Logistics là gì? Mức lương ngành Logistics và cơ hội việc làm

Logistics là gì? Học ngành Logistics ra làm gì? Và mức lương của ngành này như thế nào? Cùng tháp giải nhiệt Liangchi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Logistics là gì?

Khái niệm Logistics là gì?

Trước khi tìm hiểu các vị trí công việc thuộc ngành Logistics, ta cần nắm rõ khái niệm Logistics là gì. Nói một cách đơn giản thì Logistics là dịch vụ cung cấp, vận chuyển hàng hóa một cách tối ưu nhất từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Các vị trí việc làm thuộc ngành Logistics có nhiệm vụ lên kế hoạch chi tiết để kiểm soát luồng di chuyển của hàng hóa hoặc thông tin về nguyên vật liệu từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ theo yêu cầu của người tiêu dùng.

Tìm hiểu Logistics là gì?
Logistics là gì?

Một số vị trí hot trong ngành Logistics thời gian gần đây có thể kể đến là: nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên chứng từ, nhân viên giao nhận,… 

Ngoài ra, một số vị trí chuyên viên thu mua, nhân viên hiện trường, nhân viên hải quan, nhân viên kinh doanh vật liệu xây dựng, nhân viên vận hành kho,… cũng đang thiếu hụt lượng nhân sự khá lớn.

Các công ty Logistics để có thể nâng cao năng suất cạnh tranh thì cần đảm bảo được các yêu cầu về: số lượng – chất lượng hàng hóa, thời gian vận chuyển cùng chi phí hợp lý. Bên cạnh quá trình vận chuyển, ngành Logistics còn đảm nhận cả khâu đóng gói, lưu trữ và xử lý hàng hóa…

Ngành Logistics
Hoạt động giao – nhận ngành logistics

Hoạt động của ngành Logistics là gì?

Một số hoạt động cụ thể của ngành Logistics có thể kể đến như:

  • Hoạt động xuất – nhập khẩu (vận chuyển các loại hàng hóa trong và ngoài nước).
  • Quản lý đội tàu hàng, xe hàng.
  • Quản lý kho vận.
  • Xử lý các nguyên, vật liệu.
  • Hoàn tất đơn hàng của đối tác.
  • Quản lý các sản phẩm tồn kho.
  • Hoạch định yêu cầu của khách hàng.

Cấp bậc của ngành Logistics

Các cấp bậc hiện có trong ngành Logistics được phân chia như sau:

  • Logistics Officer.
  • Logistics supervisor.
  • Logistics manager.
  • Logistics Director.
  • Logistics chain director.

Mức lương và công việc phổ biến của ngành Logistics

Nhân viên vận hành kho

Nhân viên vận hành kho bãi có nhiệm vụ tiếp nhận toàn bộ đơn đặt hàng của khách rồi sắp xếp lịch trình vận chuyển. Ngoài ra, nhân viên vận hành kho sẽ quản lý hoạt động điều vận, bốc xếp, giao nhận hàng hóa và giám sát công tác kiểm tra số lượng, chất lượng đến khi hàng hóa tới tay khách hàng.

Nhân viên vận hàng kho
Nhân viên vận hàng kho có vai trò rất quan trọng

Bên cạnh đó, các nhân viên ở vị trí này phải kết hợp chặt chẽ với người chuyên chở để giải quyết kịp thời sự cố phát sinh trong toàn bộ quy trình. Vị trí công việc này có mức lương dao động trong khoảng từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng. Nếu có năng chuyên môn về chuyên ngành vận tải, ngoại thương thì công việc này khá phù hợp với bạn.

Chuyên viên thu mua

Một chuyên viên thu mua sẽ có nhiệm vụ chính là:

  • Xây dựng bản kế hoạch, lên danh sách các hoạt động thu mua ưu tiên và làm việc trực tiếp với bộ phận kế hoạch sản xuất.
  • Đánh giá đơn đặt hàng và đưa ra các yêu cầu về hoạt động quản lý quy trình mua hàng.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin, văn bản cần thiết tới phía đơn vị cung cấp.
  • Theo dõi tình trạng của đơn hàng để giải quyết kịp thời những sự cố phát sinh bất ngờ.
  • Theo dõi đơn đặt hàng, thông báo thời gian sản xuất, thời điểm cùng chi phí giao hàng.
  • Kiểm soát và luôn đảm bảo các đơn hàng đã tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng.

Bậc lương chuyên viên thu mua ngành Logistics sẽ dao động từ 8.000.000 đến 10.000.000 đồng.

Nhân viên chứng từ

Nhân viên làm chứng được giao các nhiệm vụ cụ thể như:

  • Soạn thảo, xử lý các loại văn bản chứng từ xuất nhập khẩu như: vận đơn, hóa đơn,hợp đồng, giấy báo hàng đến, lệnh giao hàng,…
  • Chuẩn bị toàn bộ chứng từ kê khai hải quan, xin cấp giấy chứng nhận về xuất xứ, giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng, các loại công văn, tờ trình tới các bên liên quan.
  • Đảm nhiệm quá trình liên hệ với đối tác, phối hợp với bộ phận hiện trường trong quy trình làm thủ tục thông quan hàng hóa.
  • Lưu trữ hồ sơ và các loại chứng từ quan trọng.
Nhân viên chứng từ
Công việc của nhân viên chứng từ là gì

Nếu trở thành nhân viên làm chứng từ trong ngành Logistics, bạn sẽ có mức lương dao động trong khoảng 6.000.000 – 8.000.000 đồng tùy thuộc kinh nghiệm của người lao động. Nếu có thể hoàn thành tốt công việc, mức lương có thể tăng lên.

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh ngành Logistics sẽ được phân công thực hiện các công việc cụ thể sau:

  • Cung cấp thông tin cần thiết của dịch vụ và thuyết phục khách hàng ký hợp đồng với công ty.
  • Duy trì và phát triển tập khách hàng của công ty bằng những chính sách chăm sóc hiệu quả.
  • Tận dụng các hình thức quảng cáo khác nhau để mở rộng tập khách hàng.
  • Chăm sóc khách hàng, giám sát và hỗ trợ kịp thời khi có vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất tới khách hàng.

Tùy vào kinh nghiệm làm việc mà mức lương của vị trí nhân viên kinh doanh dao động khoảng 6.000.000 – 8.000.000 đồng. Ngoài ra, nhân viên kinh doanh sẽ có thêm thu nhập thưởng KPI nếu hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu công ty đề ra.

Xem thêm: Lương 3P là gì? 5 bước triển khai hệ thống lương 3P

Nhân viên cảng

Nhiệm vụ cụ thể của vị trí nhân viên cảng gồm:

  • Kiểm tra an toàn lao động, công cụ xếp dỡ trước khi vận chuyển hàng hóa, kiểm soát các thiết bị, băng tải trong quy trình vận hành.
  • Sắp xếp thời gian ra vào hợp lý đối với tàu hàng.
  • Điều hành các phương tiện và nhân sự bốc xếp hàng hóa.
  • Khi có những sự cố bất ngờ xảy ra, cần tiến hành lập biên bản kịp thời.

Mức thu nhập của vị trí nhân viên làm tại cảng sẽ dao động trong khoảng 8.000.000 đến 10.000.000 đồng.

Nhân viên giao nhận

Công việc cụ thể của nhân viên giao nhận bao gồm:

  • Tiếp nhận và xử lý thông tin của từng lô hàng.
  • Lấy D/O, giấy ủy quyền tại những hãng tàu và đại lý.
  • Tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu.
  • Điều phối, thu xếp các phương tiện hỗ trợ cho quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Phối hợp cùng các bộ phận khác nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt nhất.
  • Theo dõi sát sao lộ trình giao hàng.

Một nhân viên giao nhận sẽ có mức thu nhập trung bình dao động từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng một tháng.

Nhân viên giao nhận
Nhân viên giao nhận có mức lương trung bình

Nhân viên hiện trường

Nhân viên hiện trường sẽ triển khai các công việc cụ thể như sau:

  • Khai báo với đơn vị hải quan tại cảng tàu.
  • Theo dõi trực tiếp quá trình bốc xếp hàng hóa tại cảng cũng như kho hàng.
  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan nhằm tiếp nhận chứng từ và giao hàng cho đối tác đúng thời gian thỏa thuận.
  • Báo cáo chi tiết tiến độ công việc tới người phụ trách bộ phận và ban giám đốc.

Đối với công việc này, mức lương trung bình một tháng sẽ từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng.

Nhân viên hải quan

Nếu muốn làm việc trong Nhà nước, bạn có thể tham khảo vị trí nhân viên hải quan. Các công việc cụ thể của nhân viên hải quan là:

  • Kiểm tra các loại hồ sơ, giấy tờ xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo đã tuân thủ pháp luật, hợp lệ.
  • Kiểm tra và phân luồng hàng hóa, đảm bảo hàng hóa đã hợp pháp.
  • Thông qua các phần mềm chuyên biệt để thực hiện các hoạt động khai báo với hải quan.
  • Hướng dẫn các nhân viên hiện trường quy trình làm các thủ tục cần thiết để thông quan hàng hóa.

Mức thu nhập của nhân viên hải quan sẽ được tính dựa trên quy định của biên chế Nhà nước. Mức lương cơ bản của biên chế Nhà nước đối với những nhân sự mới là từ 3 đến 6 triệu đồng, chưa tính các loại phụ cấp khác.

Nhân viên chăm sóc khách hàng

Nhân viên chăm sóc khách hàng cũng là công việc khá hot trong thời gian gần đây. Gần giống khâu chăm sóc khách hàng của nhân viên kinh doanh, các công việc cụ thể của một nhân viên chăm sóc khách hàng chính là:

  • Cung cấp các loại tài liệu cần thiết trong quá trình giao nhận hàng hóa cho khách hàng.
  • Xử lý yêu cầu từ phía khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả.
  • Thông tin kịp thời về tình trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển tới khách hàng.
  • Theo dõi tình trạng của các đơn đặt hàng lớn, giải quyết yêu cầu của khách hàng kịp thời.
  • Lưu trữ thông tin và phát triển mối quan hệ với khách hàng.

Nhân viên chăm sóc khách hàng tại các công ty Logistics sẽ có mức lương trung bình dao động trong khoảng 6.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng.

Chuyên viên thanh toán quốc tế

Những nhiệm vụ cụ thể mà một chuyên viên thanh toán quốc tế cần thực hiện bao gồm :

  • Tiếp nhận các loại chứng từ đồng thời cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, phát hành L/C,…
  • Kiểm tra tính pháp lý của những loại hồ sơ, giấy tờ từ phía khách hàng.
  • Tiếp nhận, giải quyết kịp thời khiếu nại và thắc mắc của khách hàng trong quá trình giao dịch.
  • Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ cần thiết trước khi tiến hành thanh toán.
  • Lưu trữ sổ sách và hồ sơ công tác kế toán theo quy định của ngân hàng.
Chuyên viên thanh toán quốc tế
Các công việc của Chuyên viên thanh toán quốc tế

Ngoài các kiến thức nghiệp vụ, vị trí chuyên viên thanh toán quốc còn đòi hỏi nhân sự cần phải có khả năng ngoại ngữ thành thạo. Bậc lương chuyên viên này dao động trong khoảng 8.000.000 – 10.000.000 đồng.

Cơ hội việc làm ngành Logistics

Thực trạng việc làm 

Ngành Logistics ở Việt Nam là lĩnh vực nghề nghiệp có tuổi đời còn khá “non trẻ”. Tuy nhiên, ngành này đang dần trở nên thịnh hành và có nhu cầu lớn về nhân sự trong thời gian gần đây. Vì vậy, cơ hội việc làm ngành Logistics còn khá rộng mở.

Hiện tại, có hơn 1.500 doanh nghiệp ở Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực Logistics. Dự đoán trong tương lai tới, con số này sẽ còn tăng mạnh do nhu cầu mua sắm hàng hóa online và dịch vụ thương mại điện tử ngày càng được phát triển mạnh mẽ.

Dựa trên số liệu thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, trong 3 năm tới đây sẽ cần thêm khoảng 18.000 lao động làm việc ở lĩnh vực Logistics. Điều này đã thể hiện cơ hội việc làm ngành Logistics cho các bạn trẻ đang theo đuổi ngành này.

Xem thêm: Merchandise là gì? Vui buồn nghề quản lý đơn hàng

Trường đào tạo ngành Logistics

Logistics được xem là một trong những ngành nghề hot nhưng còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam. Do vậy, việc chọn trường đào tạo ngành Logistics tốt là điều vô cùng quan trọng để tích lũy kiến thức phục vụ cho sự nghiệp sau này. 

Khi đăng ký nguyện vọng, bạn cần tìm hiểu ngành Logistics lấy bao nhiêu điểm và tìm hiểu các trường đào tạo ngành Logistics chất lượng tốt. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Logistics nổi tiếng đáng để tham khảo:

  • Trường đào tạo ngành Logistics tại Hà Nội và khu vực miền Bắc: 

Các trường Đại học như: ĐH Thương mại Hà Nội, ĐH Ngoại thương Hà Nội, trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, trường ĐH Hàng hải Việt Nam… là các trường ở khu vực phía Bắc có các khoa đào tạo chuyên ngành Logistics rất nổi tiếng.

Trường đại học Hàng Hải Việt Nam
Trường ĐH Hàng hải Việt Nam là ngôi trường top đầu các trường đào tạo ngành Logistics tốt nhất
  • Trường đào tạo ngành Logistics tại Tp.HCM và khu vực miền Nam: 

Các trường Đại học nổi tiếng với chuyên ngành đào tạo Logistics nên tham khảo là: Đại học Giao thông vận tải HCM, Đại học Ngoại thương TpHCM (cơ sở 2), Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc Gia Tp.HCM, ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam…

Trên đây là những thông tin về Logistics là gì? Công việc của Ngành Logistics và mức lương hấp dẫn của ngành này. Có nhiều động lực để theo đuổi nghề nhân viên Logistics trong đó mức lương và cơ hội thăng tiến là động lực lớn nhất.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *