Tổng hợp các dấu câu trong Tiếng Việt – Chức năng, cách sử dụng

Các dấu câu trong tiếng Việt là một phần không thể thiếu khi chúng ta tạo lập văn bản, hiện nay chúng ta có tất cả 11 loại dấu câu, mỗi loại sẽ có chức năng và cách sử dụng khác nhau. Hãy cùng đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về từng loại dấu câu qua bài viết sau đây của thapgiainhietliangchi nhé!

Các dấu câu trong tiếng Việt là gì?

Dấu câu trong tiếng Việt là gì? Dấu câu là một phương tiện ngữ pháp được dùng trong chữ viết. Tác dụng của dấu câu là làm rõ cấu tạo ngữ pháp trên mặt chữ viết, bằng cách chỉ ra ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần trong câu đơn, giữa các vế của câu ghép hay giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp. 

Các dấu câu trong tiếng Việt
Các dấu câu trong tiếng Việt là gì?

Tóm lại, dấu câu tiếng Việt thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ. Cho nên, có những trường hợp nó không chỉ là một phương tiện ngữ pháp, mà còn là một phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ mà người viết muốn truyền tải.

Dấu câu khi được dùng thích hợp sẽ giúp người đọc hiểu được bài viết rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu hay dùng sai dấu câu có thể gây ra hiểu lầm. Một số trường hợp vì dùng sai dấu câu mà câu văn thành ra sai ngữ pháp, sai ngữ nghĩa.Chính vì thế, các quy tắc về dấu câu cần phải được vận dụng một cách nghiêm túc.

Hiện nay, trong tiếng Việt chúng ta đang dùng mười một dấu câu bao gồm: 

  1. Dấu chấm (.)
  2. Dấu hỏi (?)
  3. Dấu cảm (dấu chấm than) (!)
  4. Dấu lửng ( dấu ba chấm) (…)
  5. Dấu phẩy (,)
  6. Dấu chấm phẩy (;)
  7. Dấu hai chấm (:)
  8. Dấu ngang (–)
  9. Dấu ngoặc đơn ()
  10. Dấu ngoặc kép (“ ”)
  11. Dấu móc vuông (hay dấu ngoặc vuông) ([])

Chức năng, cách sử dụng các loại dấu câu trong Tiếng Việt

Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chức năng, cách sử dụng của 11 loại dấu câu trong Tiếng Việt qua nội dung sau đây.

Dấu phẩy (,)

Dấu phẩy (,) chính là loại dấu chấm câu được sử dụng nhiều nhất trong văn viết, nó có những tác dụng như sau:

  • Giúp phân biệt thành phần chủ ngữ, vị ngữ với các thành phần khác trong câu.
  • Phân biệt, ngăn cách các vế trong câu ghép hoặc nhiều câu đơn với nhau.
  • Phân tách các từ, cụm từ có cùng chức năng, ý nghĩa, hay từ đồng nghĩa trong câu.
  • Phân tách giữa một từ, cụm từ với một bộ phận chú thích trong câu.
  • Sau dấu phẩy, chúng ta viết chữ bình thường, có thể xuống dòng khi đã hết trang.
  • Dấu phẩy (,) thường đứng sau các bộ phận được liệt kê.
Dấu phẩy (,)
Dấu phẩy (,)

Ví dụ về dấu phẩy (,):

Vườn nhà Linh có trồng rất nhiều các loại hoa khác nhau như: hoa lan, hoa hồng, hoa sen, hoa mai, hoa đào.

Dấu chấm (.)

Dấu chấm (.) có tác dụng chính là để kết thúc một câu trần thuật, giúp cho người đọc biết được câu chuyện, bài văn đã chuyển sang một vấn đề khác.

Sau dấu chấm (.) chúng ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của câu tiếp theo và cách một khoảng ngắn nếu soạn trên máy tính sẽ bằng 1 lần nhấp phím space trên bàn phím.

Ví dụ về dấu chấm (.):

Minh Anh là một học sinh giỏi, chăm ngoan. Thầy cô và bạn bè đều rất yêu mến bạn ấy.

Dấu chấm hỏi (?)

Dấu chấm hỏi các tác dụng chính là để kết thúc một câu nghi vấn, câu hỏi nào đó. 

Vì dấu chấm hỏi dùng để kết thúc một câu nên ở câu tiếp theo chúng ta ta cần viết hoa chữ cái đầu tiên và cách ra một khoảng ngắn.

Ví dụ về dấu chấm hỏi (?):

Hôm nay là thứ ngày thứ mấy rồi? Đã là ngày thứ năm rồi.

Xem thêm: Đại từ là gì? Các loại đại từ trong tiếng việt, bài tập ví dụ

Dấu chấm than (!)

Dấu chấm than hay dấu cảm (!) là loại dấu chấm câu dùng để kết thúc một câu cầu khiến hay câu cảm thán, thường nằm ở cuối một câu.

Ngoài ra, dấu chấm than (!) còn dùng để kết thúc câu hỏi hay câu đáp khi mà mình đã biết chính xác câu trả lời và khẳng định đáp án đó là chính xác.

Hay dùng để tỏ thái độ ngạc nhiên, mỉa mai, châm biếm về nội dung câu chuyện, sự kiện vừa được nghe.

Ví dụ về dấu chấm than (!):

Ôi, tôi thật cảm ơn các bạn rất nhiều!

Dấu chấm than (!)
Dấu chấm than (!)

Dấu chấm phẩy (;)

Dấu chấm phẩy thường ít được sử dụng trong văn viết hơn dấu phẩy nhưng nếu sử dụng các bạn cần phải lưu ý những điều sau:

  • Dấu chấm phẩy được dùng để phân biệt ranh giới, ngăn cách giữa các vế trong câu ghép có độ phức tạp lớn. 
  • Để phân biệt các phép liệt kê có trong câu, đứng sau các bộ phận này.
  • Dùng để ngắt quãng một câu.
  • Sau dấu chấm phẩy, chúng ta không cần phải viết hoa chữ cái đầu dòng nếu từ đó không phải là một danh từ riêng.

Ví dụ về dấu chấm phẩy (,): 

Chúng ta có thể tìm thấy nhiều quán phở ngon ở Quận 3, Sài gòn; Ba Đình, Hà Nội; Hội An, Quảng Nam.

Dấu chấm lửng (…)

Dấu chấm lửng hay còn được gọi là dấu ba chấm (…) là loại dấu câu được sử dụng khá phổ biến trong văn viết, nó có tác dụng như sau:

  • Dùng khi người viết muốn cho biết là còn nhiều thông tin mà không thể liệt kê hay mô tả hết được vì nội dung quá dài.
  • Đặt cuối câu để diễn tả lời nói, cảm xúc ngập ngừng, bỡ ngỡ hay đứt quãng.
  • Tăng thêm sự kịch tính, hài hước cho câu chuyện.
  • Làm giảm nhịp điệu câu văn hay lời nói nào đó.
  • Đã biết được kết quả câu trả lời, nhưng vì nhiều lý do nào đó mà ta cũng dùng dấu chấm lửng để thay cho câu trả lời.
  • Tùy thuộc vào bối cảnh và vị trí trong một câu, dấu chấm lửng có thể dùng để thể hiện suy nghĩ chưa được hoàn thành, cảm xúc khó tả nào đó.
  • Dấu chấm lửng được đặt sau từ ngữ tượng thanh nhằm biểu thị sự kéo dài âm thanh.
Dấu chấm lửng (…)
Dấu ba chấm (…)

Ví dụ về dấu chấm lửng:

Hôm nay Mẹ nấu đã cho Minh Anh rất nhiều món ngon như thịt kho tàu, cá chuối kho tộ, trứng cuộn…. Vì Minh Anh đã đạt kết quả tốt trong kỳ thi học sinh giỏi vừa qua.

Dấu hai chấm (:)

Dấu hai chấm (:) có các công dụng chính và cách sử dụng như sau:

Báo hiệu một sự liệt kê, liên kết nội dung có liên quan đến phần câu nằm phía trước dấu 2 chấm.

Mô tả phần đứng sau dấu hai chấm (:) có chức năng giải thích hay thuyết minh nội dung của phần trước đó.

Để nhấn mạnh vào ý trích dẫn trực tiếp.

Dùng đề bảo hiệu lời hội thoại hoặc lời dẫn trực tiếp của các nhân vật.

Ví dụ về dấu hai chấm: Những tỉnh thuộc vào khu vực Đông Nam Bộ bao gồm: Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đồng Nai, tỉnh Bình Dương và Tây Ninh.

Dấu gạch ngang (–)

Các bạn học sinh cần lưu ý và phân biệt giữa dấu gạch ngang và dấu gạch nối, 2 loại dấu này thường dễ bị nhầm lẫn và gây ra sự khó hiểu cho người đọc. Sau đây là những tác dụng và cách sử dụng của dấu gạch ngang bao gồm:

  • Dấu gạch ngang dùng để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ từ. Ví dụ như : Tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Lào được xây dựng và duy trì từ rất lâu đời.
  • Được đặt giữa hai con số ghép lại để chỉ một liên số hoặc một khoảng số nào đó, thường sử dụng cho ngày, tháng, năm, các khoảng năm với nhau. Ví dụ như: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ trường kỳ kéo dài từ 1945 – 1975.
  • Dùng để nối giữa những tên địa danh, tổ chức có liên quan đến nhau. Ví dụ như: Tuyến cao tốc Long Thành – Dầu Giây sẽ giúp rút ngắn khoảng cách từ TP Hồ Chí Minh đi thành phố Vũng Tàu.
  • Đặt đầu dòng để liệt kê những nội dung, các bộ phận liên quan.
  • Để ngăn cách, tạo ranh giới giữa thành phần chú thích với thành phần khác trong câu.
  • Đặt đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp, lời đối thoại của nhân vật.
Dấu gạch ngang (–)
Dấu gạch ngang (–)

Dấu gạch nối (-)

Dấu gạch nối tuy không phải là dấu câu trong tiếng Việt nhưng được sử dụng chính thức trong chương trình học, thapgiainhietliangchi thêm vào để giải thích, giúp các bạn học sinh phân biệt được sự khác nhau với dấu gạch ngang. Những điểm cần lưu ý khi dùng dấu gạch nối như sau:

  • Dấu gạch nối sẽ ngắn hơn dấu gạch ngang.
  • Dấu gạch nối dùng để nối các từ đi vay mượn ngôn ngữ nước ngoài như ti-vi, ra-di-o, gác-ba-ga,….
  • Không có dấu cách giữa dấu gạch nối và các tiếng khác (Lê-nin, Ê-đi-xơn,…).

Dấu ngoặc đơn ( () ) 

Khi bạn muốn ghi chú, hay đánh dấu nghĩa của một từ, cụm từ nào đó, bạn nên sử dụng dấu ngoặc đơn, điều này sẽ giúp giải thích nghĩa rõ ràng hơn cho người đọc.

Dùng làm ranh giới giữa thành phần chú thích với các thành phần khác. Dùng để chú thích nguồn gốc của tài liệu, dẫn liệu.

Ví dụ về dấu ngoặc đơn: 

Mạng xã hội (MXH) Facebook vừa trang bị thêm tính năng hashtag giúp người dùng có thể chủ động theo dõi nhiều nội dung, chủ đề khác nhau hot nhất hiện nay.

Dấu ngoặc kép ( “” )

Dấu ngoặc kép hay còn được biết đến với tên gọi là dấu trích dẫn có những tác dụng và cách sử dụng như sau:

  • Dùng để đánh dấu các trích dẫn, đánh dấu bắt đầu và kết thúc nguyên văn một câu nói, đoạn hội thoại từ một người hay tài liệu, sách, báo dẫn nào đó trong câu.
  • Để tường thuật trực tiếp một câu chuyện nào đó.
  • Trong một số trường hợp dấu ngoặc kép thường đứng sau dấu hai chấm.
Dấu ngoặc kép ( “” )
Dấu ngoặc kép ( “” )

Ví dụ về dấu ngoặc kép: 

Câu nói của nhân vật Dương trong phim Về nhà đi con “ Thanh xuân như một ly trà. Ăn vài miếng bánh hết bà nó thanh xuân” đã trở thành câu stt hot nhất mạng xã hội Facebook Việt Nam năm 2019 vừa qua.

Dấu ngoặc vuông ( [] )

Dấu ngoặc vuông thường được sử dụng nhiều trong các bài báo, văn bản khoa học, có tác dụng chú thích những vấn đề liên quan đến các công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả và thường được đánh số thứ tự ở mục lục trích dẫn nguồn tư liệu và sách sẽ có lời được trích dẫn.. 

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp dấu ngoặc vuông trên trang Wikipedia.

Dấu ngoặc nhọn ( {} )

Dấu ngoặc nhọn ( {} ) không phải dấu câu trong Tiếng Việt, mà là loại dấu câu này thường sử dụng trong các ngôn ngữ lập trình máy tính và khoa học, không sử dụng phổ biến trong văn bản viết bình thường. Nó có tác dụng giúp mở đầu và kết thúc một hàm số, một chương trình trong tin học,…

Bài viết trên là tổng hợp các dấu câu trong Tiếng Việt, hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được chức năng và cách sử dụng của từng loại dấu câu. Từ đó trong văn viết hay soạn thảo văn bản sẽ sử dụng các dấu câu một cách chính xác nhất, giúp người đọc không hiểu lầm hiểu sai ý của văn bản. 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *