Cluster là gì? Cluster là một trong những thuật ngữ xa lạ đối với nhiều người. Do đó, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn cluster là gì và những kiến thức liên quan đến clustering.
Cluster là gì?
Cluster là một cụm máy tính có hiệu năng cao, được kết nối qua mạng cục bộ (mạng LAN) để chúng có thể hoạt động được như một máy đơn lẻ.
Nó sẽ bao gồm những server riêng lẻ được kết nối đồng thời với nhau và hoạt động cùng nhau trong 1 hệ thống. Những server này kết nối với nhau có mục đích là trao đổi thông tin và giao tiếp với những mạng bên ngoài. Nếu như có lỗi xảy ra thì những dịch vụ trong cluster sẽ hoạt động tương tác với nhau để có thể duy trì tính ổn định cho hệ thống.
Phân loại cluster
Hiện nay cluster được phân thành 2 loại:
Open cluster: Tất cả các node trong loại này đều là các IP cần thiết và có thể truy cập thông qua web, internet. Nhưng chính điều này đã gây ra nhiều lo ngại về bảo mật hơn.
Close Cluster: Đóng cụm được ẩn đằng sau node cổng cũng như cung cấp bảo mật tốt hơn.
Thiết kế và cấu hình cluster
Việc thiết kế, lắp đặt và cấu hình cluster cần thoả mãn các yêu cầu sau:
– Tính sẵn sàng cao: Các tài nguyên mạng phải luôn sẵn sàng để cung cấp và phục vụ người dùng cuối cũng như giảm thiểu tình trạng hệ thống bỗng dưng ngừng hoạt động.
– Độ tin cậy cao: Là khả năng giảm thiểu tần suất xảy ra các sự cố và nâng cao khả năng chịu đựng các sai sót của hệ thống.
– Mở rộng được: Hệ thống phải có khả năng nâng cấp, mở rộng dễ dàng trong tương lai. Ngoài ra việc mở rộng này còn phải bao hàm cả việc nâng cao chất lượng dịch vụ, có thể thêm số lượng người dùng, thêm dịch vụ, ứng dụng hoặc các tài nguyên mạng khác.
Ưu điểm của hệ thống server cluster
- Tiết kiệm chi phí: Khi sử dụng hệ thống server cluster chi phí sẽ rẻ hơn so với việc sử dụng các máy tính lớn.
- Tốc độ xử lý của cụm máy tính cũng tương đương một máy tính lớn.
- Khả năng mở rộng tốt: Cụm máy tính có thể được mở rộng dễ dàng bằng cách thêm máy vào hệ thống.
- Trong cụm máy tính nếu bất kỳ node nào bị lỗi thì một node khác trong cụm vẫn có thể tiếp tục cung cấp xử lý thông tin giúp quá trình làm việc không bị gián đoạn. Còn với máy tính lớn, khi một hệ thống bị lỗi, toàn bộ hệ thống cũng sẽ bị lỗi.
Các thuật ngữ trong hệ thống server cluster
Failover: Quá trình Failover có khả năng xảy ra 1 cách tự động. Khi 1 node trong cluster bị hư hỏng, những resource group khác sẽ được chuyển đến 1 hay nhiều node còn hoạt động được. Quá trình này cũng giống như việc lập kế hoạch cho việc tái chỉ định quyền sở hữu resource.
Node: Đây là 1 server thuộc 1 cluster nào đó, ở đây cluster service và những ứng dụng được thiết lập
Cluster: 1 hệ thống song song được phân phối bởi 1 nhóm service dành riêng cho mục đích chạy những ứng dụng đặc biệt và chúng được kết nối với nhau để cung cấp khả năng load balance và chịu lỗi. Ngoài ra, cluster cũng được sử dụng để cung cấp những tính khác, sẵn sàng cho việc truy cập của người dùng.
Các thành phần của cluster service
Cluster service gồm các thành phần sau: Backup/Restore Manager, Resource Monitor, Node Manager, Membership Manager, Checkpoint Manager.
Nguyên tắc hoạt động của computer cluster
Mỗi máy chủ trong một computer cluster thì được gọi là một node. Máy chủ này có thể được thiết lập ở chế độ thụ động hoặc chủ động.
Khi node ở chế độ chủ động thì nó sẽ tự động xử lý các yêu cầu.
Khi node ở chế độ thụ động, nó sẽ nằm ở chế độ dự phòng nóng, nó chờ để sẵn sàng thay thế khi node khác bị hỏng.
Bài viết trên là những thông tin tổng quan nhất về cluster. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ cluster là gì và ứng dụng nó trong công việc một cách hiệu quả.
Xem thêm: 7 Bước vệ sinh laptop tại nhà đúng cách