Mã OTP là gì? Bật mí những thông tin liên quan mã OTP

Mã OTP là gì? Với các tín đồ sử dụng hình thức thanh toán online thì hẳn đã không còn xa lạ với các loại mã OTP để có thể xác nhận giao dịch thành công. Cùng tham khảo các thông tin về mã OTP cũng như cách lấy mã OTP này nhanh nhất thì hãy chú ý về những chia sẻ tại bài viết dưới đây.

Mã OTP là gì?

Mã OTP hiện nay được sử dụng vô cùng phổ biến. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ khái niệm mã OTP là gì, cách đăng ký mã OTP ra sao? Mã OTP là viết tắt của cụm từ One Time Password trong tiếng Anh, nghĩa là loại mật khẩu chỉ sử dụng một lần duy nhất. 

Đây là dãy số được sử dụng một cách ngẫu nhiên được chính ngân hàng hoặc của một tổ chức nào đó gửi qua nhiều hình thức như: email, SMS để xác nhận với người dùng thao tác xử lý giao dịch thanh toán liên quan nào đó.

Mã OTP là gì
Mã xác thực là gì hay mật khẩu OTP là gì là thắc mắc của không ít người dùng

Một trong những đặc điểm của mật khẩu một lần (one time password – OTP) là chỉ có hạn tương ứng với một lần thanh toán duy nhất với khoảng thời gian quy định trong thời hạn rất ngắn là từ 30 giây – 2 phút. Khi đã hết thời hạn thì dãy mật khẩu OTP này sẽ không có hiệu lực sử dụng nữa.

Nói một cách dễ hiểu thì việc sử dụng mã OTP này cũng chính là lớp bảo vệ thứ 2 cho tất cả các tài khoản và giao dịch của người dùng, sau lớp bảo mật đầu tiên là mật khẩu thẻ. Để thực hiện cách hủy mã OTP hay cách lấy mã OTP, người dùng đều phải tự thao tác qua online/offline với hệ thống.

Vì sao cần mã OTP?

Mã xác thực OTP có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình bảo mật tài khoản.Tính năng bảo mật hiệu quả của mã xác thực OTP khiến kẻ gian khó có thể thực hiện các giao dịch vì phải cần có mã mới xác nhận được giao dịch, giúp, bảo vệ bạn khỏi nguy cơ thiệt hại về tài sản, đặc biệt với tài khoản bị lộ hoặc bị hack.

Tầm quan trọng của mã OTP
Hiểu được khái niệm mã xác thực là gì, bạn sẽ thấy mã OTP có tầm quan trọng rất lớn trong bảo mật

Trong trường hợp không may bạn làm mất thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là nhanh chóng khóa thẻ của mình lại, bằng cách gọi điện trực tiếp tới trung tâm trợ giúp của ngân hàng. Ngoài ra, bạn có thể đến trực tiếp các chi nhánh của ngân hàng để được hỗ trợ khóa tài khoản, đề phòng những rủi ro thiệt hại về tài sản và đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình.

Làm sao để lấy được mã OTP?

Cách lấy mã OTP vô cùng đơn giản. Người dùng chỉ cần thực hiện thao tác giao dịch bất kỳ nào đó liên quan đến tài khoản thanh toán là có thể nhận được mã OTP gửi về điện thoại hoặc email mình đã đăng ký.

Cách lấy mã otp như thế nào?
Cách lấy mã otp rất đơn giản thông qua việc hệ thống nhắn mã bảo mật đến điện thoại của bạn

Ví dụ thực tế đối với giao dịch chuyển tiền sang số tài khoản khác thông qua dịch vụ internet banking.

+ Bước 1: Tiến hành đăng nhập bình thường thông qua ứng dụng với tên tài khoản và mật khẩu đã đăng ký tương ứng tại ngân hàng. 

+ Bước 2: Lựa chọn hình thức chuyển khoản phù hợp và hoàn tất điền đầy đủ tất cả các thông tin về giao dịch từ tài khoản người nhận, số tài khoản, số tiền, hình thức chuyển,…

+ Bước 3: Lúc này, hệ thống ngân hàng sẽ gửi yêu cầu xác nhận lại thông tin một lần nữa trước khi chuyển tiền, bạn chỉ cần thực hiện thao tác ấn xác nhận và chọn thực hiện giao dịch. 

+ Bước 4: Cuối cùng, bạn sẽ nhận được một dãy số mã xác thực OTP được hệ thống ngân hàng gửi về số điện thoại của bạn bằng SMS. Tùy thuộc vào ngân hàng mà bạn sử dụng là gì, mã xác thực OTP sẽ có độ dài là từ 4 – 6 chữ số. Hãy nhập chính xác mã OTP và xác nhận giao dịch đã hoàn tất.

Quá trình đăng ký mã OTP và cách lấy mã OTP không hề phức tạp vì chỉ cần đăng ký số điện thoại liên lạc với ngân hàng là sẽ tự động nhận được mã xác thực OTP tương ứng với mỗi giao dịch. Việc áp dụng mã xác thực OTP sẽ giúp tất cả các loại tài khoản đều được tăng độ bảo mật vì kẻ gian khó có thể lấy được code phá mã OTP.

Vì sao không nhận được mã OTP
Không nhận được mã OTP Vietcombank để xác nhận tài khoản ngân hàng dù đã đăng ký số điện thoại nhận OTP thì phải làm sao?

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sẽ không tránh khỏi một số trường hợp không nhận được mã xác thực OTP gửi về. Hãy cùng tham khảo 5 nguyên nhân cơ bản khiến bạn không nhận được mã OTP qua điện thoại của mình nhé.

  • Sim điện thoại đã bị khóa:

Khi bạn đã yêu cầu gửi mã OTP mà điện thoại vẫn chưa nhận được, hãy thử kiểm tra tình trạng sim của điện thoại. Có thể là do sim điện thoại của bạn sau một khoảng thời gian không sử dụng nên đã bị khóa 2 chiều. 

Để kiểm tra xem có đúng là sim điện thoại của mình bị khóa hay không, hãy thử gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng hoặc soạn tin nhắn để kiểm tra số dư của tài khoản sim trả trước để xem thông tin của số điện thoại.

Nếu đúng là sim điện thoại đã bị khóa 2 chiều thì sẽ không thể nhận được tin nhắn SMS chứa mã OTP dù hệ thống đã gửi. Bạn có thể làm thủ tục yêu cầu nhà mạng mở khóa sim hoặc đến trực tiếp ngân hàng thay để đổi phương thức nhận mã xác thực OTP hoặc đổi số điện thoại nhận mã OTP.

  • Điện thoại đang bật chế độ chặn tin nhắn SMS gửi đến:

Điện thoại vô tình vì một lý do nào đó đang bật chế độ chặn tin nhắn cũng là nguyên nhân thường gặp khiến bạn không thể nhận được bất cứ thông báo hay tin nhắn nào từ tổng đài. Hãy làm theo các bước sau để biết thiết bị nhận mã OTP của bạn có đang ở chế độ chặn tin nhắn SMS không nhé:

Nếu bạn sử dụng thiết bị điện thoại với hệ điều hành Android, hãy mở mục Tin nhắn và kiểm tra danh sách và mục báo cáo Spam xem có số của tổng đài không. Gỡ chặn đối với số tổng đài nếu thấy có trong danh sách chặn và thao tác yêu cầu gửi lại mã OTP để kiểm tra.

Nếu bạn sử dụng thiết bị điện thoại với hệ điều hành iOS, hãy mở Cài đặt và kiểm tra mục Tin nhắn xem trong danh sách chặn nếu thấy số điện thoại của tổng đài, hãy bỏ chặn. Đồng thời, không nên cài đặt độ lọc tin nhắn từ người gửi không xác định thì mới có thể nhận được thông báo từ tổng đài gửi tin nhắn chứa mã OTP.

Đăng ký số điện thoại nhận OTP không khớp với thuê bao đang dùng cũng là lý do khiến bạn không nhận được mã OTP

  • Thiết bị đang ngoài vùng phủ sóng sẽ không nhận được mã xác thực:

Với các thiết bị đăng ký để nhận mã OTP, hãy đảm bảo chắc chắn rằng sóng điện thoại đủ mạnh để đường truyền ổn định mới có thể nhận được SMS OTP. Nếu bạn sử dụng loại sim điện thoại không thực hiện chuyển vùng khi tới các quốc gia khác cũng không nhận được mã OTP trong trường hợp này.

Hãy đảm bảo thiết bị của bạn ở khu vực có đường truyền sóng mạnh và nằm trong vùng phủ sóng dịch vụ để nhận được mã OTP được hệ thống gửi đến. Nếu bạn ra nước ngoài thì hãy chú ý chuyển vùng dịch vụ hoạt chọn một hình thức nhận mã OTP khác phù hợp hơn.

  • Số điện thoại không hợp lệ

Đây là lỗi thường gặp nhất. Hãy chắc chắn rằng khi đăng ký số điện thoại nhận OTP từ hệ thống, bạn sử dụng số điện thoại mình đang dùng. Hệ thống chỉ nhắn mã bảo mật đến điện thoại của bạn với thông tin như khi đăng ký số điện thoại nhận OTP tại ngân hàng mà thôi.

Hãy kiểm tra lại bằng cách gọi ngay tới tổng đài chăm sóc khách hàng để kiểm tra thông tin về số điện thoại đăng ký tài khoản. Ngoài gọi tới tổng đài, bạn cũng có thể tới trực tiếp chi nhánh ngân hàng để đổi số điện thoại hay kiểm tra lại thông tin khi đăng ký số điện thoại nhận OTP trước đó.

Phân loại mã OTP

Bạn có biết hiện tại có bao nhiêu loại mã xác thực OTP có mặt trên thị trường không? Tùy vào mục đích sử dụng thì mã OTP hiện nay đang được chia thành 4 loại với các ưu điểm và nhược điểm riêng. Hãy cùng tìm hiểu xem 4 loại mã OTP đang được sử dụng hiện nay là gì nhé.

Phân loại mã OTP
Bạn đã biết những loại mã xác thực, mã OTP nào để xác nhận tài khoản ngân hàng?
  • Hình thức OTP SMS:

Hình thức OTP SMS là gì có lẽ không còn xa lạ với nhiều người nữa. Đây là hình thức gửi OTP phổ thông nhất dưới dạng tin nhắn SMS về số điện thoại mà người dùng đã đăng ký với các ngân hàng qua thẻ ngân hàng được liên kết trước đó. Với việc nhận mã OTP Bank bằng hình thức OTP SMS, người dùng sẽ phải nhập mã OTP Bank mới có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền, rút tiền,…

Không chỉ riêng các hệ thống ngân hàng mà hình thức này cũng đã được Google, Youtube và một số trang mạng xã hội khác áp dụng cho quá trình xác nhận bảo mật cho tài khoản của người dùng.

Hạn chế lớn nhất của hình thức này chỉ nằm duy nhất ở việc khách hàng thường sẽ mắc phải một số lỗi như không thể nhận được mã nếu khu vực của khách hàng đang không có sóng hoặc di chuyển ra nước ngoài.

  • Thiết bị Token key:

Bạn đã bao giờ nghe về khái niệm OTP Token là gì? Phương thức gửi mật khẩu OTP thông qua thiết bị Token Key được biết tới như thiết bị có chức năng tạo ra mã OTP tự động. Mỗi tài khoản sử dụng cần phải đăng ký riêng biệt. 

Hình thức gửi mã OTP này có thời hạn quy định từ hệ thống ngân hàng. Sau khoảng thời gian đó, mã Tokey sẽ được hệ thống thay đổi, làm mới. Token key là một thiết bị nhỏ gọn, khiến người dùng có thể mang đi dễ dàng mà không cần tới kết nối tới Internet. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là người dùng cần lưu ý bảo quản thật kỹ.

  • Sự kết hợp Smart OTP: 

Để trả lời câu hỏi Smart OTP hay OTP App là gì, có thể nói đây là sự kết hợp giữa OTP SMS và Token key được gọi là Smart OTP. Sự kết hợp hoàn hảo này là hình thức nhận mã OTP mới với, giúp tích hợp ứng dụng trên chính chiếc điện thoại của người dùng.

Cách lấy mã OTP App cũng rất dễ dàng. Khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, người dùng sẽ nhận được mã OTP gửi về ứng dụng trên điện thoại để xác nhận. Ưu điểm tuyệt vời khi sử dụng Smart OTP đó là giúp tăng tính bảo mật giao dịch, tuy nhiên nhược điểm của nó lại là việc tốn thời gian lấy mã. 

Ở Việt Nam, hiện tại mới chỉ có các đơn vị: Vietcombank, TPbank và Google Authenticator áp dụng hình thức này. Người dùng muốn sử dụng hình thức nhận mã OTP với Smart OTP có thể đăng ký dịch vụ với ngân hàng.

  • Voice OTP:

Bạn đã từng nghe nói tới khái niệm Voice OTP – một trong những phương thức nhận OTP là gì chưa? Loại mã OTP này sẽ được cung cấp tới điện thoại của người dùng thông qua cuộc gọi từ tổng đài khi thay đổi thiết bị sử dụng mới. 

Nếu người dùng giao dịch ngân hàng với hạn mức lớn hơn 100 triệu đồng/giao dịch và lớn hơn 100 triệu đồng/ngày, theo Quyết định số 630/QĐ-NHNN của quy định được Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 31/3/2017, bạn sẽ được yêu cầu phải đăng ký sử dụng xác thực giao dịch thông qua phương thức Smart OTP hoặc Soft OTP, phụ thuộc vào cách thức mà Ngân hàng của người dùng mở thẻ cung cấp.

Ngoài ra, một số hình thức gửi OTP cũng khá phổ biến trên thị trường khác là email, thẻ cứng (thẻ bảo mật RSA).

Mã OTP có thể bị lộ không? Mã OTP có an toàn tuyệt đối?

Tuy mã OTP mang đến tiện lợi trong quá trình bảo mật tài khoản nhưng không phải là không có cách phá mã OTP. Tình trạng kẻ gian lấy được code phá mã OTP được rất nhiều chuyên gia về an ninh mạng, bảo mật trên thế giới cảnh báo.

Rủi ro đầu tiên của mã OTP đó là vẫn có thể bị tin tặc lấy được code phá mã OTP và ăn cắp thông tin với việc khai thác lỗi của những hệ thống viễn thông.

Mã OTP có an toàn tuyệt đối
Tình trạng kẻ gian có được code phá mã OTP – một trong những cách phá mã OTP thường gặp nhất được chuyên gia an ninh mạng cảnh báo

Bằng chứng là vào năm ngoái, nhóm nghiên cứu thuộc công ty bảo mật PT (Mỹ) đã khai thác thành công lỗ hổng trong phương thức báo hiệu số 7 – được ký hiệu là SS7 (Signaling System #) với mục đích đánh chặn mã OTP. SS7 là lỗ hổng đã được cảnh báo rất nhiều lần, tuy nhiên có nhiều công ty hoạt động trong ngành viễn thông vẫn làm ngơ với tình trạng này.

Karsten Nohl – chuyên gia bảo mật của Research Labs cho biết, lỗ hổng SS7 đã được cảnh báo từ năm 2015. Tuy nhiên, phương thức báo hiệu này vẫn được hơn 800 doanh nghiệp viễn thông sử dụng trên toàn thế giới.

Thiết bị rời Token Key có một thiết kế nhỏ gọn y hệt USB, vì thế rất dễ bị kẻ gian ăn cắp hoặc thất lạc. Một vài loại Token Key có thiết kế khá đơn giản nên rất dễ bị xem trộm mã OTP. Ngoài ra, còn có một số loại khác được thiết kế hiện đại hơn, tuy nhiên lại khiến người dùng cảm thấy rườm rà khi mang theo.

Nếu đăng ký sử dụng Smart OTP, người dùng cần lưu ý phải tuyệt đối sử dụng ở thiết bị smartphone “an toàn”, tức là không nên tự ý  bẻ khóa máy hoặc cài thêm những phần mềm lạ vào máy. 

Nếu vậy sẽ khó tránh khỏi tình trạng bị tin tặc kiểm soát được Smart OTP gửi tới điện thoại của người dùng, lấy trộm mã bảo vệ của họ và thực hiện các lệnh chuyển tiền trái phép.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm mã OTP là gì cũng như đặc điểm của mật khẩu một lần (one time password – otp). Bạn có thể cân nhắc đăng ký số điện thoại nhận OTP ngay để bảo mật cho tài khoản của mình. Dù thực hiện giao dịch internet banking nào, bạn cũng sẽ nhận được mã OTP bank, OTP code gửi tới điện thoại.

Xem thêm: Deposit là gì? Lợi ích tuyệt vời của deposit mà bạn nên biết

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *