Merchandiser là gì? Merchandiser (Nhân viên quản lý đơn hàng) là vị trí có nhu cầu về nhân lực khá lớn hiện nay. Nhưng, làm sao để dễ dàng trở thành ứng viên sáng giá cho công việc này khi mức độ cạnh tranh của các ứng viên vô cùng lớn? Bên cạnh kỹ năng phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu kỹ về yêu cầu công việc của quản lý đơn hàng là gì để trả lời tốt các câu hỏi tuyển dụng.
Merchandiser là gì? Quản lý đơn hàng là gì?
Có rất nhiều ứng viên khi được nhà tuyển dụng hỏi Merchandiser là gì, hay bạn hiểu công việc của nhân viên quản lý đơn hàng Merchandising là gì thì ấp úng không biết trả lời thế nào. Nhân viên quản lý đơn hàng là gì – một trong những khái niệm cơ bản bạn cần biết khi ứng tuyển.
Vậy nghĩa của Merchandiser là gì trong tiếng Việt? Merchandise là tên tiếng Anh của vị trí nhân viên quản lý đơn hàng. Họ là những người chịu trách nhiệm chính với đơn hàng của khách trên toàn bộ khu vực mà họ được giao. Thông qua việc hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp và khách hàng, nhân viên quản lý đơn hàng sẽ có vai trò quan rất lớn trong quá trình đảm bảo doanh số bán hàng.
Có thể nói, công việc này gần giống như vị trí cửa hàng trưởng. Nhân viên quản lý đơn hàng là người có trách nhiệm xử lý đơn hàng, đồng thời phải nắm bắt và xử lý mọi vấn đề phát sinh trong quy trình từ khi tiếp nhận hàng hoá cho đến lúc hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Tuỳ vào từng nhà bán lẻ hoặc lĩnh vực kinh doanh của công ty mà nhân viên quản lý đơn hàng cần phải thực hiện một số công việc như: sắp xếp kệ, quản lý hàng tồn kho, thành lập bảng giá và quảng bá sản phẩm, nhập thông tin của đơn hàng vào hệ thống quản lý,…
Phân loại Merchandiser như thế nào?
Tùy thuộc vào nhu cầu trong quá trình sản xuất trực tiếp của từng nhà máy, đơn vị xưởng may mặc thì bộ phận Merchandiser sẽ được phân thành: vị trí Merchandise đơn hàng FOB, vị trí Merchandise đơn hàng CMT (hay còn được gọi là Merchandise đơn hàng CMPT), vị trí Merchandise đơn hàng sản xuất và cung ứng nội địa, vị trí Merchandise tổng hợp. Cụ thể:
- Đối với vị trí Merchandise đơn hàng FOB:
Công việc của Merchandise đơn hàng FOB là phụ trách quá trình theo dõi và quản lý đơn hàng với khách hàng đang có nhu cầu xuất khẩu. Đối tác của doanh nghiệp có thể là khách hàng trong nước hoặc nước ngoài. Đồng thời, vị trí này sẽ chịu trách nhiệm trong việc quản lý tất cả những vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất các sản phẩm may mặc của nhà máy đó .
- Đối với vị trí Merchandise đơn hàng CMT:
Công việc của Merchandiser đơn hàng CMT là chịu trách nhiệm theo dõi các loại đơn hàng giao công hoặc gia công. Nhưng, với quy trình này, các đơn vị nhà máy và phân xưởng sẽ đảm nhiệm việc cung cấp các nguyên liệu sản xuất, ví dụ như: mua thùng đựng, vải, chỉ, bao nilon,…
- Đối với vị trí Merchandise đơn hàng sản xuất và cung ứng nội địa:
Vị trí Nhân viên Merchandise có nhiệm vụ thực hiện việc theo dõi các đơn hàng sản xuất và cung ứng đến khách khách hàng nội địa trong nước.
- Đối với vị trí Merchandise tổng hợp:
Nhân viên Merchandise tổng hợp sẽ đảm bảo theo dõi toàn bộ các đơn hàng của các bộ phận trên.
Ứng tuyển vị trí này, bạn sẽ cần đảm nhiệm một số công việc của Merchandiser như:
- Nhận thông tin và chuẩn bị đơn hàng, đảm bảo đạt chỉ tiêu doanh số của công ty/cửa hàng bán lẻ.
- Lập kế hoạch và phát triển các chiến lược bán hàng sao cho cân bằng giữa đáp ứng nhu cầu của khách hàng và kỳ vọng của công ty.
- Phân tích các số liệu bán hàng, theo dõi phản ứng của khách hàng và cập nhật xu hướng của thị trường để dự báo nhu cầu sản phẩm, lập kế hoạch phát triển phạm vi sản phẩm.
- Phối hợp với khách hàng, nhà cung ứng, đơn vị phân phối và nhà phân tích để đàm phán về giá cả, số lượng và quy mô kinh doanh của sản phẩm cụ thể.
- Thúc đẩy sự quan tâm của khách hàng và doanh số bán thông qua việc giới thiệu và tư vấn các sản phẩm phù hợp.
- Lên kế hoạch, chiến lược trưng bày hàng hóa tại các điểm bán, các cửa hàng và duy trì kệ hàng, quản lý hàng hóa tồn kho.
- Dự báo khoản lợi nhuận/doanh thu và đưa ra kế hoạch ngân sách.
- Theo dõi toàn bộ quá trình bán hàng và gợi ý một số chương trình giảm giá, khuyến mãi, thay đổi giá, cập nhật tình trạng hàng hoá,…
- Xây dựng và phát triển mối quan hệ tích cực với khách hàng.
Merchandiser – bộ phận không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất và thương mại may mặc
Nguyên nhân khiến Merchandise là bộ phận không thể thiếu trong các dây chuyền nhà máy sản xuất và thương mại hàng may mặc nằm ở phần nguyên liệu đầu vào.
Đa phần các nguyên phụ liệu trong ngành dệt may hiện nay thường có quá nhiều chủng loại cùng quá nhiều các chất liệu khác nhau và thay đổi liên tục theo từng mã hàng chứ không cố định cho tất cả các sản phẩm may mặc. Vì vậy mà các nhà máy rất cần có một bộ phận chuyên đảm nhận việc sử dụng các nguyên phụ liệu trong dây chuyền sản xuất.
Để hoàn thành được một sản phẩm may mặc đảm bảo đúng quy trình, cần có sự tính toán chi ly để tránh nhầm lẫn trong việc dùng nguyên phụ liệu cho mỗi mã hàng. Nhưng, tất cả công việc này chỉ dựa vào sức lực của công nhân và hỗ trợ của máy may công nghiệp. Do vậy, trường hợp xảy ra sai sót trong khâu sản xuất khá cao, hoặc sẽ có sai lệch với nhu cầu của khách hàng.
Cũng vì nguyên nhân này mà bộ phận Merchandise ra đời như một giải pháp nhằm hỗ trợ giám sát và cung cấp các thông tin sản xuất một cách chính xác nhất, tránh các rủi ro thành phẩm không đáp ứng được như mong muốn của khách hàng một cách tối ưu.
Vui buồn nghề Garment Merchandiser
Khối lượng công việc đồ sộ
Đối với những đơn hàng của các đối tác lớn, khối lượng công việc của Merchandiser (hoặc 1 team Merchandiser) khá đồ sộ bao gồm từ việc phát triển các mẫu vải cùng nguyên liệu chính theo yêu cầu kỹ thuật (từ bộ phận tech-pack), phát triển bộ sưu tập và đảm nhận lựa chọn chất liệu (ODM).
Không những vậy, nhân viên Garment Merchandiser sẽ phải so sánh chi phí vải và các nguyên liệu chính ở các quốc gia chuyên về chủng loại đó, cộng thêm phí nhập khẩu (CIF) rồi mới đưa ra quyết định chọn nhà cung cấp nào phù hợp dựa trên cơ sở giá và chất lượng.
Sau đó, nhân viên Merchandiser sẽ tiến hành lựa chọn nhà máy sản xuất dựa trên yêu cầu của đối tác. Cuối cùng, họ sẽ phải làm cam kết tiến độ với nhà máy đó về thời gian đồng bộ các nguyên liệu, phụ liệu cũng như các cam kết về tiến độ giao hàng với khách hàng ở thời hạn đã giao ước.
Thời gian OT – làm thêm nhiều
Đối với các đối tác ở Mỹ, do bị lệch múi giờ nên các nhân viên Merchandiser thường sẽ ở lại làm thêm tới 19h, 20h tối để có thể linh động hơn trong công việc. Đó là thời gian mà đội ngũ nhân viên của khách hàng ở Mỹ và Châu Âu đã vào làm để công việc trôi chảy hơn. Nếu có cơ hội ghé thăm các công ty sourcing sản phẩm dệt may lớn nhất ở Việt Nam, bạn sẽ chứng kiến khung cảnh làm việc vẫn sáng đèn vào 9h tối.
Mở rộng mối quan hệ từng ngày
Vất vả là như vậy, tuy nhiên với các nhân viên có thể vượt qua khó khăn và hưởng thụ niềm vui làm việc thì cũng có thể nhận được thành quả xứng đáng. Ngoài áp lực công việc hay cường độ khắc nghiệt thì bạn còn có cơ hội được mở rộng mối quan hệ liên tục mỗi ngày nếu đảm nhận vị trí này.
Xem thêm: Logistics là gì? Mức lương ngành Logistics và cơ hội việc làm
Trau dồi kiến thức
Với việc làm Merchandise, các đơn hàng của công ty sẽ được quản lý chặt chẽ để tránh tình trạng sai sót, nhầm lẫn về giá, mẫu mã, chủng loại,… gây mất uy tín với khách hàng. Việc có thể chịu được áp lực làm việc khủng khiếp sẽ trau dồi và phát triển kỹ năng của bạn lên mức cao nhất.
Từ đó, bạn càng có cơ hội được trau dồi kiến thức và sau này có thể tự tin ứng tuyển vào bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào mình muốn. Kết hợp với việc mở rộng mối quan hệ xã hội, thu nhập và thăng tiến ở nhiều công việc khác về sau cũng sẽ phát triển, mang lại cơ hội được làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn làm rõ các khái niệm về vị trí merchandiser như: merchandise là gì, nhân viên theo dõi đơn hàng là gì,… Đảm nhận công việc nhân viên quản lý đơn hàng, bạn sẽ có thu nhập hấp dẫn nhưng đồng nghĩa với việc phải chịu được áp lực lớn, đặc biệt với vị trí garment merchandiser ở bộ phận quản lý đơn hàng may mặc.