R&D là gì? Tầm quan trọng của R&D trong kinh doanh

Đa số các doanh nghiệp liên tục sửa đổi phạm vi và thiết kế của sản phẩm trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường và sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Đó là lý giải cho sự ra đời của R&D. Cùng tìm hiểu về R&D là gì, tầm quan trọng của R&D, kỹ năng của người làm R&D để tạo ra sản phẩm mới bắt trend mà vẫn giữ nét đặc trưng của thương hiệu?

R&D là gì?

Một số khái niệm như: R&D thực phẩm, chiến lược R&D, R&D Department hay phòng R&D,… đã khá quen thuộc ở các công ty kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên, có không ít bạn trẻ đang quan tâm đến vị trí tuyển dụng chuyên viên phát triển sản phẩm R&D vẫn còn thắc mắc viết tắt của R&D là gì.

Ngành Research & Development, hay còn được viết tắt là R&D, trong tiếng Việt có ý nghĩa: Nghiên cứu và phát triển. Đây được đánh giá là một trong những bí kíp thành công của rất nhiều tập đoàn phát triển trên thế giới.

R&D gồm nhiều công việc khác nhau diễn ra trong giai đoạn mà các công ty, tập đoàn nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hoặc cải tiến những dịch vụ/sản phẩm hiện có. Nói một cách dễ hiểu, R&D gồm các hoạt động như: tiến hành nghiên cứu, mua bán công nghệ, đầu tư và phát triển sản phẩm,…

R & D là gì
Hãy hiểu rõ R&D là gì, nhân viên phát triển thị trường là gì để tự tin trả lời phỏng vấn nhé!

Toàn bộ các hoạt động này góp phần giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lớn mạnh hơn. Trong quá trình nghiên cứu và ra mắt các sản phẩm/dịch vụ mới, doanh nghiệp có thể phát hiện ra các điểm sáng tạo thú vị, có thể áp dụng nhằm cải thiện sản phẩm/dịch vụ ra mắt trong tương lai, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thị trường một cách tối ưu nhất.

Phân loại R&D

Nhân viên phát triển sản phẩm
Nhân viên phát triển sản phẩm tại Bộ phận R&D sẽ đảm nhận các nhiệm vụ gì?

Tùy thuộc vào từng ngành nghề riêng biệt mà nhiệm vụ của R&D ở mỗi ngành nghề sẽ không giống nhau. Tuy vậy, dù có đa dạng thế nào thì hoạt động R&D cũng sẽ gồm 4 công việc chủ yếu sau:

  • Nghiên cứu – phát triển bao bì (Packaging R&D):

Mức tiêu thụ của sản phẩm trong các ngành công nghiệp thời trang, đồ uống, thực phẩm,… có thể bị ảnh hưởng lớn bởi bao bì. Doanh nghiệp ở các ngành này luôn phải sáng tạo và cập nhật liên tục các mẫu mã bao bì đa dạng với chất liệu và kiểu dáng độc đáo nhằm thu hút khách hàng. Bao bì được thiết kế mới sao cho đảm bảo tính thời thượng mà vẫn mang nét đặc trưng của thương hiệu. 

Ngoài ra, cách thức đóng gói bao bì cũng có vai trò quan trọng không kém. Các yếu tố hàng đầu khi đánh giá phương thức đóng gói của một sản phẩm luôn là sự tối ưu, đột phá và  thuận tiện. Có thể đó chỉ là thay đổi rất nhỏ trong cách đóng gói, chất liệu hay kiểu dáng còn định lượng sản phẩm vẫn giữ nguyên, đôi khi sẽ đem lại sự đột phá, giúp gia tăng hiệu quả doanh thu.

Packaging R&D
Packaging R&D là công việc chính của nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Có lẽ cũng bởi vậy mà vào mỗi dịp lễ, Tết, các nhà sản xuất lại thi nhau tung ra thị trường hàng loạt mẫu mã sản phẩm mới bắt mắt hơn với mục tiêu gia tăng doanh thu ngày lễ. Việc sản xuất bao bì đóng gói dạng cốc thay vì gói đối với mì ăn liền chính là ví dụ tiêu biểu của việc thay đổi mẫu mã ngành công nghiệp thực phẩm – vừa đẹp mắt, tiện lợi sử dụng mà còn góp phần bảo vệ môi trường.

  • Nghiên cứu – phát triển sản phẩm (Product R&D):

Nhiệm vụ chính mà quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm cần đạt được là phục vụ cho hoạt động ra mắt các sản phẩm mới: công dụng, thiết kế, chất liệu, tính năng,… hoặc cải tiến về chất lượng và cả hình thức của những sản phẩm hiện tại. 

Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một sản phẩm đột phá và đáp ứng thị hiếu số đông người tiêu dùng. Gần đây, bánh mì thanh long và các loại bún, bánh tráng từ các loại nông sản của Việt Nam là ví dụ về các sản phẩm mới xuất hiện độc đáo, khi nước ta trong thời kỳ khó khăn không thể xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Nghiên cứu – phát triển sản phẩm
Nhân viên R&D thực phẩm thường khá chú trọng hoạt động này

Hai tập đoàn ngành công nghiệp nước giải khát lớn nhất thế giới Pepsi và Coca Cola chính là ví dụ tiêu biểu nhất cho hoạt động này. Cả 2 thương hiệu đều đã cho ra mắt các hương vị nước giải khát mới trong vài năm gần đây như: Coca Cola cà phê hay Pepsi muối để có thể thỏa mãn nhu cầu cho nhiều đối tượng người tiêu dùng khác nhau.

  • Nghiên cứu – phát triển quy trình (Process R&D):

Công việc này còn được đánh giá là hoạt động nghiên cứu và phát triển bộ máy “phần mềm” của công ty, góp phần phát triển và cải tiến quy trình sản xuất (sản phẩm), quy trình vận hành (máy móc), quy trình phục vụ khách hàng (với ngành dịch vụ),… Khi đã xây dựng và cải tiến quy trình thành công thì hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tăng lên nhiều lần.

Đặc biệt đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ, như khách sạn hay các nhà hàng, quán cafe (ngành R&D thực phẩm) thì quy trình đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nó có ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp và quyết định sự thành công hay thất bại của loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

  • Nghiên cứu – phát triển công nghệ (Technology R&D):

Ở thời đại công nghệ 4.0 phát triển bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay thì yếu tố tiên quyết để tạo ra các tinh hoa công nghệ mới chính là hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Công việc này phục vụ mục đích tối ưu hóa năng suất lao động và cải tiến các sản phẩm/dịch vụ đã có để tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới với giá thành và chất lượng ưu việt hơn.

Hoạt động nghiên cứu – phát triển công nghệ cũng đòi hỏi bộ phận R&D cần phải có cái nhìn toàn diện trên thị trường quốc tế thì mới có thể học hỏi các nền công nghệ mới nhất, hoặc dựa vào đó để sáng tạo ra các phương pháp sản xuất công nghệ mới phù hợp với doanh nghiệp mình.

Xem thêm: ASM là gì? ASM chuyên nghiệp cần có những kỹ năng gì?

Chức năng và nhiệm vụ của người làm R&D

Hoạt động R&D ở đất nước ta đang ngày càng được hội nhập với sự phát triển chung của thế giới, trở nên đa dạng và được nhiều doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao. Gần đây, nhu cầu về nhân lực ngành R&D, đặc biệt là kỹ sư R&D thực phẩm là rất lớn. Vì vậy, nếu bạn quan tâm đến vị trí tuyển dụng nhân viên R&D hay nhân viên R&D thực phẩm, hãy mạnh dạn ứng tuyển nhé!

Chức năng và nhiệm vụ của người làm R&D
Chức năng và nhiệm vụ của người làm R&D là gì

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực nói riêng và trên thị trường nói chung đòi hỏi các công ty phải đặc biệt quan tâm về các hoạt động nghiên cứu và phát triển để có thể tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt nhất tới tay người tiêu dùng. 

Khi đó, việc thành lập riêng một phòng R&D trong công ty là vô cùng cần thiết. Công việc chính của phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm là thực hiện việc các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm cả mới và cũ sao cho đáp ứng nhu cầu thị trường. Thông thường, hoạt động này sẽ bao gồm 4 bước sau.

  • Phân tích tổng hợp:

Phân tích tổng hợp là nhiệm vụ mà bộ phận nghiên cứu và phát triển phải làm thường xuyên nhất. Nhân viên phụ trách công việc này luôn phải cập nhật nguồn thông tin có liên quan tới các dự án mới, các thị trường mục tiêu cần tiếp cận và toàn bộ thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến dự án.

Sau khi cập nhật thông tin, chức năng của phòng R&D là nhanh chóng xác định các dữ kiện này có đáng tin cậy hay không. Bước tiếp theo là phân tích, chắt lọc theo hướng cô đọng, dễ hiểu nhất nhằm tiết kiệm thời gian cho các bên liên quan.

  • Phân tích dữ liệu:

Trong các dự án có khối lượng dữ liệu lớn, nhất là những dự án có tính trọng điểm của doanh nghiệp, có sự tương tác với hàng triệu khách hàng cùng một lúc thì bộ phận R&D có nhiệm vụ ghi chép và tổng hợp lại dữ liệu một cách đầy đủ để phân tích chuyên sâu và đưa ra góc nhìn khách quan, tường tận. Từ đó, các bộ phận khác mới có thể thực hiện tốt hơn các công việc về sau.

  • Nghiên cứu khách hàng:

Nghiên cứu khách hàng chắc chắn là hoạt động không thể thiếu trong phòng ban R&D ở bất cứ doanh nghiệp lớn nhỏ nào. Đơn giản bởi hoạt động này đảm bảo mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới.

Nghiên cứu khách hàng liên quan đến các thông tin về độ tuổi, mức thu nhập, hành vi, sở thích, khu vực sinh sống, tính cách, …của khách hàng mục tiêu. Thực hiện tốt hoạt động này sẽ giúp quy trình chăm sóc khách hàng diễn ra được thuận lợi hơn.

  • Chia sẻ thông tin:

Nhắc đến phòng R&D, ta không thể không nhắc đến thông tin, từ hoạt động thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau cho đến việc phân tích, viết báo cáo dựa trên các thông tin thu thập được và có nhiệm vụ chia sẻ thông tin đến khách hàng cũng như thị trường.

Nghiên cứu khách hàng
Nghiên cứu khách hàng là hoạt động quan trọng

Nhằm chắc chắn về tính khách quan và cập nhật mà nguồn thông tin R&D lấy sẽ bao gồm cả trong nước và nước ngoài. Từ đó có thể tạo ra những bản báo cáo mang tính chuyên sâu về sản phẩm/dịch vụ, khiến người tiêu dùng có cái nhìn cụ thể, chi tiết hơn về tổng quan ngành.

Xem thêm: CIO là gì? là ai? Tổng hợp những điều cần biết

Tầm quan trọng của R&D trong kinh doanh

Có thể nói, yếu tố cấu thành và có sức ảnh hưởng vô cùng lớn trong kinh doanh chính là R&D. Bởi R&D có sự gắn kết chặt chẽ trong hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, các công nghệ sản xuất mới. Thậm chí, chức năng của phòng R&D có thể tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng của mỗi quốc gia.

Bên cạnh đó, bộ phận R&D cũng là bộ phận rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, thường tập hợp các kỹ thuật viên có năng lực tinh nhuệ nhất để đem lại những bản báo cáo chất lượng, phục vụ cho quá trình nâng cao hiệu suất kinh doanh. 

Tầm quan trọng của R&D trong kinh doanh
Trong kinh doanh thì vai trò của R&D là gì?

Cụ thể, đội ngũ R&D của các công ty thường được giao nhiệm vụ tạo ra sự ưu việt về công nghệ, vị thế cũng như một số hoạt động xuất – nhập khẩu của doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển trong dài hạn.

Hiểu được R&D là gì mới biết phòng R&D chính là bộ phận cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt đang đầu tư chi phí R&D nhiều hơn để có thể cạnh tranh gắt gao với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đầu tư quá trình R&D hỗ trợ doanh nghiệp khi chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới hay nghiên cứu công nghệ mới áp dụng cho sản phẩm. 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *