Nhân cách của con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học với nhiều vấn đề chưa được lý giải. Cùng tìm hiểu nhân cách là gì, cũng như những yếu tố ảnh hưởng tác động đến sự phát triển của nhân cách như thế nào ngay bài viết sau đây của chúng tôi.
Nhân cách con người là gì?
Phẩm chất nhân cách là gì? Có thể thấy khái niệm về nhân cách khá rộng và phức tạp với cả tâm lý học nói riêng và các ngành khoa học nói chung. Dưới mỗi cách nhìn, nhân cách như những thuộc tính và cấu trúc đặc thù. Vấn đề nhân cách là gì tâm lý học, cũng như sự phát triển của chúng khiến cho nhiều nhà nghiên cứu phải mất thời gian dài để lý giải.
Với nhiều quan điểm khác nhau về nhân cách ta có thể phát biểu dựa theo nhà tâm lí học Mác – xít với quan điểm: “Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc, giá trị xã hội của người ấy.”
Thuộc tính tâm lý nhằm để nói tới hiện tượng tâm lý tương đối ổn định – bao gồm cả phần sống động và phần tiềm tàng (nét, thói, tính tình,,,) có tính quy luật.
Còn “tổ hợp” là các thuọc tính tâm lý hợp thành nhân cách, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động tạo nên một hệ thống, cấu trúc nhất định. Cùng một thuộc tính khi nằm trong thuộc tính khác cũng sẽ trở nên khác đi.
Còn “bản sắc” là muốn nói trong số những thuộc tính đó, có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể, gia đình vào con người. Những cái chung này ( kinh nghiệm – xã hội – lịch sử) trở thành cái riêng, khác biệt của từng người có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giống như những tổ hợp khác của người nào khác.
Sử dụng từ “giá trị xã hội” nhằm để nói đến các thuộc tính đó được thể hiện ra ở những việc làm, cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến được xã hội đánh giá.
Nhân cách quy định bản sắc riêng của mỗi người ở trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, phổ biến của cộng đồng và những cá nhân đó là đại biểu.
Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân cách con người
Yếu tố di truyền bẩm sinh
Đây là yếu tố bởi sự di truyền của thế hệ trước cho thế hệ sau, bao gồm các đặc điểm hành động hay thuộc tính. Sự di truyền của thế hệ trước để lại trong cơ thể thế hệ sau giúp con người có thể tương tác được với môi trường xung quanh, cũng như có khả năng nhận thức được.
Nếu như một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình có khiếu âm nhạc được thừa hưởng năng khiếu này, cộng với sự dạy dỗ trong môi trường tràn đầy chất âm nhạc, vì thế mà đứa trẻ ấy đã có thể đàn phím khi chỉ mới 5 tuổi, viết các bản nhạc khi mới 8 tuổi.
Có thể thấy nhân tố di truyền bẩm sinh giữ một vai trò đặc biệt quan trọng dối với quá trình phát triển nhân cách. Nhờ đó giúp tạo thành cơ sở để các hiện tượng tâm lý như hệ thống kinh, sinh lý,… có thể phát triển.
Hoàn cảnh sống
Điều kiện sống cũng sẽ ảnh hưởng đến nhân cách con người qua những giá trị vật chất, tinh thần, nghề nghiệp, cũng như phong tục tập quán. Nếu bạn sống trong mọt lãnh thổ có hoàn cảnh địa lý ruộng đồng, khoáng sản, núi và sông, trời và biển, hoa cỏ và âm thanh,.. Các điều kiện này quy định đặc điểm của các nghành nghề sản xuất, đặc tính nghề nghiệp và những nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật.
Nhiều phong tục tập quán có nguồn gốc từ điều kiện, với những hoàn cảnh sống tự nhiên. Nhân cách giống như là một thành viên của xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên qua những giá trị vật chất, tinh thần, phong tục tập quán, những cái vốn có của mỗi người liên hệ với điều kiện tự nhiên, kết hợp với phương thức sống của chính bản thân nó.
Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, lại thường xảy ra nhiều thiên tai như động đất, sóng thần,.. chính điều này đã tạo nên bản chất con người Nhật Bản chịu khó, tiết kiệm, có tính kỷ luật cao và đoàn kết với nhau.
Xem thêm: Đa nhân cách là gì? Dấu hiệu của người đa nhân cách
Hoàn cảnh xã hội
Hoàn cảnh xã hội như môi trường chính trị, kinh tế – xã hội, giáo dục,… Mỗi cá nhân là một tồn tại có ý thức, có thể chọn phương thức sống và các cách phản ứng khác nhau trước tác động của hoàn cảnh xã hội.
Trong các mối quan hệ xã hội, nhân cách không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể. Dư luận, tâm trạng chung được coi là phản ánh về sự đánh giá của mọi người về hoạt động tập thể của những hành vi cá nhân.
Dư luận được hình thành thầm lặng, có ý thức, chúng có thể đóng vai trò tích cực hoặc tiêu cực trong đời sống, nảy sinh, phát triển trên tâm trạng xã hội và tác động theo hướng trở lại tâm trạng đó.
Nhân tố giáo dục
Giáo dục đảm nhiệm vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển nhân cách. Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thàn, và phát triển nên nhân cách của con người theo yêu cầu xã hội trong các giai đoạn lịch sử.
Giáo dục là quá trình tác động có mục đích về tư tưởng, đạo đức, hành vi tập thể của trẻ em trong gia đình hay trong nhà trường. Giáo dục như việc dạy học, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp trong lớp hoặc ngoài lớp, ở trong gia đình và ngoài xã hội.
Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách thể hiện ở:
- Vạch ra hướng đi cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Giáo dục mang lại những cái mà bẩm sinh – di truyền, môi trường tự nhiên không mang lại được.
- Giáo dục bù đắp các thiếu hụt do bệnh tật mang lại.
- Giúp uốn nắn các phẩm chất xấu do môi trường xã hội gây nên, giúp chúng được phát triển theo hướng mong muốn của xã hội.
- Giáo dục có thể đi trước hiện thực, những tác động tự phát của xã hộ sẽ làm ảnh hưởng tới các cá nhân ở mức độ hiện có.
Xem thêm: Tự kỷ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
Yếu tố giao tiếp
Giao tiếp chính là điều kiện tồn tại của cá nhân, xã hội loài người. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu xã hội cơ bản, được xuất hiện sớm nhất ở con người. Sự phát triển của cá nhân được quy định bởi sự phát triển bởi những cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Giao tiếp có ảnh hưởng nhiều đến nhân cách, nhờ giao tiếp mà nhân cách của con người có thể bộc lộ ra được một phần nào đó. Chúng giúp cho con người nhận thức người khác, nhận thức được những mối quan hệ, cũng như nhận thức được bản thân mình với những chuẩn mực xã hội.
Nhân tố hoạt động
Hoạt động là một phương thức tồn tại của con người, đây được xem là nhân tố quyết định trực tiếp đến việc hình thành, phát triển nhân cách. Hoạt ododngj của con người là những hoạt động có mục đích, có ý thức được thực hiện bằng những thao tác nhất định.
Hoạt động được hình thành và phát triển cùng sự hình thành và phát triển của ý thức, là nguồn gốc và nội dung của ý thức, được thông qua 2 quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động, giúp bộc lộ, hình thành nhân cách.
Con người lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử bởi những hoạt động của bản thân nhằm hình thành nên nhân cách. Cũng thông qua các hoạt động mà con người góp phần tạo nên “bản sắc” của mình vào việc cải tạo thế giới khách quan.
Thông qua bài viết trên đây chúng ta đã có thể trả lời được cho câu hỏi nhân cách là gì, cũng như các yếu tố tác động đến việc hình thành, phát triển nhân cách của con người. Từ đó giúp rèn luyện nhân cách bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.