Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là một căn bệnh tâm lý ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính người bệnh và những người xung quanh. Vậy, rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì và triệu chứng nhận biết của căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau của thapgiainhietliangchi.com để biết thêm nhiều thông tin hơn về căn bệnh này.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

OCD là gì? OCD là tên viết tắt của cụm từ Obsessive-Compulsive Disorder nghĩa là rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay còn có tên gọi khác là rối loạn ám ảnh cưỡng bức. Là một bệnh lý thần kinh có liên quan đến suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Đây là một chứng bệnh tâm lý và khá phổ biến dưới nhiều dạng khác nhau.

OCD là gì?
OCD là gì?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế được đặc trưng bởi sự ám ảnh, cưỡng chế, hoặc cả hai. Những ám ảnh không thể nào cưỡng lại được là những ý tưởng, hình ảnh hoặc xung động liên tục mà không thể cưỡng lại được để làm điều gì đó. Cưỡng chế là bệnh lý gây ra những xung lực, nếu được chống lại, dẫn đến biểu hiện lo lắng và căng thẳng quá mức. 

Sự ám ảnh và cưỡng chế sẽ gây ra nhiều phiền toái và can thiệp trực tiếp vào chức năng học tập hay xã hội. 

Tuổi trung bình bắt đầu bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là 19 đến 20; khoảng 25% trường hợp đã bắt đầu trước 14 tuổi.

OCD là gì? Bị OCD sẽ bao gồm một số rối loạn liên quan khác, bao gồm:

  • Rối loạn mặc cảm ngoại hình

Rối loạn mặc cảm ngoại hình hay rối loạn dị dạng cơ thể thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên và có phần nào đó phổ biến hơn ở phụ nữ. Tại bất kỳ thời điểm nào, tỉ lệ mắc rối loạn này rơi vào khoảng 2%. 

Rối loạn mặc cảm ngoại hình được đặc trưng bởi sự bận tâm lớn với ≥ 1 khuyết tật nhận thấy về vẻ ngoài của cơ thể mà không hề rõ ràng hoặc chỉ mơ hồ đối với người khác. 

  • Rối loạn tích trữ

Rối loạn tích trữ được đặc trưng bởi sự khó khăn dai dẳng trong việc thải loại hoặc vứt bỏ các đồ vật sở hữu, bất kể giá trị thực tế của chúng như thế nào. 

Rối loạn tích trữ sẽ thường bắt đầu ở mức độ nhẹ khi ở độ tuổi thanh thiếu niên và có thể dần dần trở nên tồi tệ hơn theo độ tuổi, gây ra những suy giảm đáng kể về mặt lâm sàng khi ở độ tuổi giữa 30. Tại bất kỳ thời điểm nào, tỉ lệ ước tính mắc phải rối loạn này khoảng từ 2 đến 6%.

tự làm tổn thương da
OCD sẽ bao gồm cả rối loạn tự làm tổn thương da
  • Nhổ tóc (bứt tóc)

Nhổ tóc bệnh lý được đặc trưng bởi việc nhổ tóc sẽ tái diễn dẫn đến giảm đáng kể số lượng tóc trên đầu.

Bệnh nhân mắc phải chứng nhổ tóc bệnh lý sẽ liên tục lặp lại việc kéo tóc, nhổ tóc mà không xuất phát từ lý do về thẩm mỹ. Thông thường, họ kéo tóc từ da đầu, lông mày, hoặc mí mắt, bất kỳ vùng nào có tóc của cơ thể đều có thể sẽ bị nhổ ra. Các vị trí nhổ tóc cũng có thể thay đổi theo thời gian.

Nhổ tóc bệnh lý này thường bắt đầu ngay trước hoặc sau khi dậy thì. Tại bất kỳ thời điểm nào, tỉ lệ mắc rối loạn này rơi vào khoảng 1 đến 2%. Giới tính nữ sẽ chiếm khoảng 90%.

  • Rối loạn tự làm tổn thương da

Rối loạn tự làm tổn thương da hay rối loạn làm sầy da bệnh lý được đặc trưng bởi việc bệnh nhân cấu da tái diễn nhiều lần dẫn đến việc tổn thương da.

Bệnh nhân bị rối loạn làm sầy da bệnh lý sẽ lặp đi lặp lại việc cấu da hoặc làm trầy xước da mà không xuất phát từ lý do thẩm mỹ (không phải là việc loại bỏ một tổn thương nào đó mà họ nhận thấy là không hấp dẫn hoặc có thể là ung thư). 

Một số bệnh nhân sẽ cấu những vùng da khỏe mạnh; những người khác lại cấu vào những vùng da có các tổn thương nhẹ như những chỗ da đã bị chai, mụn nhọt, hoặc chỗ da có vảy.

Rối loạn này thường sẽ bắt đầu ở tuổi vị thành niên, mặc dù nó hoàn toàn có thể bắt đầu ở các độ tuổi khác nhau. Tại bất kỳ thời điểm nào, tỉ lệ mắc rối loạn này là khoảng từ 1 đến 2%. Khoảng 75% trong số đó là giới tính nữ.

  • Rối loạn Tics

Tics được định nghĩa là những cử động cơ nhanh, đột ngột và lặp lại không có nhịp điệu bao gồm cả âm thanh hay giọng nói. Hội chứng Tourette được chẩn đoán là khi người ta có cả Tics vận động và âm thanh kéo dài > 1 năm. 

Mức độ nặng của Tics rất dễ thay đổi; xảy ra ở khoảng 20% là trẻ em, trong đó nhiều trẻ không được đánh giá hoặc chẩn đoán bệnh. Hội chứng Tourette, thể nặng nhất chỉ xảy ra trong 3 đến 8/1000 trẻ. Tỷ lệ mắc nam trên nữ là 3: 1.

Tics thường khởi phát trước 18 tuổi (thường sẽ là từ 4 đến 6 tuổi); chúng mức độ nặng cao nhất ở độ tuổi từ 10 đến 12 tuổi và giảm dần trong giai đoạn thanh thiếu niên. Cuối cùng, hầu hết các tics sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, ở khoảng 1% trẻ em, tics kéo dài cho đến tuổi trưởng thành.

Triệu chứng OCD là gì?
Triệu chứng OCD là gì?

Triệu chứng OCD là gì?

Người mắc phải hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường có biểu hiện về suy nghĩ, hành vi hoặc là cả hai. Các triệu chứng của bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ cá nhân, công việc, học tập và những khía cạnh khác trong cuộc sống. Trong đó, ám ảnh được dùng để chỉ suy nghĩ không thể kiểm soát được và cưỡng chế/ cưỡng bức được dùng để chỉ hành vi lặp đi lặp lại.

Một số triệu chứng OCD để nhận biết hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD):

  • Có những suy nghĩ, hình ảnh trong tâm trí có tính chất lặp đi lặp lại gây ra những lo âu như sợ nhiễm bẩn, sợ vi trùng, vi khuẩn ( sạch sẽ quá mức), có những suy nghĩ cấm đoán về tình dục,… Trường hợp nặng hơn còn có thể có những suy nghĩ tự làm hại bản thân và những người xung quanh,…
  • Ngoài suy nghĩ, bệnh nhân cũng có thể thực hiện lặp đi lặp lại những hành vi và luôn cảm thấy bị thôi thúc phải thực hiện do suy nghĩ bị ám ảnh. Các hành vi cưỡng chế thường gặp như là rửa tay quá mức, lau dọn nhà cửa thường xuyên, liên tục kiểm tra những việc vừa mới làm, đếm số cưỡng bức, sắp xếp mọi thứ ngăn nắp theo quy luật đến mức hoàn hảo.
Liên tục kiểm tra những việc vừa mới làm là một triệu chứng OCD
Liên tục kiểm tra những việc vừa mới làm là một triệu chứng OCD

Các hành vi, suy nghĩ ở bệnh nhân mắc phải hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD có những đặc điểm khác biệt so với người bình thường như sau: 

  • Có ít nhất 60 phút mỗi ngày sẽ bị chi phối bởi các hành vi và suy nghĩ như kể trên
  • Nhận thấy sự thừa thãi quá mức của những hành vi, suy nghĩ đó nhưng lại không thể kiểm soát
  • Khi thực hiện lặp lại các hành vi bị ám ảnh có thể giúp bệnh nhân giảm cảm giác lo âu nhưng không hề cảm thấy hứng thú hay yêu thích điều đó
  • Cuộc sống luôn bị ảnh hưởng nhiều bởi những hành vi, suy nghĩ do hội chứng này gây ra
  • Một số bệnh nhân còn có thể gặp phải tình trạng rối loạn TIC – sự cử động bất thường của các cơ, giọng nói có tính chất lặp đi lại lại và không thể kiểm soát được. Rối loạn TIC được đặc trưng bởi những triệu chứng như cử động mắt bất thường, nháy mắt liên tục, nhún vai, giật vai, nhăn mặt, gằn giọng, khịt mũi, hắng giọng, gật đầu cổ,…
sắp xếp mọi thứ ngăn nắp theo quy luật đến mức hoàn hảo
Bị OCD sẽ sắp xếp mọi thứ ngăn nắp theo quy luật đến mức hoàn hảo

Các triệu chứng OCD của hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế có thể nặng lên hoặc giảm dần theo thời gian. Đa phần những bệnh nhân mắc phải hội chứng này đều nhận thấy sự thừa thãi, bất thường trong hành vi và suy nghĩ của mình. Tuy nhiên trên thực tế, vẫn có một số ít bệnh nhân hoàn toàn không nhận ra sự vô lý ấy trong suy nghĩ và hành vi của mình.

Nguyên nhân rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu y khoa nào có thể chỉ ra chính xác nguyên nhân hình thành bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD, tuy nhiên, những yếu tố sau đây có thể tăng khả năng hình thành căn bệnh này:

  • Sự thay đổi của não hoặc cơ thể, sự thiếu hụt Serotonin trầm trọng trong não bộ; trẻ em bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết beta, liên cầu nhóm A sẽ dễ mắc bệnh này hơn những đứa trẻ khác.
  • Thực hiện một hành vi nào đó trong thời gian dài và hình thành thói quen bản năng.
  • Tiền sử gia đình đã có người mắc phải các rối loạn này.
  • Gặp nhiều căng thẳng, stress trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người tâm hồn nhạy cảm.
  • Phụ nữ mang thai hoặc vừa sinh con xong cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

Cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD là gì?

Chẩn đoán chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế chủ yếu dựa trên những biểu hiện lâm sàng. Khi thăm khám, bệnh nhân nên trung thực thông báo với bác sĩ các suy nghĩ, hành vi bất thường của mình để quá trình chẩn đoán được diễn ra thuận lợi.

Ám ảnh cưỡng chế hoàn hảo hay bệnh OCD rất khó chữa. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường sẽ được điều trị chủ yếu bằng thuốc và kết hợp với phương pháp tâm lý trị liệu, hành vi. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD
Cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD

Các phương pháp để điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế bao gồm:

Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc được cân nhắc áp dụng đối với một số bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Thuốc có thể giúp giảm nhẹ các hành vi cưỡng chế và suy nghĩ ám ảnh của bệnh nhân. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp cải thiện triệu chứng tạm thời mà hoàn toàn không có khả năng chữa trị bệnh dứt điểm. Vì vậy, sử dụng thuốc sẽ thường được áp dụng song song với trị liệu nhận thức và hành vi.

Các loại thuốc được dùng trong điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) chủ yếu chính là thuốc chống trầm cảm 3 vòng nhóm ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin. Đây cũng là loại thuốc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế được công nhận hiệu quả nhất hiện nay.

Các biện pháp tự cải thiện các triệu chứng OCD

Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần có những biện pháp tự cải thiện để đối phó với hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD. Trên thực tế, các biện pháp này sẽ phần nào giúp giảm nhẹ các hành vi, suy nghĩ bất thường.

Các biện pháp tự cải thiện triệu chứng (OCD) rối loạn ám ảnh cưỡng chế bệnh nhân có thể áp dụng, bao gồm:

  • Chia sẻ tình trạng sức khỏe của mình bạn bè và người thân để nhận được sự trợ giúp từ phía họ. Thực tế cho thấy, sự động viên, chia sẻ, chăm sóc từ những người xung quanh có thể giúp tinh thần người bệnh tốt lên và tích cực chủ động hơn trong quá trình điều trị.
  • Đối với những tác nhân gây ra sự ám ảnh về suy nghĩ và hành vi, bạn nên học cách ghi chép lại để xua tan đi cảm giác lo âu, đặc biệt là trong trường hợp thường xuyên kiểm tra lại những việc bạn vừa mới làm.
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ cũng có thể góp phần giảm bớt những suy nghĩ ám ảnh ở bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD.
  • Tham gia vào các hoạt động cộng đồng, xã hội để ít có thời gian thực hiện các hành vi và có suy nghĩ bất thường.
  • Tập thể dục thường xuyên và ăn uống điều độ, đủ chất cũng là biện pháp giúp cải thiện sức khỏe tinh thần. Qua đó sẽ giúp giảm nhẹ phần nào các suy nghĩ và hành vi do OCD (hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế) gây ra.
  • Sau thời gian học tập – làm việc căng thẳng, nên nghỉ ngơi kết hợp với các biện pháp giúp giảm sự căng thẳng, lo âu như hít thở sâu, ngồi thiền, tắm nước ấm hay các liệu pháp mùi hương.
Thiền, Yoga là một trong các biện pháp tự cải thiện triệu chứng OCD
Thiền, Yoga là một trong các biện pháp tự cải thiện triệu chứng OCD

Liệu pháp tâm lý

Hầu hết các bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế nặng đều cần đến sự can thiệp của phương pháp tâm lý (bao gồm liệu pháp hành vi và liệu pháp nhận thức). Tại nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới phương pháp tâm lý trị liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế để giảm thiểu khả năng gây ra biến chứng, tác dụng phụ khi phải dùng đến các loại thuốc chữa bệnh. 

– Liệu pháp hành vi:

Liệu pháp hành vi đối với người đang bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ bao gồm 2 kỹ thuật:

  • Một là bộc lộ ra các suy nghĩ bị ám ảnh để làm giảm bớt sự căng thẳng, lo âu
  • Hai là thực hiện một số kỹ thuật nhằm giúp ngăn chặn các suy nghĩ ám ảnh và các hành vi cưỡng chế

Ban đầu, các kỹ thuật này sẽ làm giảm hành vi cưỡng bức và suy nghĩ ám ảnh. Theo thời gian, các triệu chứng này sẽ hoàn toàn thuyên giảm. Ngoài ra, liệu pháp hành vi còn có tác dụng giúp giảm lo âu và cải thiện tâm trạng tiêu cực của bệnh nhân đáng kể.

Bệnh OCD rất khó chữa nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ

– Liệu pháp nhận thức:

Phương pháp nhận thức sẽ giúp người bệnh đánh giá lại sự lo âu quá mức và mối nguy hiểm của các sự vật, sự việc. Qua đó sẽ giảm các suy nghĩ ám ảnh như là sợ nhiễm vi trùng, vi khuẩn, sợ bẩn, sự sợ hãi quá mức,…trong cuộc sống. 

Để đạt hiệu quả cao trong cách chữa bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế, bệnh nhân cần phải lựa chọn địa chỉ điều trị tâm lý uy tín với những phương pháp trị liệu phù hợp, khoa học. Tại Việt Nam, phương pháp tâm lý trị liệu vẫn còn chưa quá phổ biến nên nhiều người mắc phải chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường không được chẩn đoán, không nhận ra mình bị bệnh hoặc chỉ biết tìm đến các cơ sở y tế thông thường để điều trị. 

Hiện nay có khá nhiều trung tâm ứng dụng trị liệu tâm lý vào điều trị các triệu chứng rối loạn tâm thần nói chung hay triệu chứng OCD rối loạn ám ảnh cưỡng chế nói riêng nhưng các phác đồ chưa được nghiên cứu sâu nên hiệu quả còn rất hạn chế.

Bài viết là những thông tin về Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trả lời cho câu hỏi OCD là gì? Đây là một dạng rối loạn tâm thần đặc biệt. Hội chứng này tuy ít đe dọa đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, bệnh nhân cần chủ động thăm khám và tích cực điều trị để đạt kiểm soát bệnh hiệu quả. Các bạn cũng có thể làm các bài test rối loạn ám ảnh cưỡng chế, quiz rối loạn ám ảnh cưỡng chế để phát hiện triệu chứng của bệnh.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *