Quân tử là gì? Đặc điểm, tiêu chuẩn của người quân tử

Từ xưa đến nay quân tử là từ nhằm để đánh giá một người đàn ông tuyệt vời, cho dù trong hoàn cảnh nào thì họ vẫn luôn sống và giữ vững được đạo nghĩa làm người. Nội dung bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm quân tử là gì cũng như đặc điểm và những tiêu chuẩn cần có đối với một bậc quân tử.

Quân tử nghĩa là gì?

Thế nào là quân tử? Quân tử là khái niệm cơ bản trong Nho giáo nhằm miêu tả những người đàn ông có phẩm chất, đức hạnh cao quý với những hành động chính trực.

Quân tử nhằm miêu tả người đàn ông có phẩm chất, đức hạnh cao quý
Quân tử nhằm miêu tả người đàn ông có phẩm chất, đức hạnh cao quý

Có thể thấy từ bao đời nay quân tử luôn là hình mẫu lý tưởng được mọi người hướng tới. Theo quan điểm của nho giáo để có thể trở thành người quân tử chúng ta sẽ phải rèn luyện đạo đức, tu dưỡng bản thân. 

Cho đến nay khái niệm này vẫn còn nguyên giá trị và được đề cao trong cuộc sống. Quân tử sở hữu đức tính tốt đẹp, luôn sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Biểu hiện của quân tử

Biểu hiện của một người quân tử được thể hiện thông qua những biểu hiện cơ bản như sau: 

Về mặt nhân phẩm

Nếu kẻ tiểu nhân thường yêu cầu người khác thì người quân tử luôn yêu cầu chính mình. Trong mọi thời khắc người quân tử luôn xem xét bản thân, sống độc lập, tự cường và luôn biết cách để khắc phục thiếu sót, cải thiện bản thân.

Người quân tử luôn sống độc lập, tự cường
Người quân tử luôn sống độc lập, tự cường

Vì thế kiểu người này luôn không ngừng hoàn thiện mình để trở nên tiến bộ hơn.

Về mặt trí tuệ

Người quân tử trước sau như 1, luôn biết cách giữ mình, không bao giờ dễ dàng bị lay động, sống khoan dung và luôn lạc quan yêu đời. Với những kẻ luôn suy nghĩ, tính toán mọi thứ thiệt hơn với người khác sẽ không bao giờ có thể trở thành được một người quân tử. 

Về việc kết giao

Người quân tử luôn thẳng thắn, chính trực và công bằng trong các mối quan hệ, có dễ dàng hòa nhập và không hề có sự phân biệt đối xử hay tỏ ra khinh miệt bất kỳ ai. 

Quân tử luôn sống chính trực
Quân tử luôn sống chính trực

Đặc điểm này hoàn toàn trái ngược lại với những kẻ tiểu nhân, chỉ muốn kết bè phái nhằm mục đích trục lợi cho mình mà không bao giờ sống thẳng thắn hay chính trực.

Về lời nói và hành vi

Người xưa có câu: “quân tử hòa mà không đồng, kẻ tiểu nhân đồng mà không hòa”, ý nghĩa của câu nói này có nghĩa là những người quân tử có thể lấy “đạo nghĩa” để bao dùng với người khác và giúp mọi thứ trở nên hài hòa, còn những kẻ tiểu nhân lại luôn hùa vào ý người khác trong khi trong lòng lại hoàn toàn suy nghĩ khác với lời nói.

Bậc quân tử luôn đối đãi với người khác bằng sự ngay thẳng
Bậc quân tử luôn đối đãi với người khác bằng sự ngay thẳng

Người quân tử luôn dùng sự chân thành để đối đãi với người khác. Với họ lời nói và hành vi luôn tương đồng, nhất quán với nhau, sống không giả tạo hay lừa dối. 

Về khí chất

Khổng Tử đã dạy, các bậc quân tử khí định thần an, không hề kiêu ngạo. Cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cũng không vì chuyện vui buồn hay được mất mà khiến bản thân bị ảnh hưởng.

Ngay cả khi lập được công trạng lớn, làm được việc tốt họ cũng không cảm giác tự kiêu. Thay vào đó họ xem mọi chuyện chỉ là điều bình thường, nên làm mà thôi. 

Bụng dạ bậc quân tử

Bậc quân tử lòng dạ bình yên, khoáng đãng, sở hữu tâm thái rộng lượng. Điều này đã được thể hiện rõ trong câu nói của Khổng Tử: “Nhân giả bất ưu, trí giả bất hoặc, dũng giả bất cụ” có nghĩa là “có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân sẽ không ưu tư, dũng cảm sẽ không sợ hãi. 

Bụng dạ người quân tử
Kiểu người này luôn sống khoan dung, độ lượng với tất cả mọi người

Quân tử có tâm địa rộng lượng, sống khoan dung và không thù oán. Nhờ vậy mà cuộc sống của người quân tử luôn thong dong, tự tại và vui vẻ.

Chí hướng

Bậc quân tử đại trượng phu luôn sống hướng lên và phát triển, việc luôn sống theo ý trời, ngày càng cao mình nên ngày càng phát triển. trong khi đó thì những kẻ tiểu nhân lại thường thuận theo dục vọng mà ngày một đi xuống.

Làm người chí phải đặt ở cao xa mới có được “thượng đạt”, hướng về phía trước, hướng cao và xa ở đây là việc hướng thiện, biết chấp nhận và sửa sai, nuôi dưỡng tâm tĩnh để sống an nhiên.

Trong lựa chọn

Đối với người quân tử họ luôn kiên trì và nguyên tắc trong mọi việc, còn kẻ tiểu nhân thì thường hay sống sằng bậy, làm ẩu, làm càn. Điều này đã được thể hiện rõ ở trong luận ngữ của Vệ Linh Công: “Quân tử cố cùng, tiểu nhân cùng tư lạm hĩ”.

Sự lựa chọn của người quân tử như thế nào
Trong mọi tình huống người quân tử luôn lựa chọn điều đúng đắn

Chính vào những lúc khốn cùng và thất vọng việc có thể giữ vững được nguyên tắc hay không sẽ giúp chúng ta phân biệt được quân tử và tiểu nhân. Cổ nhân từng dạy chỉ khi vào hoàn cảnh khốn cùng thì mới nhìn ra được bản chất của một người là như thế nào.

Xem thêm: Đàng hoàng là gì? Biểu hiện của người đàng hoàng là như thế nào?

Tiêu chuẩn của người quân tử là gì?

Nói về tiêu chuẩn của người quân tử, theo Nho giáo, bậc chí nhân quân tử sẽ cần phải có 5 đức tính (ngũ thường) như sau:

– Nhân: Tức là người đó phải có tấm lòng nhân ái, nhân từ, biết quan tâm và giúp đỡ người khác.

– Lễ: Có nghĩa là cần phải biết cư xử sao cho đúng mực, tôn trọng và tuân thủ theo đúng nguyên tắc đạo đức, xã hội.

– Nghĩa: Tức là phải biết sống theo lẽ phải, làm việc thiện, đúng đắn, sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho những điều cao đẹp.

– Trí: Có nghĩa là có hiểu biết, thông minh, sáng suốt và phân biệt được đúng sai.

– Tín: Có nghĩa là phải trung thực, giữ lời, lời nói và hành động luôn thống nhất với nhau. Là kiểu người sống phải có trách nhiệm.

Tiêu chuẩn cần có đối với một người quân tử
Tiêu chuẩn cần có của người quân tử

Bên cạnh 5 đức tính cơ bản này thì bậc quân tử còn cần phải có những phẩm chất như sau:

– Dũng cảm, dám làm những điều đúng đắn mà không sợ hiểm nguy hay khó khăn.

– Sáng suốt trong mọi việc để luôn có quyết định đúng đắn nhất.

– Luôn trung thành với niềm tin, lý tưởng sống của mình

– Biết cách kiềm chế bản thân để không khiến cảm xúc bị chi phối bởi hành động.

– Sống có đạo lý và hiếu thảo, biết đền ơn đáp nghĩa với những người dạy dỗ, giúp đỡ mình.

– Sống hòa thuận, vui vẻ.

Cách để rèn luyện thành bậc quân tử

Có thể thấy để có thể trở thành một người đàn ông “quân tử” là điều không dễ dàng, đó là cả 1 quá trình tu dưỡng đạo đức, phát triển bản thân và luôn sống với lý tưởng giá trị đạo đức cao đẹp.

Sau đây là một số lời khuyên để có thể rèn luyện được bản thân trở thành bậc trí nhân quân tử: 

  • Suy nghĩ, hành động theo những điều đúng đắn.
  • Sống tôn trọng người khác và cư xử một cách đúng mực trong mọi tình huống.
Hướng dẫn để có thể trở thành người quân tử
Hướng dẫn để có thể trở thành người quân tử
  • Luôn giữ lời và trung thực cho dù có bất cứ chuyện gì xảy ra
  • Có khả năng kiềm chế bản thân tốt, tuyệt đối không để cảm xúc chi phối hành động.
  • Học hỏi, biết cách để trau dồi kiến thức, kỹ năng.
  • Tích cực tham gia những hoạt động thiện nguyện để nhằm giúp đỡ người khác.

Để có thể trở thành người quân tử là một hành trình dài cần phải kiên trì và nỗ lực. Nếu bạn quyết tâm sẽ đạt được mục tiêu và trở thành được người có ích cho xã hội.

Với những thông tin trên đây chúng ta đã hiểu rõ hơn được quân tử là gì, biểu hiện và tiêu chuẩn cần có để trở thành người quân tử. Trong xã hội xưa và nay quân tử luôn là hình mẫu lý tưởng được mọi người yêu quý và tôn trọng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều kẻ tiêu nhân với lối sống hoàn toàn trái ngược. 

Để tạo dựng được một xã hội phát triển và tốt đẹp thì con người là yếu tố vô cùng quan trọng, vì thế hãy tu dưỡng bản thân để có thể trở thành bậc quân tử với những đóng góp ý nghĩa cho cộng đồng! 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *