Đối với thành công của một người, kiến thức và kỹ năng chỉ chiếm 30%, còn 70% là dựa vào thái độ. Thái độ là cách bạn cho mọi người biết bạn là người như thế nào. Cùng tìm hiểu thái độ là gì, thành phần, ý nghĩa và dẫn chứng cụ thể về thái độ ngay bài viết sau đây.
Thái độ là gì?
Thái độ là cách mà bạn nhìn nhận, tiếp cận về các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm cả suy nghĩ bên trong và cả những biểu hiện ra bên ngoài. Thái độ quyết định mọi thứ bạn nói và làm, chính điều này là yếu tố quyết định đến thành công của bạn.
Thái độ sống tích cực là gì? Đó là việc bạn lạc quan về những tình huống đang xảy ra. Người có thái độ sống tích cực luôn lạc quan, hy vọng, họ có thể tìm thấy những điều tốt đẹp ngay cả trong các tình huống, giai đoạn khó khăn.
Còn thái độ cực đoan là gì? Ngược lại với thái độ sống tích cực là thái độ sống cực đoan. Với thái độ sống này họ thường nghĩ về kết quả không tốt ở trong những tình huống khó khăn.
Thành phần của thái độ
Thành phần nhận thức
Là sự hiểu biết, niềm tin, hay những đánh giá cá nhân về sự vật, sự việc đang được diễn ra. Mức độ hiểu biết và cảm nhận của mọi người về thái độ sẽ có sự khác nhau. Ví dụ “kỹ năng là yếu tố rất cần trong cuộc sống”. Bạn đồng ý với ý kiến này, điều đó thể hiện nhận thức của bạn về vấn đề này.
Thành phần ảnh hưởng
Ảnh hưởng hay còn còn là cảm nhận, cảm xúc của chủ thể đối với sự vật, sự việc đang được diễn ra. Tức là đó mới chỉ là cảm nhận từ cá nhân chủ thể, nhưng chưa được bộc lộ ra bên ngoài bằng hành vi.
Ví dụ: Bạn được gặp crush, cảm xúc của bạn rất hồi hộp và vui mừng. Nhưng nó mới chỉ dừng lại ở cảm xúc, chưa được bộc lộ ra bên ngoài.
Thành phần hành vi
Đây là cách chủ thể tương tác với một sự vật, sự việc nào đó. Đó là cách hành xử hay phản ứng lại khi được tác động bởi yếu tố bên ngoài. Ví dụ: Tôi không vui vì món ăn này không ngon. Tôi bày tỏ thái độ bằng hành vi nhăn nhó, cau có.
Có thể thấy bản chất của thái độ là cách phản ứng của cá nhân chủ thể bộc lộ ra bên ngoài bằng hành vi, dựa trên nền tảng kiến thức, hiểu biết của họ về sự vật, sự việc cụ thể. Để có thái độ tốt bạn cần phải đầu tư, phát triển bản thân toàn diện để cải thiện hành vi, thái độ của bạn.
Ý nghĩa của thái độ
Thái độ trong cuộc sống là tư tưởng, quan điểm của mỗi người đối với tình huống, con người trong cuộc sống. Chính thái độ sẽ làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và mọi quyết định. Từ đó, tác động đến cách mà bạn xây dựng mối quan hệ, đạt được mục tiêu và đối mặt với khó khăn.
Một thái độ tích cực sẽ đi kèm với sự tự tin, lạc quan, cách nhìn nhận tình huống mang tính xây dựng. Còn thái độ tiêu cực sẽ dẫn đến bi quan, tự ti và khó chấp nhận thay đổi.
Thái độ sống không những ảnh hưởng đến bản thân, mà còn tác động đến các mối quan hệ khác. Một thái độ tích cực sẽ giúp truyền cảm hứng cho tất cả mọi người xung quanh.
Như vậy, có thể thấy được rằng thái độ là yếu tố quan trọng để xác định cách chúng ta đối mặt, tiếp cận với vấn đề. Ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi, đóng vai trò quyết định đến sự thành bại trong cuộc sống.
Việc nuôi dưỡng, phát triển thái độ tích cực giúp tạo nên một môi trường tốt, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các cá nhân.
Xem thêm: Cầu thị là gì? Biểu hiện, Ý nghĩa của tinh thần cầu thị
Dẫn chứng về thái độ
Như đã giới thiệu ở trên, hiện thái độ sống của con người tồn tại ở 2 dạng là tích cực và tiêu cực. Với thái độ tích cực, bạn luôn nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng tốt. Nhờ đó giúp họ luôn hoàn thành những mục tiêu đơn giản nhất.
Còn tiêu cực là sự thiếu lạc quan, nguồn năng lượng xấu này luôn khiến bạn tự động nghĩ theo một chiều hướng xấu. Vì thế, con người hay dễ cáu gắt, lo lắng, mệt mỏi. Để hiểu hơn về 2 thái độ này, ta có dẫn chứng cụ thể sau đây:
- “Cô ấy có thái độ lạc quan trong cuộc sống” – Thái độ này cho thấy cô ấy có suy nghĩ tích cực, yêu đời. Gặp khó khăn không bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh, luôn nỗ lực và tự tin mình sẽ vượt qua.
- “Anh ấy có thái độ nhiệt tình trong công việc” – Thái độ này cho thấy anh ấy luôn cố gắng để hoàn thành tốt công việc của mình. Bên cạnh đó, luôn giúp đỡ đồng nghiệp để cùng nhau phát triển.
- “Anh ấy có thái độ bi quan về cuộc sống” – Cho thấy anh ấy có thái độ tiêu cực, không có niềm tin vào cuộc sống. Luôn cho rằng mọi thứ quay lưng lại với mình. Cả cuộc đời chỉ có cô đơn, cay đắng.
- “Cô ta có thái độ tồi tệ đối với động vật” – Ví dụ này cho thấy một thái độ tiêu cực về việc cô gái luôn bắt nạt, đánh đập động vật, tác động xấu đến môi trường.
Các thái độ mà con người nên có?
Thái độ nhiệt tình
Bất cứ ai cũng thích một người luôn nhiệt tình với, những người này luôn bày tỏ thái độ tích cực và tạo năng lượng tốt đến người xung quanh. Nhiệt tình là việc sẵn sàng làm việc, giúp đỡ mọi người với năng lượng tràn đầy.
Nhưng nhiệt tình không có nghĩa là làm hết tất cả những gì người khác ngại làm. Người nhiệt tình thường làm việc dựa trên yêu cầu, cũng như lợi ích của số đông, cũng như mang đến cảm xúc tích cực cho người khác.
Làm việc với người nhiệt tình sẽ giúp công việc nhanh chóng, hiệu quả. Nhiệt tình là thái độ tích cực, nhưng nếu nhiệt tình thái quá sẽ trở thành phá hoại. Bạn chỉ nên làm những việc trong khả năng của mình. Nên nhớ rằng thái độ luôn đi đôi với trình độ.
Xem thêm: Khích lệ là gì? Động viên là gì? Biểu hiện, vai trò của khích lệ
Thái độ lạc quan
Lạc quan là thái độ sống với tư duy tích cực, họ luôn suy nghĩ và hành đồng đầy hào hứng và tin tưởng. Người lạc quan luôn nhìn được mặt tốt trong khó khăn. Cho dù thế nào họ vẫn luôn tin tưởng vào thành công của tương lai.
Những người này luôn tạo động lực cho mọi người. Vì sống tích cực nên họ thiên về hành động nhiều hơn, bởi thái độ chỉ được bộc lộ thông qua hành vi. Để thành công và hạnh phúc, bạn cần rèn luyện cho mình tinh thần, thái độ lạc quan. Hãy tha thứ, tin tưởng, vui vẻ và đón nhận khó khăn. Từ đó tìm cách xử lý thay vì mải quẩn quanh với những bế tắc không lối thoát.
Thái độ kỷ luật
Kỷ luật là thái độ quan trọng nhất mà bạn cần có để có thể thành công. Kỷ luật không chỉ là việc chấp hành nghiêm ngặt quy định của cơ quan, tổ chức. Mà kỷ luật còn là yếu tố quyết định đến việc thành công hay thất bại của bạn ở trong tương lai.
Kỷ luật giúp điều chỉnh hành vi, những cách bạn tự đưa ra khuôn phép để bản thân hành xử đúng là hành vi thuộc về thái độ. Cách hành xử đúng chuẩn là hành động tích cực.
Biểu hiện tiêu biểu của thái độ sống kỷ luật là: Tuân thủ đúng cam kết của bản thân, luôn nghiêm ngặt trong việc thực hiện các mục tiêu, quản lý thời gian. Mục tiêu và hành động cần mang tính nhất quán.
Người có kỷ luật tốt giúp đưa đội nhóm đi đúng hướng. Chính kỷ luật tạo ra sự nhất quán, chính xác ở trong quy trình quản lý. Người có thái độ kỷ luật tốt có thể tập trung vào công việc, tạo được uy tín với mọi người xung quanh.
Xem thêm: Lòng tự tôn là gì? Ý nghĩa, biểu hiện của lòng tự tôn
Thái độ ham học hỏi
Tinh thần học hỏi luôn được đánh giá cao, những người ham học hỏi có tính tự giác cao, nên được xếp vào 1 phần của thái độ. Chính nhờ điều này giúp bạn có được kiến thức, kỹ năng tốt. Học tập là con đường giúp cho bạn tiến đến thành công nhanh nhất.
Bạn nên biết cách biến việc học trở thành chủ động, thường xuyên, có khả năng thích nghi cao trong mọi hoàn cảnh. Kiến thức quyết định thái độ, thái độ tốt hay không sẽ dựa vào kiến thức rất nhiều. Nếu muốn rèn luyện thái độ tốt, trước hết bạn cần phải là một người ham học hỏi.
Thái độ biết ơn
Đây là thái độ quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Sự biết ơn được xuất phát từ tâm, nhẫn và trí. Người tốt họ thường giúp đỡ nhưng không cần trả ơn.
Hãy biết ơn vì tất cả, mọi thứ trên đời dù là hạnh phúc hay tồi tệ đều giúp hình thành con người chính bản thân mình ngày hôm nay. Sự biết ơn cho thấy bạn là một người có tâm và có tầm trong xã hội.
Người biết ơn họ biết quý trọng hiện tại, biết cách sử dụng hiệu quả tất cả các nguồn lực mà mình có.
Những thông tin chi tiết trên đây đã giúp bạn hiểu được thái độ là gì. Từ đó, có ý thức trong việc rèn luyện nên thái độ tốt để giúp cuộc sống của bạn ý nghĩa hơn.