nghiệp, bạn bè, các phương tiện thông tin đại chúng để nhằm nâng cao nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. 
Đối tượng tham mưu nên tăng cường học hỏi để nâng cao nghiệp vụ 
Đối tượng tham mưu nên tăng cường học hỏi để nâng cao nghiệp vụ
  • Nắm vững các chính sách chủ trương, quy định của pháp luật cũng là một trong những yếu tố quan trọng để nhằm nâng cao trình độ, hỗ trợ đắc lực cho công tác tham mưu của tổ chức, đơn vị.
  • Liên tục đổi mới, cải cách cách thức làm việc, luôn hoạch định kế hoạch rõ ràng theo các năm, quý, tháng, tuần. Ngoài ra, cần phải bám sát tình hình thực tiễn, nắm rõ vấn đề phát sinh để kịp thời đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục. Tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả giải quyết vấn đề tối ưu.
  • Nâng cao các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình công tác nhằm để mang lại chất lượng tham mưu có thể đạt được hiệu quả cao. 
  • Củng cố, hoàn thiện hơn nữa tổ chức, bộ máy để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, số lượng nhân lực theo hướng hiện đại hoá. Đảm bảo nhân lực tinh nhuệ, giúp đáp ứng và hoàn thành được tốt các nhiệm vụ được giao.
  • Đảm bảo quyền lợi cho những người thực hiện nhiệm vụ có thể được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có thể đáp ứng được các yêu cầu được giao, phù hợp với tình hình mới. 
  • Chú trọng trong việc đầu tư cơ sở vật chất nhằm phát triển đơn vị theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng được nhu cầu phát triển tất yếu của xã hội.

Trong thời kỳ kinh tế tri thức, hội nhập như hiện nay thì công tác tham mưu đặc biệt phát huy được vai trò của mình nhằm mang đến những đổi mới, đột phá, giúp nâng cao chất lượng quản lý, ban hành, thực hiện chính sách. Hy vọng với những chia sẻ chi tiết trên đây về vấn đề tham mưu là gì của chúng tôi sẽ giúp mang đến những thông tin hữu ích cho đọc giả!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *