Suy thoái, khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân, hậu quả

Toàn thế giới đang trải qua đại dịch thế kỷ- đại dịch COVID-19, bên cạnh thông tin về dịch bệnh, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều tin tức về suy thoái, khủng hoảng kinh tế. Vậy khủng hoảng kinh tế là gì? Suy thoái kinh tế là gì? Tất cả sẽ được thapgiainhietliangchi giải thích chi tiết qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về suy thoái kinh tế

Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế và khủng hoảng kinh tế có mối liên hệ mật thiết với nhau, trước khi đi vào tìm hiểu khủng hoảng kinh tế. Chúng ta hãy cùng phân tích xem suy thoái kinh tế là gì? 

Suy thoái kinh tế trong tiếng Anh được viết là Recession/Economic downturn. Theo định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế chính là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực tế trong thời gian hai quý hoặc hơn hai quý liên tiếp trong một năm. Có thể hiểu đơn giản suy thoái kinh tế là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tiếp trong hai quý liên tục. 

Suy thoái kinh tế là gì?
Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế có thể liên quan đến sự suy giảm cùng lúc của các chỉ số kinh tế của toàn bộ các hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể sẽ đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hay ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kỳ đình lạm.

Một sự suy thoái trầm trọng trong một khoảng thời gian dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế chính là suy sụp hay đổ vỡ kinh tế.

Các nền kinh tế phát triển theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theo chu kỳ kinh tế, nhưng sự suy giảm thực tế (chính là suy giảm các hoạt động kinh tế) không thường xảy ra. Nhiều tranh luận được đặt ra về việc chính phủ có nên can thiệp vào để điều hòa kinh tế (theo học thuyết kinh tế vĩ mô của Keynes), khuếch đại chu kỳ kinh tế (theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực), hoặc thậm chí là tạo ra các chu kỳ kinh tế (theo chủ nghĩa tiền tệ).

Nguyên nhân suy thoái kinh tế

Những nguyên nhân đích thực dẫn đến suy thoái kinh tế là đối tượng được các nhà lý thuyết và những người làm chính sách tranh luận sôi nổi, mặc dù đa số đã thống nhất rằng các kỳ suy thoái kinh tế được gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo một chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (yếu tố ngoại sinh). 

Những nhà kinh tế học thuộc chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thực đã thống nhất cao rằng các yếu tố ngoại sinh chính là giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh chúng có thể gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc đôi khi ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn. 

nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế
Covid 19 là một trong những nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế nặng nề

Trường phái kinh tế học Áo lại giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ là nguyên nhân gây ra suy thoái kinh tế ngày nay và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực, nghĩa là chúng chính là các cơ chế tự nhiên của thị trường nhằm điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong các giai đoạn “tăng trưởng” hoặc lạm phát.

Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ lại tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế không phải là nguyên nhân suy thoái kinh tế chủ yếu; ví dụ nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Hoa Kỳ là do công tác quản lý tiền tệ yếu kém.

Các kiểu suy thoái kinh tế

Các nhà kinh tế học đã chọn miêu tả kiểu suy thoái kinh tế theo hình dáng của đồ thị tăng trưởng theo từng quý. Chính vì thế có các kiểu suy thoái thường được nhắc đến như sau:

Suy thoái kinh tế hình chữ V: Đây là kiểu suy thoái mà là pha suy thoái khá ngắn, tốc độ suy thoái lớn; đồng thời, pha phục phồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi lại nhanh; điểm đổi chiều giữa hai pha này được thể hiện rõ ràng. Đây là chính kiểu suy thoái thường thấy nhất.

Suy thoái kinh tế hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái mà có pha phục hồi xuất hiện rất chậm chạp. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sẽ sang thời kỳ vất vả để có thể thoát khỏi suy thoái. Trong thời kỳ thoát khỏi suy thoái kinh tế, có thể có các quý tăng trưởng dương và các quý tăng trưởng âm xen kẽ với nhau.

Biểu đồ suy thoái kinh tế thế giới năm 2008
Biểu đồ suy thoái kinh tế thế giới năm 2008

Suy thoái kinh tế hình chữ W: Đây là kiểu suy thoái kinh tế liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát khỏi thời kỳ suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục bị rơi ngay vào thời kỳ suy thoái khác.

Suy thoái hình chữ L: Đây chính là kiểu suy thoái mà nền kinh tế bị rơi vào suy thoái nghiêm trọng mà trong suốt một thời gian dài không thể nào thoát khỏi suy thoái. Một số nhà kinh tế học đã gọi tình trạng suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế.

Vậy qua tìm hiểu suy thoái kinh tế là gì? Chúng ta có thể nhận thấy rằng khủng hoảng kinh tế có thể được gọi là hệ quả của suy thoái kinh tế kéo dài mà không thể nào thoát ra được. Có thể xem khủng hoảng kinh tế là một kiểu của suy thoái kinh tế. Sau đây chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu khủng hoảng kinh tế là gì?

Tìm hiểu về khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế là gì?

Thế nào là khủng hoảng kinh tế? Theo học thuyết Kinh tế chính trị của tác giả C Mác – Lênin, Karl Marx đã đưa ra cho người đọc khái niệm khủng hoảng kinh tế như sau: Khủng hoảng kinh tế chính là sự suy giảm của các hoạt động kinh tế trong một thời gian dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.

Khủng hoảng kinh tế là gì?
Khủng hoảng kinh tế là gì?

Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra định nghĩa khủng hoảng kinh tế là một sự tụt giảm các hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài trong nhiều tháng. Sự tụt giảm các hoạt động kinh tế sẽ được đo lường bằng 5 chỉ báo sau: GDP thực tế, thu nhập thực tế, tỷ lệ lao động có việc làm, sản xuất công nghiệp và doanh số hoạt động bán lẻ.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế và phân tích đã cho rằng khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra khi mà tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm trong suốt hai quý liên tiếp. Ngoài ra, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết suy thoái kinh tế khi thấy nhiều doanh nghiệp phá sản, doanh số bán lẻ sụt giảm nghiêm trọng do khách hàng ít chi tiêu cho mua sắm, giá nhà đất giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế là gì?

Chúng ta có thể dễ dàng nhận định được nguyên nhân khủng hoảng kinh tế qua ví dụ sau. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 là bởi vì sự dư thừa một cách bất hợp lý của thị trường nhà đất (hay còn được gọi là các bong bóng nhà đất). 

Tất cả mọi người trên thế giới đều nghĩ giá nhà đất sẽ tiếp tục tăng, vì thế họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua những căn nhà, mảnh đất mà mình không có đủ khả năng chi trả. Trong thời điểm đó, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ lại cho người dân vay với mức lãi suất thấp, đã khiến họ vay tiền nhiều hơn và đến cuối cùng là vỡ bong bóng kinh tế vì các khoản cho vay chỉ được trả tiền lãi, mà không thể thu hồi vốn.

Bên cạnh đó, các cơ quan tài chính lại tạo ra những sản phẩm tài chính phức tạp trộn lẫn cả nợ xấu với nợ tốt. Khi có quá nhiều người vay không trả được nợ, thị trường bắt đầu trở nên mất kiểm soát và cuối cùng khiến cho hàng loạt các ngân hàng phá sản và buộc chính phủ phải chi hơn 700 tỷ USD cho chính sách cứu trợ nền kinh tế.

Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 xảy ra là vì nợ mãi không thể thu hồi được, thì khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2001 lại xảy ra vì lạm phát giá tài sản trên thị trường cổ phiếu công nghệ khiến cho ‘bong bóng công nghệ’ vỡ ra. 

Nguyên nhân gây khủng hoảng kinh tế
Covid 19 đang đẩy nền kinh tế thế giới đến bờ vực khủng hoảng

Từ những ví dụ trên chúng ta có thể rút ra, nguyên nhân khủng hoảng kinh tế xảy ra có thể khác nhau nhưng tóm lại chúng vẫn có những điểm chung như là do lãi suất cao, các bong bóng giá tài sản và lạm phát cao.

Phân tích những hậu quả của khủng hoảng kinh tế

Khủng hoảng kinh tế là gì? Hậu quả của khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng kinh tế nổ ra khiến cho năng lực sản xuất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị tàn phá dữ dội; hàng loạt các xí nghiệp bị đóng cửa, quy mô sản xuất bị thu hẹp lại, nhiều ngân hàng không thể hoạt động, thị trường chứng khoán bị rối ren, giá cổ phiếu rớt một cách thảm hại.

Trong khi một khối lượng khổng lồ của cải bị tiêu huỷ do khủng hoảng kinh tế thừa thì hàng triệu người lao động lại lâm vào tình cảnh đói rách nghèo khổ. Hàng triệu người lao động làm thuê thất nghiệp, bị mất việc làm. Lợi dụng tình hình thất nghiệp gia tăng đó, các nhà tư bản lại càng tăng cường bóc lột công nhân bằng cách hạ thấp tiền công, tăng cường độ, tăng thời gian làm việc, lao động. Không những công nhân chính quốc chịu cảnh bóc lột mà công nhân ở các nước thuộc địa lại càng phải chịu thảm cảnh nặng nề hơn.

Vì vậy, khủng hoảng kinh tế đã ngày càng thúc đẩy mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản với vô sản, giữa tư bản với các dân tộc chịu thuộc địa càng thêm sâu sắc. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc biểu tình, đình công, đàn áp, chiến tranh đẫm máu.

Hậu quả của khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế đẩy nhiều người dân trên toàn thế giới vào cảnh thất nghiệp

Có các loại khủng hoảng kinh tế nào?

Khủng hoảng kinh tế thừa

Đi cùng với sự quan tâm về khủng hoảng kinh tế là gì thì nhiều nhà kinh tế học đã phân khủng hoảng kinh tế ra thành nhiều loại. Vậy khi nào thì khủng hoảng kinh tế chủ nghĩa tư bản nói riêng và khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung được gọi là khủng hoảng thừa?

Đó chính là khi cung lớn hơn cầu, hàng hóa được sản xuất ồ ạt nhiều hơn mức vượt qua nhu cầu của con người và các hoạt động đầu cơ trục lợi của các “ông chủ lớn” đã làm cho giá cả hàng hóa bị đẩy lên mức quá cao, mức giá bong bóng vô cùng bất hợp lý. Đến một thời điểm nhất định, bong bóng bị vỡ và dẫn tới giá của các loại hàng hoá phải quay trở lại sụt giảm nghiêm trọng, các nhà đầu tư mất tiền, người lao động bị thất nghiệp còn các doanh nghiệp bị phá sản, đóng cửa.

Khủng hoảng kinh tế thiếu

Bên cạnh khái niệm khủng hoảng kinh tế là gì? Các kiểu khủng kinh tế cung được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Khủng hoảng kinh tế thiếu có nhiều đặc điểm trái ngược khủng hoảng thừa, khủng hoảng thiếu xảy ra khi mà nguồn cung các sản phẩm hàng hoá bị sụt giảm một cách nghiêm trọng, trong khi nhu cầu lại không ngừng tăng cao.

Những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế thiếu có thể được kể đến như do dân số tăng nhanh, do thiên tai, do cạn kiệt nguồn tài nguyên hay do sự hạn chế về năng lực sản xuất, công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp. Người dân chính là những người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi các cuộc khủng hoảng thiếu dẫn đến lúc này giá cả mọi mặt hàng hóa đều bị đẩy lên cao một cách vô lý, mức khó chấp nhận được.

Khủng hoảng kinh tế nợ

Khủng hoảng nợ xảy ra khi chính phủ ở một số nước hay trong phạm vi nhỏ hơn là các doanh nghiệp nào đó không có khả năng trả được các khoản nợ đã mượn, lúc này ta gọi đó chính là cuộc khủng hoảng nợ. Khủng hoảng nợ không gây quá nhiều nguy hiểm như khủng hoảng thừa và khủng hoảng thiếu, bởi suy cho cùng nó chỉ là mối quan hệ cần giải quyết giữa các chủ nợ và các con nợ.

Các cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam

Việt Nam chúng ta là một nước nhỏ đang phát triển nên chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các nước lớn, khi các khủng hoảng kinh tế ở các nền kinh tế lớn trên thế giới xảy ra, thì chắc chắn sẽ tác động đến nền kinh tế nước ta. 

Quan sát những khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua, giới chuyên môn đã nhận định rằng, khi phải chịu tác động lớn từ các biến động bên ngoài, GDP nước ta không bị suy thoái ngay, mà thường sẽ tăng chậm lại trong những năm sau đó.

Các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Cụ thể như, với cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ của khu vực xảy ra vào năm 1997, khi đó Việt Nam đang đạt mức tăng trưởng khá cao trên 8%/năm, liên tục trong 6 năm liền. Việt Nam tuy không bị rơi vào “vòng xoáy” của cuộc khủng hoảng kinh tế này, nhưng tăng trưởng đã bị chững lại. Chỉ sau 1 năm, năm 1998 tăng trưởng kinh tế giảm còn 5,76% và năm 1999 còn 4,77%.

Hay với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trên toàn cầu xảy ra vào năm 2008 cũng tương tự như vậy. Trước đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã đạt mức khá cao, liên tục trong một số năm là từ 7% trở lên. Việt Nam cũng không bị rơi vào “vòng xoáy” của cuộc khủng hoảng đó, nhưng tăng trưởng cũng đã bị chậm lại. Năm 2009 tăng trưởng giảm xuống còn có 5,32%.

Gần đây nhất năm 2019, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 7,02% thì đến năm 2020 đại dịch Covid 19 bùng phát. Việt Nam tuy không rơi vào suy thoái, nhưng tăng trưởng giảm chỉ còn 2,91%. Ngân hàng Thế giới (WB) đã dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam chỉ đạt khoảng từ 2-2,5%.

Tuy nhiên điều đáng lo ngại là sau những cuộc khủng hoảng trên, Việt Nam phải mất rất nhiều năm mới có thể vực nền kinh tế lên được và mức tăng trưởng thì rất ì ạch, chỉ lên được có từ 1-2%/năm. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung đã dự báo, với đà phát triển như hiện nay, vào năm 2022 nếu tăng trưởng tốt, thì GDP cao nhất cũng sẽ chỉ có thể đạt 5%/năm. 

Hiện tại, nền kinh tế nước ta đang gặp rất nhiều thách thức khi tiêu thụ hàng hóa trong nước bị giảm sâu, trong khi đầu vào của các ngành sản xuất kinh doanh như than đá, phân bón, xăng dầu, sắt thép, tôm cá nguyên liệu,… lại đều tăng chóng mặt, ta có thể dễ dàng hình dung về một nguy cơ lạm phát đang rình rập… Với thực tế như hiện nay, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giới chuyên môn cho rằng, chúng ta cần có các giải pháp quyết liệt hơn, phải có các gói kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ sản xuất. Nếu không có những gói hỗ trợ đủ mạnh của nhà nước, thì tăng trưởng kinh tế nguy cơ sẽ lặp lại quy luật của những lần khủng hoảng trước đây, đó là tăng trưởng rất ì ạch, mãi không vực dậy được.

Bài viết trên là những thông tin liên quan đến suy thoái, khủng hoảng kinh tế. Hy vọng rằng qua bài viết bạn đọc đã biết được suy thoái kinh tế là gì? Khủng hoảng kinh tế là gì? Cùng với đó là nguyên nhân, hậu quả của khủng hoảng kinh tế, mong rằng qua đó bạn có thể dễ dàng hình dung ra bức tranh toàn cảnh về nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế nước ta. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về suy thoái, khủng hoảng kinh tế các bạn hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi ở phần bình luận để nhận lời giải đáp, cũng như mọi người cùng thảo luận nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *