QA là gì? Những vấn đề liên quan đến công việc QA

Dù đã từng nghe tới vị trí QA nhưng chưa hẳn bạn đã biết phần việc cụ thể của nhân viên QA là gì? Qa là gì trong xây dựng? Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu về công việc cũng như kỹ năng cần thiết để bạn có thể đảm nhận việc này một cách tốt nhất.

Qa là gì?

QA hay Quality Assurance: là công việc giúp đảm bảo chất lượng của việc xây dựng hệ thống và quy trình sản xuất của các công ty theo một chuẩn mực đã được định sẵn. Giám sát chặt và đo lường việc thực hiện các chuẩn mực chất lượng tại các giai đoạn từ việc nghiên cứu thị trường, thiết kế… cho đến việc sản xuất, bán hàng và chăm sóc khách hàng.

QA là gì?
QA là vị trí quan trọng với mỗi doanh nghiệp

Nhiệm vụ của bộ phận QA là gì? 

– Đề xuất quy trình phát triển cũng như các sản phẩm phù hợp với yêu cầu riêng của từng dự án. Các quy trình này được phát triển dựa trên V-model hay Agile (đa số là Lean Development hoặc Scrum) hoặc thông qua việc sử dụng các quy trình quản lý sẵn có như CMMI hay ISO.

– Tìm kiếm và tập hợp những biểu mẫu, tài liệu, hướng dẫn nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cho các bộ phận trong các nhóm phát triển sản phẩm.

– Giám sát việc thực thi các quy trình của các bộ phận trong nhóm làm sản phẩm xem họ có làm đúng quy trình hay không.

QA có những nhiệm vụ riêng biệt trong công việc
QA có những nhiệm vụ riêng biệt trong công việc

– Kiểm tra, đôn đốc đội ngũ phát triển sản phẩm tuân thủ quy trình làm việc.

– Điều chỉnh quy trình phù hợp với mỗi sản phẩm mà các đội nhóm đang thực hiện.

Công việc quản lý qa là gì?

Phần việc của nhân viên qa là gì? Nhiệm vụ của QA ở mỗi nơi là khác nhau, tùy thuộc vào sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. Yêu cầu của mỗi công ty có thể bao gồm những việc sau:

– Kiểm tra quy trình trong nhà máy để đảm bảo mỗi quy trình đều tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn.

– Kiểm tra và cập nhật các loại tài liệu liên quan đến chuyên môn.

– Thúc đẩy và cải tiến các quy trình cốt lõi để duy trì chất lượng và hiệu quả trong sản xuất.

– Đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc để đáp ứng yêu cầu điều kiện sản xuất.

– Đào tạo nhân viên QA và nhân viên sản xuất chưa có kinh nghiệm về cách thức, quy trình thực hiện và tiêu chuẩn chất lượng.

– Phát triển tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho công ty.

– Duy trì các loại tài liệu đảm bảo chất lượng.

– Kiểm tra quy trình, so sánh với tiêu chuẩn đã xác định.

– Phân tích thông số để tìm điểm chênh lệch so với các tiêu chuẩn ban đầu.

– Phối hợp với khách và nhà cung cấp để giải quyết vấn đề liên quan tới chất lượng.

– Cùng các bên liên quan tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục những hậu quả trong trường hợp xảy vấn đề.

Những kỹ năng – kiến thức cần phải có nhân viên qa là gì?

Bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ có những yêu cầu nhất định về kiến thức và kỹ năng. Dưới đây sẽ là một số điều cơ bản mà bạn cần phải có được khi muốn làm một nhân viên QA thực thụ.

QA cần có những kiến thức và kỹ năng nhất định
QA cần có những kiến thức và kỹ năng nhất định

Những kiến thức cần có để thành 1 QA

– Được đào tạo và có kiến thức về IT và lập trình. Nghề QA đòi hỏi cần phải có kiến thức rộng hơn so với nhiều ngành khác. Mỗi người qa cần phải hiểu được qa là gì trong it. Đó chính là sự kiểm soát chất lượng phần mềm, cần phải hiểu và áp dụng được điều này trong quá trình làm việc thì mới có thể mang lại hiệu quả cao. 

– Cần phải có nền tảng kiến thức về domain đặc thù: banking, healthcare, tài chính…. 

– Kiến thức về hệ thống và phần mềm và chuyên ngành QA..

Những kỹ năng cần có trong công việc qa là gì?

– Kỹ năng giao tiếp tốt: Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng vì nhờ đó mà QA có thể điều hoà được các mối quan hệ trong nhóm.  

– Cẩn thận và tỉ mỉ: Người QA cần phải có tính cẩn thận và có suy nghĩ thấu đáo, chú ý đến mỗi vấn đề nhỏ để tránh những sai sót không đáng có.

– Tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo giúp QA tìm được những lỗi có giá trị để có thể đảm bảo cho chất lượng sản phẩm và công việc.

– Luôn học hỏi: Các phần mềm quản lý đều là công nghệ nên sẽ ngày một phát triển. Mỗi QA cần phải theo kịp các xu hướng công nghệ mới để tránh bị lạc hậu.

– Quản lý thời gian: Do khối lượng công việc của QA tương đối nhiều nên nếu không sắp xếp hợp lý thì thường sẽ không thể kết thúc phần việc. Do đó, nhân viên QA cần phải đưa ra mức độ ưu tiên, lập thứ tự với danh sách công việc cần phải phải thực hiện trong ngày.

Xem thêm: QS là gì? Yếu tố mang đến sự thành công cho kỹ sư dự toán

Những khó khăn của một QA

Thay đổi phương pháp làm việc

Khi nhu cầu thị trường thay đổi, khách hàng sẽ đặt ra những yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc thay đổi hệ thống quản lý về chất lượng cần phải có thời gian. Người ta không thể thay đổi ngay lập tức do thói quen sản xuất kinh doanh được hình thành và hoạt động trước đó một thời gian dài.

Chuẩn hóa văn bản hóa hệ thống chất lượng

Các tiêu chuẩn chất lượng mới đã yêu cầu viết thành văn bản và tuân thủ nhất quán về mặt giấy tờ. Điều này đã yêu cầu nhân viên QA phải thường xuyên ghi chép, thành lập hồ sơ nghiêm túc và chặt chẽ trong từng công đoạn.

Hiểu biết, định hướng và tiêu chuẩn hoá chất lượng

Bộ phận QA không chỉ thực hiện chỉ đạo mà còn phải trực tiếp tham gia cùng các nhóm trong quá trình sản xuất.. Do đó, nhân viên QA phải có kiến thức sâu để định hướng đúng đắn trong các công đoạn.

– Không được mắc sai lầm

Nếu bản thân mắc sai lầm trong bất kỳ công đoạn kiểm tra nào đó có thể dẫn đến các sai sót cho cả bộ phận. Điều này khiến cho nhiều QA phải chịu áp lực rất lớn đối cả kỹ năng, kiến thức của bản thân và với công việc của mình.

– Mức lương và cơ hội thăng tiến

Theo các khảo sát, mức lương cơ bản của nhân viên QA dao động từ 5 đến 22,5 triệu đồng/tháng. Mức lương này còn phụ thuộc vào năng lực của ứng viên và quy mô của công ty. Ngoài ra, nhân viên QA sẽ được hưởng đầy đủ chế độ đãi ngộ của từng công ty, thưởng hiệu quả công việc, thưởng nóng,…

Nếu bạn luôn hoàn thành tốt phần công việc của 1 QA. thì bạn có thể được bổ nhiệm lên các chức vụ cao hơn. Nếu bạn biết kinh nghiệm qa là gì và kỹ năng lãnh đạo xuất sắc cần phải có những gì thì có thể dễ dàng phấn đấu vì mục tiêu thăng chức cao hơn.

Phân biệt QA và QC

Rất nhiều người đã không phân biệt được qa là gì qc là gì. Nhìn chung, cả 2 lĩnh vực đều cùng làm quản lý chất lượng. Tuy nhiên, tính chất, mô tả công việc của 2 lĩnh vực này lại hoàn toàn khác nhau.

Bảng phân biệt qc và qa là gì
Bảng phân biệt qc và qa là gì

Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, hi vọng bạn đã hiểu được qa là gì và những kiến thức liên quan. Qua đó, nếu muốn đảm nhiệm vị trí này ở các công ty, bạn có thể nắm qua những thách thức cũng như cơ hội thăng tiến trong công việc.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *