Nói dối là gì? Nguyên nhân, cách nhận biết người nói dối

Nói dối là hành động xấu sẽ có thể gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Tuy nhiên liệu có phải mọi lời nói dối đều xấu? Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về nói dối là gì, cũng như nguyên nhân và cách giúp nhận biết những kẻ đang nói dối nhé!

Nói dối là gì?

Nói dối hay nói láo, nói xạo là gì? Nói đối có nghĩa là cố tình nói những điều không đúng sự thật để phục vụ cho một mục đích nào đó của người nói. Đa phần những trường hợp nói dối đều mang tính tiêu cực, chúng làm sai lệch thông tin, cũng như làm ảnh hưởng đến chủ thể bị nói đối.

Nói dối là cố tình nói những điều trái sự thật
Nói dối là cố tình nói những điều trái sự thật

Nói đối là hành động xấu, thể hiện sự suy thoái đạo đức, cũng như là biểu hiện của con người đối trá, gian xảo. Tuy nhiên vẫn sẽ có những trường hợp nói dối với hàm ý tốt cho người tiếp nhận. 

Nói dối tiếng anh là gì? Nói dối trong tiếng anh được viết là lie.

Người nói dối là người như thế nào? Người nói điêu và nói dối nhằm mục đích xấu là người giáo xảo và không đáng tin. 

Nguyên nhân của việc nói dối

Nói dối để che đậy các khuyết điểm của bản thân

Đây là dạng nói dối thường hay gặp nhất, thực tế thì không phải người nào cũng đủ can đảm để chịu trách nhiệm hay chấp nhận những khuyết điểm của bản thân. Vì thế, trường hợp này họ dùng cách nói dối để che đi sự nghiêm trọng của vấn đề. 

Nói dối thường đến từ nguyên nhân nhằm che đi khuyết điểm của bản thân
Nói dối thường đến từ nguyên nhân nhằm che đi khuyết điểm của bản thân

Việc nói dối để người khác nghĩ tích cực hơn về mình hay để tránh việc bị mất mặt là một dạng thường thấy. Với nguyên nhân này thì độ nguy hiểm của nói dối chỉ mang tính trung bình, chúng chỉ khiến người khác thay đổi sự nhìn nhận về mình mà không gây hại đến ai. 

Tuy nhiên, nếu như bị phát hiện chúng sẽ khiến người khác bị mất niềm tin về bạn. Mặc dù kiểu nói dối này không mang tính mưu mô, tuy nhiên nếu như nói dối liên tục thì sẽ trở thành thói quen khó bỏ, làm ảnh hưởng đến công việc cũng như các mối quan hệ.

Nói dối để nhằm làm thay đổi cảm xúc người khác

Đây là lời nói dối không gây nguy hại cho đối phương, thực chất nguyên nhân của việc nói dối này là nhằm tới mục đích tốt để giúp người nghe có động lực phấn đấu, ít bị tổn thương.

Tuy nhiên nói dối vẫn là nói dối, bạn nên chọn cách nói sao cho khôn khéo để tránh việc sau khi bị phát hiện sẽ khiến người khác cảm thấy thất vọng hơn.

Với dạng này nếu như nói dối nhằm mục đích để nịnh nọt người khác nhằm chuộc lợi thì sẽ mang ý nghĩa tiêu cực.

Xem thêm: Láu cá là gì, có tốt không? Biểu hiện của người có tính láu cá

Nói dối nhằm lừa gạt, giả mạo

Hành động nói dối nhằm lừa gạt là hành vi đáng bị lên án và có thể cấu thành vi phạm pháp luật. Dạng nói dối này cần phải bị bài trừ ra khỏi xã hội để nhằm giúp cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

Nói dối nhằm mục đích lừa gạt, chuộc lợi
Nói dối nhằm mục đích lừa gạt, chuộc lợi

Hành vi nói dối, giả mạo xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống như: buôn bán, giáo dục, giao dịch, dụ dỗ người khác,.. nhằm mục đích để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, tiền bạc.

Các hành động thuộc về kiểu nói dối này sẽ bị truy tố, lên án và xử phạt theo mức độ của vụ việc.

Hậu quả của việc nói dối

Nói dối tưởng chừng là việc làm đơn giản, vô hại, nhưng thực tế chúng tương tự như một liều thuốc gây nghiện. Khi đã nói dối bạn sẽ không thể dừng lại và sẽ tiếp tục nói dối thêm nhiều lần nữa.

Mọi người thường rất ghét hành vi nói dối, gian xảo, vì thế nếu như để người khác phát hiện ra việc bạn đang nói dối thì chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối từ chính bởi lời nói dối của mình.

Nếu nói dối nhiều lần bạn sẽ có thể làm phá vỡ các mối quan hệ, cũng như gây ra sự tổn thương đối với người khác. Từ đó làm mất đoàn kết, cũng như sự tin tưởng của người khác vào bạn,…

Cách để nhận biết người khác đang nói dối

Nhận diện qua ngôn ngữ

Ngôn ngữ là công cụ để chúng ta giao tiếp, trao đổi, thông qua ngôn ngữ chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện người ai đó đang nói dối dựa vào những biểu hiện sau:

– Nói chuyện ngập ngừng: Vì nói dối nên họ cần phải có thời gian để suy nghĩ nhằm tạo nên câu chuyện phù hợp, logic. Cho nên sẽ có lúc họ gặp phải tình trạng ngập ngừng, tông giọng và tốc độ nói thay đổi. Đôi khi đối với những người nói chuyện chậm rãi thì điều này là thuộc về tính cách chứ không phải vì họ nói dối.

Nhận diện nói dối hiệu quả qua ngôn ngữ
Nhận diện nói dối hiệu quả qua ngôn ngữ

– Đưa ra nhiều thông tin: Bạn có thể nhận diện người nói dối dựa trên lượng thông tin mà họ chia sẻ. Thường thì những người này sẽ có xu hướng đưa ra quá nhiều thông tin khi đề cập đến vấn đề. Nếu bạn cảm thấy bị ngợp trước các thông tin đó thì rất có thể người đối diện đang nói dối.

– Dùng từ ngữ không có nghĩa, mơ hồ: Đây là điều thường gặp ở những người hay nói dối. Bởi vì đề cập đến vấn đề không có thật nên họ thường nói nhầm, ngay lập tức sẽ sửa lại bằng cách thay thế 1 câu khác dẫn đến việc câu nói đó bị vô nghĩa.

Xem thêm: Lười biếng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện của sự lười biếng

– Lặp lại vấn đề đang chia sẻ: Với những kẻ nói sai sự thật họ thường kiểm tra phản ứng của đối phương. Vì thế họ sẽ cố gắng lặp đi lặp lại 1 vấn đề để nhằm xác nhận lời nói của mình.

Người nói dối thường cố gắng lấp đầy khoảng trống khi nói chuyện
Người nói dối thường cố gắng lấp đầy khoảng trống khi nói chuyện

– Nói lắp: Đây là biểu hiện cơ bản của một người khi đang nói dối, sự tự vấn lương tâm giữa sự thật và dối trá khiến ngôn ngữ khó kiểm soát.

– Tốc độ nói không ổn định: Do việc phải suy nghĩ logic với câu chuyện đang kể nên khiến cho việc chia sẻ không còn được trôi chảy, mạch lạc.

Nhận diện thông qua biểu hiện cơ thể

Bạn có thể dựa vào những biểu hiện của cơ thể của đối phương để nhận diện được lời nói dối: 

– Ra nhiều mồ hôi: Việc tiết mồ hôi là cách để cơ thể giải tỏa các áp lực, căng thẳng. Việc cơ thể và não bộ hoạt động hết công suất gây ra tình trạng đổ mồ hôi.

Khi nói đối người ta thường đổ mồ hôi
Khi nói đối người ta thường đổ mồ hôi

– Mô tả cảm xúc không trọn vẹn: Một người bình thường khi nói dối sẽ rất khó để có thể đồng bộ giữa cảm xúc, ngôn ngữ với lời nói. Nếu bạn thấy nét mặt hoặc cử chỉ có sự sai khác với lời nói thì rất có thể họ đang nói dối.

– Hơi thở thay đổi đột ngột: Nguyên nhân là vì tập trung suy nghĩ cũng với cảm giác lo lắng làm dẫn đến tình trạng thở gấp. Bởi não hoạt động nhiều, tim đập nhanh hơn nên cần nhiều oxy để cung cấp cho cơ thể.

Nhận diện thông qua cử chỉ tay

Các dấu hiệu cử chỉ của tay cho thấy đối phương đang nói dối: 

– Đặt ngón tay vào miệng theo nhiều hình thức khác nhau nhằm để tạo ra cảm giác an toàn.

– Xoa hai bàn tay với nhau để tìm kiếm cảm giác an toàn khi đang thực hiện hành vi xấu, cũng như biểu hiện cho sự lo lắng, bất an.

– Cầm chặt đồ vật nhằm động tìm kiếm điểm tựa về mặt tinh thần. Khi ở trạng thái bị động, thiếu an toàn, người ta thường có xu hướng tìm điểm tựa để che chắn, bảo vệ.

Nắm chặt tay hay đồ gì đó cũng là biểu hiện của việc đang nói dối

Nhận diện thông qua cách hành động lạ

Một số hành động lạ của cơ thể cho thấy đối phương đang nói dối phải kể đến như:

– Vô tình đưa tay lên dụi mắt 

– Vuốt tai, gãi mũi 

– Hay gãi cổ 

– Kéo cổ áo, cà vạt cho ngay ngắn, ứng với việc cố gắng để có những lời nói sao cho hợp logic nhất.

Nhận diện thông qua ánh mắt

Việc nhận diện người khác đang nói dối thông qua ánh mắt vô cùng chính xác, giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết được đối phương đang nói dối. Cụ thể các biểu hiện của ánh mắt như:

– Ánh mắt đảo liên tục và mất tập trung, đây là biểu hiện của sự lảng tránh với người đối diện.

– Ánh mắt nhìn lên trên hay nhìn lên trần nhà, hành động vô thức này như phản ánh chính xác người đối diện nói dối hay không. Vì thế khi giao tiếp bạn hãy cố gắng quan sát ánh mắt của đối phương.

Ánh mắt của người nói dối thường hay nhìn chỗ khác
Ánh mắt của người nói dối thường hay nhìn chỗ khác

Cách phòng tránh được việc nói dối

Cuộc sống này có quá nhiều cám dỗ, áp lực,… khiến con người ta biến thành kẻ dối trá. Để có thể tránh được việc phải nói dối thì mỗi người sẽ cần phải nuôi dưỡng từ sâu bên tâm hồn. Đó là lý do việc hình thành tính trung thực từ nhỏ là rất quan trọng. Để tránh việc nói dối bạn cần áp dụng những điều sau đây:

Giáo dục ngay từ sớm cho trẻ

Con người ngay từ đầu không thể nào có thể xấu được, vì thế trẻ em cần phải được dạy dỗ về việc nói dối ngay từ khi chúng đang còn nhỏ. Chúng ta nên tránh những hành vi cố tình hay bắt trẻ nói dối, bởi điều này sẽ hình thành nên tôn hồn không tốt.

Giáo dục sớm cho trẻ là việc làm cần thiết để tránh việc nói dối
Giáo dục sớm cho trẻ là việc làm cần thiết để tránh việc nói dối

Việc làm gương cho con để giáo dục trẻ là điều rất quan trọng, ba mẹ nên dạy con cách phải biết chịu trách nhiệm. Từ hình thành cho trẻ tư tưởng trung thực, dũng cảm để lớn lên con sẽ tránh xa việc nói dối.

Môi trường sống

Tạo môi trường sống lành mạnh cho con là cách quan trọng nhằm để hình thành nên những con người chuẩn mực. Hãy biết chọn bạn để chơi, khi chơi với những người bạn tốt, trung thực sẽ là môi trường lý tưởng và tốt nhất để con người phát triển, tránh xa việc nói dối.

Tự hoàn thiện mình

Giáo dục và môi trường sống góp phần giúp cho con người có thể đi đúng hướng, nhưng mấu chốt vẫn là ở chính bản thân của mối người. Sự trung thực trong tâm hồn của mỗi người là điều rất quan trọng có thể tránh được sự nói dối.

Bản thân mỗi người cần phải trau dồi, rèn luyện nền tảng kiến thức để nâng cao giá trị của bản thân. Học được nhiều điều hay giúp bản thân tự tạo nên cuộc sống tốt đẹp mà không cần phải lừa lọc hay dối trá.

Qua những chia sẻ trên đây chúng ta đã hiểu rõ hơn được khái niệm nói dối là gì, cũng như cách để nhận biết được ai đang nói dối. Nói đối là việc làm không tốt, vậy nên mỗi chúng ta cần phải tự ý thức và tránh xa hành động này. 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *