Nguyệt thực là gì? Nguyệt thực khác Nhật thực như thế nào?

Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn thú vị, luôn thu hút sự quan tâm và theo dõi của con người. Hãy cùng tìm hiểu nguyệt thực là gì và những kiến thức bổ ích xoay quanh hiện tượng này trong bài viết sau đây nhé!

Nguyệt thực là gì?

Như chúng ta đã biết, Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng mà là phản lại ánh sáng của Mặt Trời chiếu vào nó. Tuy nhiên, khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời thẳng hàng nhau, ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng sẽ bị Trái Đất chặn lại. Lúc này, Mặt Trăng bị khuất sau bóng Trái Đất nên bị tối đen dần. Thời điểm này chúng ta gọi là nguyệt thực (tiếng Anh là lunar eclipse).

Tìm hiểu Nguyệt thực là gì?
Nguyệt thực là gì?

Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm?

Vì Trái Đất chỉ chắn được một phần ánh sáng Mặt Trời nên hiện tượng nguyệt thực chỉ xảy ra khi Mặt Trăng đi qua một số vùng của bóng Trái Đất. Do đó, nguyệt thực thường xảy ra vào dịp trăng tròn (ngày rằm) và khi Mặt Trăng đi qua một số vùng của bóng Trái Đất, chứ không phải khi mặt trăng khuyết.

Phân loại nguyệt thực

Nguyệt thực toàn phần

Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối (Umbra) của Trái Đất và bị che khuất hoàn toàn. Thông thường, nguyệt thực toàn phần diễn ra tối đa khoảng 104 phút.

Lần gần đây nhất xảy ra nguyệt thực toàn phần ở Việt Nam là ngày 28 tháng 7 năm 2018 và chúng ta cần phải đợi đến tháng 5 năm 2021 mới lại được chứng kiến hiện tượng này.

Khi xảy ra hiện tượng này, chỉ có các tia Mặt Trời có bước sóng dài (đỏ, cam) chiếu tới được Mặt Trăng, còn các tia có bước sóng ngắn đều bị bầu khí quyển ở vùng rìa Trái Đất cản lại. Lúc này, Mặt Trăng phản xạ lại ánh sáng đỏ, cam này tạo nên màu đỏ tối khi quan sát từ Trái Đất. Chúng ta gọi hiện tượng này là trăng máu.

Nguyệt thực toàn phần
Hiện tượng mặt trăng máu màu đỏ

Nguyệt thực bán phần

Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối (Penumbra) của Trái Đất nên độ sáng chỉ giảm đi một chút. Nguyệt thực bán phần rất khó quan sát bằng mắt thường.

Nguyệt thực một phần

Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Khi đó, Mặt Trăng bị khuyết đi một phần vì chỉ có một phần nằm trong vùng bóng tối của Trái Đất.

Nhật thực là gì? Nguyệt thực khác Nhật thực như thế nào?

Nhật thực là gì?

Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng che khuất một phần hay hoàn toàn Mặt Trời (dân gian hay gọi là mặt trăng ăn mặt trời). Hiện tượng nhật thực xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng, Mặt Trăng đi qua giữa Mặt Trời và Trái Đất.

Nhật thực là gì
Hình ảnh nhật thực

Phân loại nhật thực

Nhật thực toàn phần

Hiện tượng này diễn ra khi Mặt Trăng ở quanh cận điểm quỹ đạo, che khuất toàn bộ Mặt Trời, hình thành các vùng bóng tối và bóng nửa tối trên bề mặt Trái Đất. Để quan sát được nhật thực toàn phần, chúng ta phải đứng trên đường di chuyển của vùng bóng tối Mặt Trăng. Nếu đứng ở vùng bóng nửa tối thì chỉ quan sát được nhật thực một phần mà thôi.

Nhật thực một phần

Hiện tượng này diễn ra khi Mặt Trăng chỉ che khuất một phần Mặt Trời và hình thành vùng bóng nửa tối trên bề mặt Trái Đất.

nhật thực một phần
Hiện tượng nhật thực một phần

Nhật thực hình khuyên

Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng che khuất trung tâm của Mặt Trời, chỉ lộ ra các phần rìa bên ngoài của Mặt Trời. Khi đó, chúng ta quan sát thấy vùng rìa ngoài của Mặt Trời có hình dạng như một chiếc nhẫn. Chỉ khi Mặt Trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo thì mới xảy ra nhật thực hình khuyên.

Nhật thực lai

Đây là hiện tượng hiếm gặp, chỉ xảy ra khi nhật thực hình khuyên chuyển thành nhật thực toàn phần.

Nguyệt thực khác Nhật thực như thế nào?

Nhật thực và nguyệt thực có một số điểm chung:

  • Đều là sự thẳng hàng của Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất.
  • Khi xảy ra 2 hiện tượng này thì Mặt Trời hoặc Mặt Trăng đều bị che khuất dần và bầu trời sẽ tối lại.

Hai hiện tượng này ít khi diễn ra đồng thời. Tuy nhiên, trong tháng 6 năm 2020, người dân Việt Nam đã được chứng kiến nguyệt thực bán phần diễn ra vào ngày 6/6 và nhật thực một phần diễn ra vào đúng ngày Hạ chí (21/6).

Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa hiện tượng nhật thực và nguyệt thực:

Nguyệt thực Nhật thực
Vị trí tương đối Trái Đất ở giữa khoảng cách từ Mặt Trời tới Mặt Trăng Mặt Trăng ở giữa khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất
Thời điểm xảy ra Ban đêm, có thể quan sát bằng mắt thường Ban ngày, phải đeo kính để quan sát
Địa điểm quan sát Có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái Đất.

Những người sống trong phần ban đêm của Trái Đất sẽ thấy Nguyệt thực

Ở một vài nơi nằm trong bóng tối hoặc bóng nửa tối trên Trái Đất

Những người sống trong vùng bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất sẽ thấy Nhật thực toàn phần

Những người sống trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất sẽ thấy Nhật thực một phần.

Tần suất xuất hiện Chỉ xảy ra 1-2 lần trong năm, trong vòng 5 năm sẽ có 1 năm không có nguyệt thực Xảy ra ít nhất 2 lần và nhiều nhất 5 lần trong 1 năm

Trên đây là tổng hợp thông tin khoa học thú vị giải thích hiện tượng nhật thực và nguyệt thực là gì?. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu thêm được nhiều điều về hai hiện tượng thiên văn độc đáo này.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *