Quan hệ sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm để cân bằng sự phát triển kinh tế, xã hội. Cụ thể quan hệ sản xuất là gì, cũng như những thông tin chi tiết về quan hệ sản xuất sẽ được chúng tôi trình bày đầy đủ trong bài viết sau đây!
Quan hệ sản xuất là gì ví dụ?
Khái niệm quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ và sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa các thành phần sản xuất trong xã hội. Các yếu tố cơ bản của quan hệ sản xuất là: Lao động, phương tiện sản xuất, quan hệ sở hữu.
Quan hệ sản xuất bao gồm các cách lực lượng lao động tổ chức, quản lý và cách mà phương tiện sản xuất (như máy móc, đất đai, vốn) được sở hữu, kiểm soát.
Quan hệ sản xuất là gì trong triết học?
Theo Mác – Lênin quan hệ sản xuất là những mối quan hệ xã hội được tạo ra bởi con người trong quá trình sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Mối quan hệ này được hình thành một cách khách quan bởi sự phát triển của xã hội mà không bị phụ thuộc vào ý chí của con người.
Quan hệ sản xuất là tiêu chí để phân biệt hình thái kinh tế – xã hội này với hình thái kinh tế – xã hội khác, chúng có khả năng quyết định đến các mối quan hệ khác của con người.
Ví dụ về quan hệ sản xuất
Ví dụ 1: Trong một nhà máy sản xuất, mối quan hệ sản xuất được thể hiện giữa chủ doanh nghiệp với công nhân. Chủ doanh nghiệp là người sở hữu máy móc, phân xưởng, nguyên liệu, còn công nhân là đối tượng trực tiếp thực hiện sản xuất bằng việc sử dụng máy móc, vật tư, nguyên liệu của chủ doanh nghiệp. Công nhân chịu sự giám sát, quản lý của các nhà quản lý, chủ sở hữu.
3 mặt của quan hệ sản xuất
Quan hệ về việc phân phối sản phẩm lao động
Đây là mối quan hệ giữa người sản xuất, người sở hữu và quản lý phương tiện sản xuất, chúng có vai trò quyết định đến việc phân phối sản phẩm lao động. Mối quan hệ này là sự phân chia công bằng giữa các thành viên trong xã hội về sản phẩm lao động với mục tiêu để tạo nên sự phân chia công bằng giữa lực lượng sản xuất với người sở hữu tư liệu sản xuất về tài chính, quyền lợi, quyền lực để tạo nên một môi trường xã hội ổn định.
Xem thêm: Lực lượng sản xuất là gì? Ví dụ về lực lượng sản xuất
Quan hệ về việc tổ chức lao động sản xuất
Nhằm để chỉ mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình sản xuất với các quy định, luật lệ, mối quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động. Mối quan hệ này đóng vai trò quyết định tới cách thức tổ chức quá trình sản xuất, cũng như vai trò, vị trí của lao động ở trong quá trình đó.
Thường thì đối với hệ thống tư bản thì chủ sở hữu tư liệu sản xuất sẽ đưa ra quyết định, quản lý quá trình sản xuất, về phía công nhân sẽ tuân thủ các nguyên tắc, quy định được đặt ra bởi họ.
Quan hệ về việc sở hữu tư liệu sản xuất
Mối quan hệ này nói về cách phương tiện sản xuất như: Nhà máy, kho hàng, máy móc, nguyên vật liệu sở hữu trong xã hội. Người sở hữu tư liệu sẽ quyết định việc dùng tài nguyên, cũng như quy trình sản xuất.
Có thể thấy cả 3 mặt của quan hệ sản xuất thì đều đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tương đồng khi quyết định cách thức sản xuất, cũng như phân chia sự công bằng xã hội.
Cả 3 mặt kết hợp hài hòa, chặt chẽ với nhau nhằm quyết định cách thức, quy mô sản xuất, mang đến sự bền vững của xã hội, tác động đến đời sống của người dân.
Ý nghĩa của quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất có ý nghĩa quan trọng, giúp xác định sự phân bố và dùng tài nguyên ở trong xã hội, ảnh hưởng đến phương thức sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ,… Hiểu rõ được quan hệ sản xuất sẽ giúp bạn có những quyết định hợp lý để đảm bảo công bằng, bình đẳng ở trong xã hội, cụ thể:
- Quá trình sản xuất tạo nên các quan hệ kinh tế, quan hệ kinh tế nhằm phản ánh trình độ phân công lao động, hợp tác hóa sản xuất.
- Các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất góp phần củng cố hay làm biến đổi quan hệ sở hữu. Quan hệ sản xuất ở mỗi giai đoạn sẽ tồn tại các phương thức sản xuất nhất định nên khi xem xét tính chất một hình thái xã hội chúng ta không chỉ nhìn vào trình độ của lực lượng sản xuất mà cần xem xét cả tính chất của quan hệ sản xuất.
Có thể thấy quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong việc tạo ra của cải, vật chất. Quan hệ sản xuất được tạo ra bởi con người nhưng lại được hình thành khách quan trong quá trình sản xuất và không bị phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Với 3 mặt quan hệ sản xuất đã trình bày như trên thì quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong từng xã hội, cũng như quyết định quan hệ tổ chức quản lý, sản xuất, phân phối sản phẩm và những mối quan hệ khác nên chúng có mối quan hệ tương quan, tác động trực tiếp đến nhau.
Tìm hiểu các mối quan hệ trong quan hệ sản xuất
Giữa lực lượng sản xuất với quyền sở hữu sản xuất
Sở hữu sản xuất là quyền kiểm soát tài sản, nguồn lực trong sản xuất, chúng có vai trò quyết định cách thức sản xuất, sự phân phối hàng hóa. Theo đó, mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quyền sở hữu sản xuất mang đến sự khác biệt về vấn đề quyết định việc sản xuất cũng như phân phối hàng hóa.
Quan hệ giữa lực lượng sản xuất với lao động
Lực lượng sản xuất là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, đây cũng chính là yếu tố đặc biệt quan trọng nhất trong việc tạo sản phẩm. Mối quan hệ này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất, cũng như chất lượng sản phẩm, sự phát triển kinh tế và thu nhập của lao động cùng nhiều yếu tố khác có liên quan đến kinh tế.
Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và lao động xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau như: Tỷ lệ người lao động có trình độ cao, năng lực,… Đây là mối quan hệ song phương, nếu như lực lượng sản xuất không có lao động thì việc sản xuất sẽ không được thực hiện và ngược lại.
Xem thêm: Giai cấp là gì triết học? Nguồn gốc, các giai cấp trong xã hội VN
Quan hệ giữa lực lượng sản xuất với công nghệ sản xuất
Mối quan hệ này có vai trò nâng cao hiệu quả sản xuất, cùng như tăng cường năng suất lao động, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Việc áp dụng phát triển công nghệ sản xuất rất quan trọng đối với quan hệ sản xuất.
Công nghệ sản xuất bao gồm phương tiện, quy trình sản xuất nhằm để chế tạo hàng hóa, dịch vụ. Một quốc gia nếu có thể nghiên cứu, áp dụng các công nghệ sản xuất hiệu quả sẽ giúp có lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường.
Những thách thức của quan hệ sản xuất
Hiện quan hệ sản xuất đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức bởi sự phát triển như vũ bão của công nghệ, cũng như sự toàn cầu hóa kinh tế. Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo, cùng công nghệ tự động hóa.
Chính điều này đã đặt ra thách thức đối với nguồn lực lao động truyền thống, làm tăng áp lực về kỹ năng chuyên môn chất lượng cao.
Bên cạnh đó xu hướng ứng dụng công nghệ tự động hóa mạnh mẽ yêu cầu người lao động cần phải có kỹ năng chuyên môn cao nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc khó hơn. Đây chính là thách thức cho việc quản lý nhân sự khi phải đối mặt với 3 bài toán về việc tìm kiếm, giữ chân và phát triển nhân sự đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng hiện nay.
Qua đây chúng ta đã hiểu được quan hệ sản xuất là gì cũng như các mối quan hệ trong sản xuất. Hy vọng đã giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về cơ chế hoạt động của kinh tế, từ đó có giải pháp tốt nhất để phát triển nền kinh tế bền vững.