Tương sinh là gì? Tương khắc là gì? Ngũ hành tương sinh tương khắc

5 nguyên tố cơ bản thuộc Ngũ hành tương sinh là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đã được ứng dụng rất nhiều trong quá trình xây dựng, mua bán và trang trí nhà ở hợp phong thủy nhằm đón vận may, rước tài lộc cho gia chủ. Vậy tương sinh là gì? Cách tính ngũ hành ra sao? Làm thế nào để ứng dụng ngũ hành tương sinh tương khắc trong phong thủy nhà ở được như ý?

Các quy luật trong ngũ hành tương sinh tương khắc

Ngũ hành là gì?

bản đồ ngũ hành
Bảng ngũ hành tương sinh tương khắc

Theo triết học cổ của Trung Hoa, tất cả vạn vật đều được phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn phải trải qua năm trạng thái chính là: Kim (金), Mộc (木), Thủy (水), Hỏa (火), Thổ (土).

Năm trạng thái này còn được gọi là Ngũ hành (五行), đây không phải là khái niệm vật chất giống như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng.

Đây là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại xưa để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong một mối tương quan hài hòa, thống nhất.

Ngũ hành còn có ý nghĩa khác nữa là sự vận động, chuyển hóa của các vật chất trong thiên nhiên và trong tạng phủ của cơ thể.

Tương sinh là gì? Ngũ hành tương sinh là gì?

Bạn đã hiểu khái niệm tương sinh là gì, tương sinh ngũ hành là gì? Ngũ hành tương sinh là cách chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách có trật tự, thúc đẩy nhau phát triển của  nguyên tố trên: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Thứ tự tương sinh đó là: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy lại sinh mộc.

Sự tương sinh này vẫn lặp lại không ngừng. Nếu đứng riêng từ một hành mà nói, tương sinh được gọi là “mẹ”, nó sinh ra được gọi là “con”.

Trong cơ thể con người: can mộc sẽ sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế kim, phế kim sinh thận thủy, thận thủy lại sinh can mộc.

Tương khắc là gì? Ngũ hành tương khắc là gì?

Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau giữa các hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Thứ tự của tương khắc như sau: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. Cũng giống như tương sinh, quá trình tương khắc này tuần hoàn không ngừng.

Ngũ hành tương khắc là gì
Tương khắc là gì

Nếu xét trong cơ thể của con người: can mộc khắc tỳ thổ; tỳ thổ lại khắc thận thủy; thận thủy sẽ khắc tâm hỏa; tâm hỏa khắc phế kim; phế kim khắc can mộc.

Trong mỗi điều kiện bất thường hay bệnh lý: tương thừa xảy ra khi có  hiện tượng hành nọ hay tạng nọ khắc hành kia; hoặc tạng kia quá mạnh dẫn đến sinh ra bệnh gọi là tương thừa. Ngược lại, nếu hành nọ hoặc tạng nọ không khắc được hành kia/tạng kia được gọi là tương vũ.

  • Ví dụ về tương thừa: bình thường can mộc sẽ khắc tỳ thổ, nếu như can khắc tỳ quá mạnh gây các hiện tượng bệnh lý như đau vùng thượng vị (dạ dày), muốn chữa phải chữa phần bình can (hạ hưng phấn của can xuống) và kiện tỳ (tăng chức năng kiện vận của tỳ lên).
  • Ví dụ về tương vũ: bình thường tỳ thổ sẽ khắc thận thủy, nếu tỳ hư không thể khắc được thận thủy sẽ gây: ứ nước, gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải kiện tỳ và lợi niệu (để làm mất đi phù thũng).

Ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc

Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu tương sinh quá nhiều đôi khi lại bị phản tác dụng. Cũng giống như trẻ nhỏ thì cần phải được cho ăn đầy đủ để mau lớn, nhưng nếu ăn quá nhiều thì chắc chắn sẽ bị sinh bệnh tật hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong. Đó chính là nguyên nhân gây nên sự phản sinh trong ngũ hành.

Nguyên lý chính của Ngũ hành phản sinh là:

  • Kim cần có Thổ sinh, nhưng nếu Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
  • Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng nếu Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
  • Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng nếu Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
  • Mộc cần có Thủy sinh, nhưng nếu Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
  • Thủy cần phải có Kim sinh, nhưng nếu Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Khác với quy luật phản sinh nêu trên, ngũ hành phản khắc xảy ra khi một hành bị khắc, nhưng do có lực quá lớn, khiến cho hành khắc nó không thể khắc được mà trái lại còn bị tổn thương, gây nên sự phản khắc.

Nguyên lý chính của Ngũ hành phản khắc là:

  • Kim khắc được Mộc, nhưng nếu Mộc cứng thì Kim bị gãy.
  • Mộc khắc được Thổ, nhưng nếu Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
  • Thổ khắc được Thủy, nhưng nếu Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
  • Thủy khắc được Hỏa, nhưng nếu Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
  • Hỏa khắc được Kim, nhưng nếu Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.

Giữa các hành tương tác có sự tương tác với nhau không đơn thuần chỉ có tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp gây nên phản sinh, phản khắc. Biết hết được điều này thì khi ứng dụng vào Huyền không phi tinh mới có thể đạt đến mức độ linh hoạt, tinh vi và chính xác hơn.

Chẳng hạn như một ngôi nhà nằm ở hướng phía Đông và có các vận-sơn-hướng tinh 3-3-7. Dựa trên quy luật Ngũ hành tương sinh tương khắc, có thể thấy 7 thuộc hành Kim và khắc 3 thuộc hành Mộc.

Nếu nhà này đặt cửa ra vào tại nơi đó thì phỏng đoán là nhà sẽ có người bị gãy tay hoặc chân vì Kim khắc Mộc.Tuy khiên, khi nhìn kỹ thì thấy nơi đó có tới hai sao hành Mộc, cộng thêm phía Đông cũng hành Mộc. Vì thế mà Mộc nơi này vượng khiến cho một sao Kim thế yếu không thể khắc được, mà ngược lại còn bị phản khắc. Do vậy, ngôi nhà này sẽ không có ai bị gãy tay hay chân, mà chỉ có thể mắc bệnh về phổi mà thôi.

Ý nghĩa ngũ hành tương sinh tương khắc trong đời sống

Phong thủy chọn hướng nhà

Phong thủy chọn hướng nhà
Chọn hướng nhà dựa trên quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc vô cùng quan trọng
  • Mệnh Mộc hợp với các hướng như: Đông, Nam và Đông Nam.
  • Mệnh Kim  hợp với các hướng: Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam.
  • Mệnh Thủy thuận theo các hướng: Đông Nam, Bắc và Tây Bắc.
  • Mệnh Hỏa phù hợp nhất với hướng chính Nam.
  • Cuối cùng là Mệnh Thổ đặc biệt hợp với 2 hướng: Đông Bắc và Tây Nam.

Phong thủy bố trí căn nhà

Đối với người mệnh Kim:

Người thuộc mệnh Kim nếu ở chung cư thì nên ở tầng 4 và tầng 9, số 5 và 0 hoặc các số tầng có đuôi là 4 và 9 cũng rất có lợi cho người mệnh Kim. Số 2 và số 7 vì thuộc Hỏa nên đây là số tầng mà người mệnh Kim không nên ở. thêm phần vượng khí. Gia chủ mệnh Kim có thể đặt thêm chậu cây, tranh, hồ cá theo phong thủy để trang trí nhà, căn hộ:

  • Đối với cây cảnh: những cây cảnh trang trí hợp với mệnh Kim sẽ là: cao nhật, lưỡi hổ thái, lan ý, cỏ lan chi, cây kim tiền,…
  • Tranh treo tường: thông thường những loại tranh có họa tiết về tranh về Phật giáo, đồng quê, ruộng nương, phố cổ, tranh thư pháp có màu sắc chủ đạo là nâu hoặc vàng nâu sẽ rất thích hợp với người mệnh Kim. Để khiến cho người mệnh Kim được thuận buồm xuôi gió trong việc công việc của mình thì các chất liệu làm nên bức tranh nên là: bạc, vàng, gỗ, đá quý, sơn mài,…
  • Bể cá phong thủy: Người mệnh Kim liệu có nên nuôi cá không? Câu trả lời là hoàn toàn có. Do Kim sinh Thủy nên bể cá có tác dụng tăng thêm sinh khí vào ngôi nhà, tăng vận may cho gia chủ. Nếu như gia chủ muốn thiết kế một bể cá đặt trong nhà, nên cân nhắc nuôi các loài cá thích hợp với mệnh Kim như: cá La Hán, cá Huyết Anh Vũ, cá Chép, cá Rồng,… Bể cá nên được đặt ở các hướng Đông Nam, Tây Bắc, Bắc. Chú ý, số lượng cá nuôi trong bể hợp với mệnh Kim là 4 và 9 con. 

Đối với người mệnh Mộc:

Nếu đồ trang trí nội thất được làm từ đồ gỗ, tre, giấy, các loại cây hoa cảnh, vật dụng có hoa văn cây lá thì sẽ giúp tăng thêm tài lộc vào nhà cho người mệnh Mộc. Khéo léo dùng những đồ điêu khắc tinh xảo bằng gỗ như một bình hoa giấy, hoa gỗ… để làm vật trang trí vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa mang đến sự thịnh vượng cho căn nhà của người mệnh Mộc.

Vì Thủy sinh Mộc nên bể cá cũng rất hợp phong thủy với gia chủ mệnh Mộc. Các loại cá như: cá Đĩa, cá Rồng, cá Chép, cá La Hán,… Người mệnh Mộc tốt nhất nên đặt bể cá ở các hướng: Đông, Nam, Bắc và Đông Nam. Số lượng từ 3 – 8 con cá sẽ giúp người mệnh Mộc tránh bị mất mát, hao hụt may mắn. Đối với chọn nhà chung cư, người mệnh Mộc nên ưu tiên chọn các tầng hoặc phòng có số 1, 6 tượng trưng Thủy, số 3, 8 tượng trưng cho hành Mộc. Cần tránh các số 4, 9 (Kim), số 2, 7 (Hỏa).

Đối với người mệnh Thủy:

Gia chủ mệnh Thủy có thể rước tài Lộc vào nhà bằng việc trang trí gương, bể cá, vách ngăn làm từ pha lê, cây xanh, chuông gió treo bằng kim loại hoặc các bức tượng từ chất liệu đồng và gỗ…

Để hợp phong thủy thì những người mệnh Thủy khi mua nhà chung cư nên chọn căn hộ tại các tầng hoặc phòng có chứa số 1, 6 tượng trưng cho hành Thủy và số 4, 9 tượng trưng cho hành Kim (Kim sinh Thuỷ), nên tránh các số 2,7 tượng trưng cho Hỏa và số 0, 5 tượng trưng cho Thổ (Thủy khắc Thổ).

Đối với người mệnh Hỏa:

Trong phong thủy nhà ở, người mệnh Hỏa nên chọn nội thất làm từ gỗ là chính, không nên dùng đồ có chất liệu kim loại vì Hỏa khắc Kim. Gia chủ mệnh Hỏa nên trồng những giống cây sắc xanh ra hoa đỏ, cam như là: xương rồng, lan hồ điệp, hoa phượng tiên, hoa hỏa tước sẽ giúp cho ngôi nhà tràn đầy sinh khí.

Theo Bát quái, người mệnh Hỏa khá hợp với các con số thuộc hành Mộc và Hỏa – tương ứng là con số 2 và 7 (tượng trưng cho Hỏa); số 3,8 (tượng trưng cho Mộc – Mộc sinh Hỏa). Gia chủ mệnh Hỏa khá kỵ các số 1, 6 (tượng trưng cho Thủy).

Đối với người mệnh Thổ:

Vì có nguồn gốc từ đất nên đồ trang trí làm từ gốm sứ rất tốt cho người mệnh Thổ. Ngoài ra, các vật trang trí làm từ đá, đặc biệt là đá cẩm thạch cũng hỗ trợ rất tốt cho mệnh Thổ.

Các số hợp phong thủy người mệnh Thổ nhất đó là: số 5 và số 0, người mệnh Thổ chọn nhà ở có số tầng hoặc số nhà đuôi chứa 5, 0 là tốt nhất. Số 2 và số 7 cũng khá tốt vì thuộc hành Hỏa (Hoả sinh Thổ). Nên tránh số 3 và số 8 vì 2 số này thuộc hành Mộc (Mộc khắc Thổ).

Xem thêm: Lý giải tam hợp là gì? Tứ hành xung là gì? Cung mệnh năm sinh

Phong thủy chọn cây cảnh

Phong thủy chọn cây cảnh
Chọn cây cảnh hợp phong thủy với gia chủ dựa trên quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc

Cây cảnh luôn giúp cho không gian sống của gia đình được trở nên hài hòa và thoải mái hơn. Tuy nhiên, nếu chọn được những loại cây phù hợp với mệnh của mình thì lại càng tốt nhất. Hãy tham khảo gợi ý về những loại cây cảnh phù hợp với phong thủy của từng mệnh dưới đây nhé:

Cây cảnh thuộc hành Kim

Cây Bạch Lan, cây Bạch Mã Hoàng Tử, cây Phát Tài, cây Ngọc Ngân, cây Lan Ý,… Gia chủ cũng có thể chọn những loại cây giống hành Thổ bởi vì Thổ sinh Kim.

Cây cảnh thuộc hành Thủy

Cây Phát Tài Búp Sen, cây Kim Tiền, cây Lan Ý, cây Phát Lộc, các cây thuộc họ với Tùng (cây Thủy Tùng, Tùng Bồng Lai,…). Do Kim sinh Thuỷ nên các gia chủ mệnh Thủy nên chọn thêm những cây thuộc Kim để hỗ trợ mang đến tài lộc.

Cây cảnh thuộc hành Hỏa

Những chậu cây cảnh có màu sắc thiên về đỏ sẽ phù hợp mệnh Hỏa nhất có thể kể đến như cây Vạn Lộc, cây Đế Vương đỏ, cây Trầu bà, cây Đuôi Công Tím, cây đa Búp Đỏ,… Những loại cây thuộc hành Mộc (Mộc sinh Hỏa) sẽ giúp gia tăng thêm vượng khí cho gia đình.

Cây cảnh thuộc hành Mộc

Cây Cau Tiểu Trâm, cây Vạn Niên Thanh, cây Ngọc Bích, cây Trường Sinh,… Những gia chủ thuộc hành Mộc có thể chọn thêm những cây thuộc mệnh Thủy (Thủy sinh Mộc) để gia tăng tài khí.

Cây cảnh thuộc hành Thổ

phù hợp nhất với gia chủ mệnh Thổ vẫn là cây cây Lan Hồ Điệp, cây Sen Đá Nâu, cây Lưỡi Hổ Vàng hay cây Ngũ Gia Bì,… Vì Hỏa sinh Thổ nên người mệnh Thổ có thể lựa chọn thêm cây cảnh phong thủy thuộc hành Hỏa.

Ứng dụng trong việc chọn màu sắc

Ứng dụng trong việc chọn màu sắc
Dựa trên quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc để trang trí nhà cửa và chọn vật dụng hợp phong thủy

Mệnh Kim

Dựa theo quy luật Ngũ hành tương sinh tương khắc: Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc thì màu sắc hợp với mệnh Kim hợp nhất là màu vàng. Ngoài ra, có thể lựa chọn thêm các màu của đất (Thổ) như: trắng, xám trắng hoặc màu vàng nhạt, vàng kim, vàng cam, vàng thổ,…

Mệnh Mộc

Còn mệnh mộc hợp màu gì? Gia chủ mệnh Mộc có thể lựa chọn các màu sắc tương hợp thuộc hành Mộc, tương sinh thuộc hành Thủy (Thủy sinh Mộc).

Các màu nên chọn có thể kể đến như xanh lam, xanh lá, nâu, đen, vàng nhạt. Hai màu hợp nhất là màu nâu và xanh lá. Do Kim khắc Mộc nên tuyệt đối tránh sử dụng màu thuộc hành Kim như trắng, ánh kim sẽ không tốt.

Mệnh Thủy

Dựa trên quy luật Ngũ hành tương sinh tương khắc, các màu thuộc hành Thủy, hành Mộc và hành Kim (Thủy sinh Kim) sẽ hợp với người mệnh Thủy.

Những màu gợi ý như đen, trắng, xanh thiên thanh, ánh kim. Các màu vàng và nâu đất thuộc mệnh Thổ thì nên tránh sử dụng vì Thổ khắc Thủy.

Mệnh Hỏa

Mệnh Hỏa phù hợp trang trí nhà cửa với các gam màu nóng như: màu cam, hồng, đỏ, tím. Bên cạnh đó, vì Mộc sinh Hỏa nên xanh lá cũng được những người mệnh Hỏa yêu thích. Cần tránh màu đen và xanh thẫm (do Thủy khắc Hỏa).

Mệnh Thổ

Mệnh Thổ hợp với màu sắc như đỏ, hồng, tím thuộc hành Hỏa (vì Hỏa sinh Thổ) và các màu vàng và nâu đất – màu bản mệnh Thổ. Những gam màu này sẽ mang đến nhiều may mắn, tiền tài và sức khỏe. Cần tránh sử dụng các đồ vật màu xanh lá của hành Mộc do tương khắc, có thể đem lại những điều xui xẻo.

Trong phong thủy nhà ở hay trong cuộc sống thì thuyết Ngũ hành rất quan trọng, đặc biệt là Ngũ hành tương sinh theo tuổi. Nhờ vào thuyết Ngũ hành mà ta có thể biết nhà ở có hợp hay khắc với điều gì.

Hiểu rõ ngũ hành tương sinh tương khắc là gì thì mới có thể cân nhắc hướng nhà, hướng đất, điều chỉnh màu sắc trang trí không gian, bày trí vật dụng phù hợp với mệnh để mang may mắn, bình an, tài lộc cũng như thuận lợi trong công việc làm ăn, kinh doanh cho cuộc sống của mỗi người.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *