CIO là gì? là ai? Tổng hợp những điều cần biết

CIO là một trong những vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều người chưa biết CIO là gì và phải làm những công việc gì. Để tìm hiểu chi tiết từ A – Z về các thông tin liên quan đến CIO, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

CIO là ai?

CIO là viết tắt của từ Chief Information Officer, chính là Giám đốc Công nghệ Thông tin hay Giám đốc thông tin trong doanh nghiệp. CIO chịu trách nhiệm về hệ thống công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu và xây dựng hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp; đảm bảo các hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.  

CIO là gì?
CIO là gì?

Bên cạnh đó, các CIO còn góp phần kiến tạo nên môi trường tương tác thân thiện với khách hàng, các nhà cung cấp cũng như các nhà đầu tư. 

Phân biệt CIO và CTO

Hiện nay có một vị trí rất hay bị nhầm lẫn với vị trí CIO, đó chính là CTO. Vậy vị trí CTO là gì? Nó khác CIO ở những điểm nào, để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua những nội dung sau đây nhé.

Nội dung so sánh  CIO  CTO 
Chức vụ  Giám đốc thông tin  Giám đốc công nghệ 
Nhiệm vụ  Tập trung ứng dụng công nghệ thông tin để cải thiện các quy trình cũng như các vấn đề nội bộ, giảm chi phí cho doanh nghiệp.  Tập trung vào định hướng cũng như các chiến lược của công ty. Tìm kiếm những lợi thế mà công nghệ có thể tạo ra để công ty cạnh tranh phát triển với các công ty khác. 
Báo cáo  Còn CIO báo cáo lại cho Giám đốc điều hành (CEO).  CTO thường phải báo cáo lại kết quả cho CIO.
Sứ mệnh  Tập trung phát triển  khách hàng nội bộ. Tập trung phát triển sứ mệnh bên ngoài.
Chiến lược  Đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngay lập tức của doanh nghiệp. Đáp ứng, dự đoán các nhu cầu kinh doanh trong tương lai. 

Vai trò và trách nhiệm của CIO

Vai trò của CIO trong doanh nghiệp

– Dùng công nghệ kiến tạo giá trị kinh doanh

CIO có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ các giải pháp công nghệ thông tin cho các Phòng ban trong doanh nghiệp như Phòng Kinh doanh, Phòng Truyền thông – Marketing, Phòng Nhân sự, Phòng Sản xuất,… để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và củng cố uy tín của sản phẩm/dịch vụ trong lòng các khách hàng. 

Cố vấn các chiến lược phát triển công nghệ cho doanh nghiệp và đảm bảo các khoản đầu tư Công nghệ thông tin cho doanh nghiệp hợp lý. 

Bên cạnh đó, CIO còn là người quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin. 

Trách nhiệm của CIO trong doanh nghiệp  

Phụ thuộc vào chiến lược phát triển, quy mô của doanh nghiệp cũng như đặc điểm kinh tế ngành mà CIO đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau. 

giám đốc công nghệ thông tin
Tùy vào công ty mà CIO có trách nhiệm cụ thể khác nhau

– Thiết kế hệ thống thông tin doanh nghiệp

Hệ thống thông tin chính là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp. Mỗi đơn vị đều có những định hướng phát triển khác nhau, do đó cần một hệ thống thông tin chuyên biệt. Nếu không có hệ thống thông tin thì cơ sở dữ liệu của đơn vị sẽ không được lưu trữ và bảo mật, đồng thời gây nên tình trạng trì trệ trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của tổ chức. 

CIO cũng cần phải am hiểu sâu sắc về các hệ thống thông tin phổ biến và phương pháp thiết kế nên một hệ thống thông tin mới. Từ đó, CIO mới dễ dàng quản trị và đánh giá các chỉ số chất lượng của hệ thống do chính mình tạo ra. 

Hệ thống thông tin của một doanh nghiệp cần phải đảm bảo các tiêu chí sau: 

  • Phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp, tổ chức.
  • Đáp ứng được các tiêu chuẩn của hệ thống thông tin.
  • Quản lý các thông tin rủi ro và triển khai hệ thống an toàn cho thông tin. 

Chính vì vậy, CIO giống như một “cảnh vệ” cần mẫn ngày đêm xây đắp và nâng cấp hệ thống bảo mật cho doanh nghiệp, không để các đối thủ cạnh tranh đánh cắp dữ liệu. 

– Đề xuất ngân sách cho các dự án, giám sát các chuyên gia, nhân viên CNTT 

CIO giống như cánh tay phải của CEO, tư vấn cho CEO các chiến lược sử dụng ngân sách hợp lý trong các kế hoạch công nghệ thông tin một cách hiệu quả và không gây lãng phí ngân sách.  

Ngoài ra, để có được một đội IT hùng mạnh, hệ thống thông tin chạy “mượt” thì CIO cần quản lý nhân viên chặt chẽ, biết ai làm được việc, phần mềm nào thì tối ưu.  

– Phát triển nền tảng dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhu cầu của khách hàng cần phải được đáp ứng kịp thời mọi lúc mọi nơi. Để làm được điều này thì CIO cần tập trung sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để phát triển Chatbot – ứng dụng hỗ trợ các phản hồi và thắc mắc của khách hàng trước, trong và sau quá trình sử dụng dịch vụ. 

– Quản lý chuỗi cung ứng

Ngoài các điều trên, CIO còn có trách nhiệm quản lý các nhu cầu bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Vận dụng các công nghệ tiên tiến để quản lý chuỗi cung ứng từ đó rút ngắn quá trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa, quản lý kho,… Điều này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng số lượng cửa hàng bán lẻ, gia tăng năng suất. 

– Quản lý hệ sinh thái doanh nghiệp

CIO - quản lý hệ sinh thái của doanh nghiệp
CIO – quản lý hệ sinh thái của doanh nghiệp

Hệ sinh thái của doanh nghiệp chính là tập hợp các mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, nhà đầu tư và những bên liên quan đến sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp. 

Do vậy, vai trò tiên phong của CIO hiện nay là đầu mối thông tin, thâu tóm và xử lý các vấn đề vệ hệ thống thông tin của các đơn vị. 

Mức thu nhập trung bình của một CIO

Không giống như các vị trí khác, CIO cần sở hữu tối thiểu từ 10 – 15 năm kinh nghiệm. Do CIO phải đảm nhiệm những công việc “hack” não nhất trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Nhưng mức lương họ nhận được thì hoàn toàn tương xứng là 120 triệu đồng (thấp nhất) và 270 triệu đồng (cao nhất). 

Ngoài ra, sau này CIO có thể trở thành COO, CEO hoặc CKO của doanh nghiệp đó. 

Cần những gì để trở thành CIO?

Để có thể trở thành Giám đốc Công nghệ Thông tin, bạn cần sở hữu những tố chất sau đây: 

Năng lực lãnh đạo

Yếu tố đầu tiên để bạn có thể trở thành một CIO đó là phải có năng lực lãnh đạo  bộ phận của mình cũng như các bộ phận khác. Giúp nhân viên của mình triển khai, phát triển thành công các giải pháp về công nghệ thông tin. Có khả năng chinh phục, định hướng và kêu gọi mọi người cùng hợp tác hết sức mình cho mục tiêu chung của doanh nghiệp. 

Ngoài ra, CIO cũng cần có tầm nhìn chiến lược về hệ thống thông tin phục vụ tối đa cho sự phát triển của doanh nghiệp. 

Bậc thầy trong quản lý phát triển phần mềm và am hiểu các giải pháp về công nghệ thông tin 

Để trở thành CIO bạn cần nằm lòng phương pháp thiết kế hệ thống thông tin và am hiểu cách quản trị các phần mềm có lợi cho doanh nghiệp. Từ đó, giúp các hoạt động của các phòng ban trở nên trơn tru và phối hợp ăn ý hơn.  

Ngoài ra, CIO phải tối ưu các phần mềm tương thích với từng phòng ban cụ thể. Ví dụ như, phần mềm quản lý nhân sự cho Phòng nhân sự; công cụ đo tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, tương tác với khách hàng; phần mềm quản lý bán hàng cho Phòng Kinh doanh,…

Và với từng giải pháp, thì CIO là người cần phải am hiểu tường tận:

  •  Lợi ích của giải pháp này cho doanh nghiệp là gì?
  • Để thực hiện giải pháp này thì doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu, khả năng thu hồi vốn đầu tư như nào, có nhanh không? 
  • So sánh các giải pháp, để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.
  • So sánh giữa các nhà cung cấp, nhà đầu tư với nhau. 
  • Những yếu tố then chốt để triển khai các giải pháp thành công.

Am hiểu các hoạt động sản xuất và kinh doanh 

CIO cần nắm rõ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để có thể hoạch định chiến lược phát triển công nghệ phù hợp. Ví dụ, doanh nghiệp đang ở giai đoạn xây dựng và phát triển thì Giám đốc Thông tin cần thông thạo các kiến thức về Marketing và kinh doanh. Còn với doanh nghiệp đã xây dựng được tên tuổi của mình trên thị trường thì vai trò của CIO lúc này là phát triển chuỗi cung ứng và củng cố nguồn tài chính cho đơn vị. 

CIO cần am hiểu về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty
CIO cần am hiểu về các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty

Kỹ năng quản lý dự án

CIO cần đảm nhiệm các dự án công nghệ khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau. Sau khi dự án kết thúc, người thu thập các thông tin về tiến độ và chất không ngoài ai khác chính là CIO. Do vậy, CIO cần thành thạo các kỹ năng quản lý dự án để lường trước các rủi ro có thể xảy ra và tiến hành các biện pháp khắc phục.  

Tìm tòi, sáng tạo

Để trở thành một CIO, bạn phải luôn tìm tòi và sáng tạo. CIO cần sáng tạo dựa trên những điều đã học hỏi, nghiên cứu được để ra mắt một hệ thống thân thiện, bảo mật; là môi trường tương tác không giới hạn giữa mọi người với nhau. 

Ngoài các yêu cầu trên, để trở thành một Giám đốc Công nghệ Thông tin thì bạn cần giỏi ngoại ngữ, giỏi giao tiếp, ứng xử lý nhanh nhạy trong mọi trường hợp,… 

Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi mang đến trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ CIO là gì, vai trò và trách nhiệm của CIO cũng như những điều cần để trở thành một CIO giỏi. Nếu như vẫn còn băn khoăn hoặc thắc mắc vấn đề khác, bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp kịp thời, cụ thể nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *