Nghiệp là gì? Có mấy loại nghiệp và cách hóa giải nghiệp chướng

Đối với nhiều người khi gặp bất kỳ khó khăn hay trắc trở nào trong cuộc sống, công việc họ thường đổi lỗi do gặp phải nghiệp chướng. Vậy nghiệp là gì? Có mấy loại nghiệp và cách để hóa giải nghiệp chướng như thế nào? Hãy cùng thapgiainhietliangchi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

Nghiệp là gì?

Nghiệp hay nghiệp chướng là hai từ thường xuyên được nhắc tới, tuy nhiên lại không có mấy ai hiểu được một cách chính xác nhất. Nghiệp là gì? Nghiệp có thể hiểu theo ý nghĩa nghề nghiệp. Tuy nhiên nghiệp là gì trong đạo Phật mang ý nghĩa khác. 

Nghiệp trong đạo Phật dùng để ám chỉ những hành động, thao tác của chúng sinh thông qua ba điểm là thân, miệng và suy nghĩ. Các hành động này được lặp đi lặp lại nhiều lần và lâu dần trở thành thói quen.

Chướng là gì? Đây là một từ đa nghĩa nhưng xét trong quan niệm Phật giáo thì nó mang nghĩa là cản trở, ngăn cách, trắc trở hay che lấp.

Nghiệp là gì?
Tìm hiểu Nghiệp là gì?

Nghiệp hay nghiệp chướng là thường xuyên xuất hiện trong đạo Phật, đặc biệt là trong các bài giảng kinh của Phật giáo. Và nghiệp chướng chính là từ ghép của hai từ nghiệp và chướng.

Ở đây nghiệp còn được hiểu với ý nghĩa là khởi đầu mới, tạo nghiệp hoặc có thể là kết quả của sự tạo nghiệp mà ra. Với mỗi trường hợp, hành động cụ thể thì từ nghiệp sẽ mang những ý nghĩa khác nhau.

Tâm niệm của chúng ta là nơi khởi tạo ra những tư tưởng và suy nghĩ được gọi là ý nghiệp, miệng chúng ta tạo ra những âm thanh, ngôn từ nên được gọi là khẩu nghiệp. Còn thân thể chúng ta hành động tạo ra một loạt các sự việc thì các hành động đó được gọi là thân nghiệp. 

Vì vậy suy ra nghiệp được tạo nên từ chính những suy nghĩ, tư tưởng, lời nói và hành động của chính chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Có thể hiểu đơn giản hơn đó chính là tạo nghiệp.

Tạo nghiệp là gì? Sau khi tạo nghiệp thành kết quả được gọi là nghiệp. Nghiệp cũng tồn tại cả nghiệp lành và nghiệp xấu. Tuy nhiên khi nói đến nghiệp người ta chỉ thường nghĩ đến nghiệp xấu.

Nghiệp là gì trong đạo Phật?
Nghiệp là gì trong đạo Phật?

Nghiệp chướng cũng như vậy, ở đây không phải là từ để chỉ sự thất bại hay việc xấu mà chỉ là sự tác động từ bên ngoài tạo ra sự xuất hiện và hình thành của những hành động sẽ có kết quả để ảnh hưởng về sau. Chính vì vậy mà nghiệp chướng vừa có thể là điều thiện, vừa có thể là điều xấu. Điều thiện thì sẽ được gọi là thiện nghiệp với 3 đường là: Trời, Atula, Người và điều xấu sẽ có 3 đường là: Địa ngục, Súc sinh, Ác quỷ. Chính vì thế có thể kết luận rằng, dù là điều thiện hay ác thì đều tạo ra nghiệp chướng nói chung.

Có mấy lại nghiệp?

Theo quan niệm đạo Phật thì Nghiệp sẽ bao gồm hai loại: Nghiệp gia tiên dòng họ và Nghiệp bản thân.

Nghiệp gia tiên, dòng họ là gì?

Nghiệp gia tiên, dòng họ loại nghiệp này thì gia đình, dòng họ nào cũng có, chúng ta cần xét là thiện nghiệp hay ác nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh thiện nghiệp thì dòng họ nào có cũng có ác nghiệp.

Cái chúng ta cần xét ở đây là dòng họ này nghiệp nặng hay nhẹ, vì cả một dòng họ lớn như vậy sống mà không tạo ra nghiệp thì là một điều hiếm có. Nghiệp cũng được tích tụ từ đời này sang đời sau.

Nghiệp gia tiên, dòng họ
Nghiệp gia tiên, dòng họ là gì?

Dân gian thường truyền tai nhau rằng dòng họ nào chuyên làm nghề đồ tể, hàng xeo, giết trâu bò, lợn, chó thì nghiệp sẽ rất nặng. Bởi lẽ những động vật này đều có linh hồn thậm chí rất thông minh và trung thành bị cướp đi sự sống chắc hẳn chúng nó sẽ có oán hận. Thêm vào đó nếu cả họ đều làm, truyền nghề từ đời này sang đời khác thì nghiệp chướng càng nặng cần được hóa giải ngay, không sẽ mang đến hậu họa cho con cháu đời sau.

Tất cả các dòng họ đều có nghiệp, để giải hết nghiệp thì phải đi tu hành, muốn dòng họ mình không còn nghiệp thì cả dòng họ đều phải đi tu, đều này là không thể, do đó dòng họ nào cũng có nghiệp. Dựa vào điều đó khi đi xem bói nhiều thầy sẽ phán rằng dòng họ này nghiệp nặng lắm, bạn đừng quá lo lắng vì nghiệp nào đều có thể giải được chỉ cần thời gian và tâm hồn hướng thiện.

Cha mẹ sống sao phải tích đức, nghiệp thiện lại cho con cái.
Cha mẹ sống sao phải tích đức, nghiệp thiện lại cho con cái.

Nghiệp do chính bản thân mình tạo ra

Theo nhà Phật khi con người sinh ra và chết đi thì chỉ có thể mang theo duy nhất 2 thứ đó chính là nghiệp và đức. Không phải của cải hay tiền tài cũng chẳng phải tình duyên hay thân quyến như nhiều người suốt ngày lo lắng cũng như vướng bận. Lúc sinh ra các bạn đến tay không thì khi chết đi các bạn cũng ra đi tay không.

Con người được sinh ra sẽ mang trong mình 2 trường năng lượng, cụ thể thì trường năng lượng trắng chính là đức còn trường năng lượng đen chính là nghiệp. Tùy vào mức độ đức và nghiệp thì trường năng lượng đó sẽ có thể lớn hơn hoặc ít hơn trường năng lượng còn lại.

Xem thêm: Khẩu nghiệp là gì? Hậu quả của khẩu nghiệp

Xác thịt, cơ thể con người tồn tại hữu hạn nhưng linh hồn của con người lại tồn tại bất diệt. Linh hồn con người sẽ chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, nghiệp cũng vậy. Vì thế từ khi sinh ra các bạn có thể đã mang nghiệp trong mình từ kiếp trước rồi. Chứ không phải chỉ tính nguyên nghiệp trong kiếp này. Nghiệp cũng được tích tụ chuyển qua rất nhiều kiếp của mỗi con người nên kiếp này chúng ta phải trả giá cho kiếp trước thì cũng không có gì là lạ cả. Do đó chúng ta phải hóa giải nghiệp chướng.

Vậy tại sao chúng ta cần giải nghiệp chướng?

Theo giáo lý giảng giải của nhà Phật thì việc hóa giải nghiệp sẽ khiến cho tâm tính của con người được thanh thản, trong sạch hơn, tiêu tan hết mọi bụi trần, tẩy cho hết những tội lỗi trong cuộc đời hiện tại và đồng thời cũng là hóa giải những tội ác, lỗi lầm đã từng gây ra trong những kiếp trước.

giải nghiệp chướng
Vậy tại sao chúng ta cần giải nghiệp chướng?

Tiêu giải nghiệp chướng cũng là cách giúp bạn tìm cách phát triển những phẩm giá, đức hạnh cao cả và noi theo những tấm gương mẫu sáng suốt, từ bi của nhiều bậc Thánh hiền.

Khi đã hóa giải xong nghiệp chướng thì lòng bạn sẽ cảm thấy thanh thản, dứt bỏ được tội lỗi, phước lành cũng tự nhiên sinh ra, tâm hồn được an yên mà vui sống, gặp nhiều may mắn.

Cách hóa giải nghiệp chướng? 

Hóa giải oán hận với người khác

Sống là con người hiếm ai có thể hữu hảo, vừa lòng tất cả mọi người. Người sống ở trên đời thì sẽ kết không ít oan nghiệt, đó là điều không thể thiếu. Vậy phải làm sao có thể tiêu tai giải nạn và cởi bỏ những nút thắt oán hận này? 

Hóa giải oán hận với người khác.
Hóa giải oán hận với người khác.

Phật đã dạy rằng, bí quyết để trừ nghiệp chính là giải oán và mở kết. Siêu sinh cởi bỏ và buông lòng mình xuống chính phương pháp tốt nhất để xóa bỏ thành công nghiệp chướng.

Tuy nhiên, Phật chỉ có thể hóa giải được duyên trời định mà không mở được duyên do người kết. Bái Phật, kính Phật và hướng Phật cũng là một cách để lòng luôn được thanh thản, hướng tới điều thiện, biết rũ bỏ thói tham, sân si. 

Cách này chỉ giúp được những người có vướng bận trong lòng, tìm được đường ngay lối đúng để họ đối nhân xử thế đúng mực, tự mình buông bỏ được cho người khác thì ắt người khác cũng sẽ buông bỏ lại cho mình.

Còn oán duyên người với người tự kết thì phải tự mình dùng những điều thiện để giải nghiệp. Tìm đến cửa Phật chỉ là cách tìm đến chỗ dựa về đạo lý và chỉ đường dẫn lối mà thôi, Phật không giúp giải được oán thù, chỉ đưa ra cách tốt nhất để giải oán tình thù mà thôi, nghiệp được giải hay không còn phụ thuộc vào chân thành của con người.

Thường xuyên sám hối, niệm phật hàng ngày

Người mà có tâm không lành, muốn giải nghiệp chướng nhưng vẫn làm ra những việc ác, sai trái thì dù có đọc bao nhiêu kinh Phật , bái bao nhiêu Phật thì cũng không thể thoát được nghiệp chướng do mình gây ra.

Thường xuyên sám hối, niệm phật hàng ngày.
Thường xuyên sám hối, niệm phật hàng ngày.

Nhiều người quan niệm nếu muốn hoá giải được nghiệp chướng thì chỉ còn cách là ăn chay và niệm Phật một cách thật thành tâm. Nhưng một số người lại vì quá mê muội mà cho rằng cứ sám hối thật nhiều lần thì dù có gây nghiệp chướng gì sẽ được tiêu tan nên chẳng màng thân xác kiệt quệ, hao mòn từng ngày mà tụng kinh niệm Phật nhưng nghiệp chướng thì vẫn còn nguyên đó.

Sở dĩ như vậy vì nghiệp chướng của người này quá nặng đã tích tụ quá nhiều. Do vậy việc công đức niệm Phật dù phần nào đã giúp họ tiêu trừ đi rất nhiều nhưng mà vẫn chưa thể dứt sạch nghiệp chướng. Cho nên cần phải niệm Phật thường xuyên mỗi ngày, mới mong giảm bớt được nghiệp chướng.

Làm thật nhiều việc thiện để tích đức về sau

Nếu chỉ sám hối hay niệm Phật bằng miệng nhưng tay chân đầu óc lại vẫn làm ra những hành động xấu xa, tâm vẫn nảy sinh những suy nghĩ hại người thì rất khó để có thể giải trừ được nghiệp chướng như bản thân mong muốn.

Bởi có rất nhiều người nghĩ rằng việc họ sám hối, niệm kinh Phật hàng ngày là đủ rồi, làm ra những hành động sai trái về chỉ cần sám hối là xong. Thực tế không đơn giản như vậy, sám hối không chưa đủ. 

Làm thật nhiều việc thiện để tích đức về sau.
Làm thật nhiều việc thiện để tích đức về sau.

Việc sám hối của bạn sẽ trở nên thực tế hơn rất nhiều và nghiệp chướng của bạn sẽ tiêu tan nhanh hơn nếu được đền chuộc bằng những việc làm thiện xuất phát từ tâm. Càng làm nhiều việc thiện thì bạn sẽ càng thấy hiệu quả, bởi tích đức làm việc thiện chính là yếu tố quan trọng, là phong thủy tại tâm, là phong thủy mạnh nhất để có thể thay đổi vận mệnh của con người.

Có muôn vàn việc thiện bạn có thể làm hàng ngày để giải trừ bớt nghiệp cho bản thân, việc cứu giúp người gặp nạn là một việc thiện điển hình. Cứu người thoát nạn luôn được coi là công đức hàng đầu, được người người khen ngợi, được các bậc Thánh thần tán dương bất kể là ở nền Văn hóa hay Tôn giáo nào trên thế giới. Vì bản chất mọi tôn giáo đều hướng con người ta làm thiện, cao cả.

Một trong những cách cứu người đơn giản, bất kỳ ai đủ điều kiện đều có thể làm được là hiến máu nhân đạo. Có câu nói Một giọt máu cho đi , một cuộc đời ở lại, thông điệp ý nghĩa này đã được tuyên truyền rộng rãi để mọi người hiểu. Hiến máu cứu chính giúp những con người đang chiến đấu với lưỡi hái tử thần hàng giờ và giành giật lại sự sống.

Phóng sinh động vật bên bờ vực cái chết

Dù không thể đem so sánh với việc cứu người nhưng cứu sống những con vật tội nghiệp trước những cái chết đau đớn cũng sẽ mang lại cho bạn phước lành lớn lao. Phóng sinh một lần mà phúc báo đời đời, nghiệp lành cũng được khai nở từ đó.

Phóng sinh động vật bên bờ vực cái chết.
Phóng sinh động vật bên bờ vực cái chết.

Bạn không phải đợi đến lúc mình nhiều tiền, chỉ cần với một khoản tiền nhỏ hãy mạnh dạn mở lòng từ bi tích đức mà trích ra để chuộc những con vật sắp bị giết để làm thịt rồi thả chúng về với chốn an toàn. Chắc chắn rằng cuộc sống của bạn sẽ có nhận được nhiều thay đổi tích cực.

Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý bạn nên ưu tiên những loài động vật theo thứ tự như sau để phóng sinh khi bạn không có đủ điều kiện để phóng sinh tất cả:

Những loài như chó, trâu bò, ngựa: đây là những con vật trung thành với con người chúng ta. Dù là động vật nhưng chúng mang tâm tư tình cảm gần giống với người nhất. Phóng sinh chúng sẽ là một việc làm thực sự ý nghĩa chỉ sau việc cứu người.

Động vật như rùa, lươn, ba ba: là động vật có máu lạnh nhưng lại tâm linh rất cao. Những người phóng sinh chúng thường sẽ gặp được những điều may mắn kỳ lạ.

Những loài động vật có sức sống rất mạnh mẽ khác như cá chuối, cá trê, ếch nhái,…

Những con vật sắp sinh đẻ cũng nên được ưu tiên phóng sinh vì bạn không chỉ cứu một con mà là đã cứu được cả mẹ lẫn con của chúng rồi.

Sống bao dung và độ lượng hơn với mọi người xung quanh

Nghiệp chướng về cơ bản chính là phiền muội mà nguyên nhân không gì ngoài việc tư lợi, ham danh hám lợi nên nảy sinh lòng tham, sân, si, đố kị từ đó vướng phải bụi trần, tự gây rắc rối cho bản thân và những người khác chính là tạo ác nghiệp.

Sống bao dung và độ lượng hơn với mọi người xung quanh.
Sống bao dung và độ lượng hơn với mọi người xung quanh.

Buông bỏ những buồn phiền của bản thân chính là cách duy nhất để giải thoát được ác nghiệp. Tâm càng thanh tịnh an nhiên bao nhiêu thì nghiệp ác càng tiêu tan bấy nhiêu, tâm càng nhiều muộn phiền thì nghiệp ác sẽ ngày càng tích tụ.

Do đó độ lượng, bao dung với người khác chính là bạn đang bao dung với bản thân mình, tha thứ cho người khác chính là đang tha thứ cho bản thân. Có thể nói đây là phương pháp tạo nghiệp lành nhanh nhất, hiệu quả nhất, đơn giản nhất.

Khi nghiệp lành được sinh ra, cùng với đó nghiệp chướng hay ác nghiệp cũng sẽ tự hóa giải. Bạn nên tâm niệm rằng khoan dung độ lượng sẽ đem lại phúc báo suốt cả đời.

Bài viết trên là những chia sẻ chân thành của chúng tôi về nghiệp, các loại nghiệp cũng như một số cách để hóa giải nghiệp chướng hiệu quả nhất. Mong rằng qua bài viết bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, điều chỉnh cách sống, quan niệm sống để cuộc sống thanh thản, yên bình gặp nhiều may mắn.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *