Với những người làm trong ngành xuất nhập khẩu, phí LSS là gì là điều mà rất nhiều người quan tâm. Do vậy, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về loại phí LSS một cách chính xác và đầy đủ nhất.
LSS là phí gì?
Phí LSS là viết tắt của từ Low Sulfur Surcharge trong tiếng Anh. Low có nghĩa là thấp, sulfur là chất lưu huỳnh còn surcharge là phụ phí. Vì vậy, cả cụm từ Low Sulfur Surcharge có nghĩa là phụ phí đảm bảo cho khí thải lưu huỳnh đạt mức thấp an toàn.
– Tại sao lại có phí LSS
Khi có nhu cầu gửi hàng hóa xuất nhập khẩu với khối lượng hàng hóa lớn, các doanh nghiệp thường chọn phương tiện vận chuyển là tàu hoặc thuyền. Tuy nhiên, khi tàu thuyền di chuyển trên biển sẽ thải ra lượng lớn khí độc Sulfur (lưu huỳnh). Điều này vô tình hủy hoại môi trường sống của các loại động vật dưới nước và cả môi trường sống của con người.
Chính vì vậy, thế giới đã thành lập ra một tổ chức có tên là Tổ chức hải quan quốc tế (IMO). Tổ chức này đã đề ra phụ phí LSS, phí này để các hãng tàu thuyền ý thức việc lưu huỳnh ở một mức độ nhất định khi vận hành tàu để ngăn chặn việc khí thải lưu huỳnh tăng cao đảm bảo an toàn cho Trái Đất.
Tùy thuộc vào hãng tàu, cung đường di chuyển và lượng hàng hóa mà tàu đó vận chuyển mà có phụ phí LSS khác nhau. Và phụ phí này tăng lên theo từng năm, điều này khiến không ít doanh nghiệp phải đau đầu và phải cân nhắc, tính toán để đóng phí mỗi năm.
Để giảm phụ phí này, các hãng tàu có thể chọn các loại xăng dầu chứa ít lưu huỳnh nhưng những loại xăng dầu đó cũng đắt đỏ hơn xăng dầu bình thường. Hoặc, tàu chở hàng có thể chọn giải pháp là nâng cấp tàu, khiến lượng lưu huỳnh giảm xuống tối đa. Nhưng chi phí nâng cấp tàu cũng không hề nhỏ, nhiều tàu phải mất 10 triệu USD để nâng cấp. Do vậy, đây là bài toán lớn cho các tàu, các doanh nghiệp.
– Thời gian áp dụng phí LSS
Vào tháng 4 năm 2018, hơn 100 quốc gia đã gặp nhau tại IMO Liên Hợp Quốc ở thành phố London. Các quốc gia đã áp dụng chiến lược ban đầu về giảm phát thải khí nhà kính từ tàu ít nhất là 50% vào năm 2050 so với mức của năm 2008.
Các quy định về việc giảm lượng khí thải oxit lưu huỳnh đã đưa ra giới hạn mới về hàm lượng lưu huỳnh của tàu bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Giới hạn toàn cầu mới về hàm lượng lưu huỳnh của tàu sẽ là 0,5% m/m.
– Cách tính phí LSS
Hiện nay, tùy từng tuyến đi và điểm đến khác nhau mà cách tính phí LSS có sự khác nhau. Mỗi tàu, mỗi hành trình sẽ có mức phí khác nhau và sẽ được thông báo và quy định khi tàu xác định được hành trình của mình và những tuyến đi qua khu vực kiểm soát khí thải.
Mức phí LSS sẽ không thay đổi theo loại mặt hàng, vì vậy dù đó là hàng nhập khẩu hay xuất khẩu, hàng có chứa dung môi, may mặc,… đều được áp dụng như nhau.
Ngoài ra, mức phụ phí này còn biến động theo giá của nhiên liệu ít lưu huỳnh (nhiên liệu sạch), có nghĩa là nếu giá nhiên liệu sạch tăng thì mức phụ phí cũng tăng và ngược lại nếu giá nhiên liệu sạch giảm thì mức phí sẽ được điều chỉnh giảm xuống. Do vậy, nó mang tính thời kỳ, và thông thường là 3 tháng được xem xét một lần. Chính vì vậy, các hãng tàu có thể dự trù được mức phụ phí phát sinh thêm nếu như nắm bắt được mức phí của nhiên liệu sạch trên thị trường.
THC là phí gì?
THC là chữ viết tắt của Terminal Handling Charge trong tiếng Anh. Đây là khoản phụ phí xếp dỡ hàng hóa được thu theo mỗi container và được tính vào Local Charges để bù trừ chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: tập kết container từ CY ra cầu tàu, xếp dỡ, chi phí bến bãi, chi phí nhân công cảng, chi phí quản lý,…
Phí THC sẽ được thu ở cả 2 đầu cảng: Cảng nhập và cảng xuất. Theo đó, người nhận hàng sẽ phải chịu các phí ở cảng xếp còn người giao hàng sẽ phải đóng phụ phí cho các hãng tàu vận chuyển tùy theo điều kiện giao hàng ở cảng dỡ.
– Đặc điểm
Trước năm 1990, hầu hết các hãng tàu tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng cách gộp tất cả chi phí lại với nhau: chi phí xếp dỡ hàng hóa, chi phí vận chuyển và các loại chi phí liên quan khác. Tuy nhiên, từ sau năm 1990 phụ phí THC đã được tách riêng và chúng có những đặc điểm sau:
- Tăng sự minh bạch, rõ ràng cho các khoản chi phí. Nhà xuất khẩu có thể biết chính xác chi phí thực tế mà họ cần phải trả cho các hãng tàu shipper là bao nhiêu và chi phí xếp dỡ hàng hóa ở mỗi đầu cảng là bao nhiêu.
- LSS giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro về tiền tệ. Phụ phí THC sẽ do các công ty khai thác cảng tính và sẽ được thu theo tiền địa phương. Còn cước biển mà các hãng tàu thu của bên xuất khẩu thì được tính theo đồng Đô la Mỹ. Sự chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa đồng Đô la và tiền địa phương có thể gây ra nhiều rủi ro cho các hãng tàu.
– So sánh phí handling charge với THC charge
THC charge là phụ phí tại cảng và nó liên quan đến quá trình xếp dỡ hàng hàng hóa xuất nhập khẩu. Handling charge là phí do các forwarder thu để phục vụ cho quá trình liên quan đến làm dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Các loại phụ phí khác trong vận tải đường biển
– Phí CIC là viết tắt cụm từ Container Imbalance Charge trong tiếng Anh. Đây là phụ phí mất cân đối vỏ container, khoản phí này hãng tàu thu để bù lại container rỗng về kho hoặc vận chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu có nhu cầu chuyển hàng.
– Phí Seal là phí niêm chì. Đây chính là những kẹp chì để bạn niêm phong hàng hóa, thùng container để gửi đi ra các nước ngoài.
– Phí Telex: Đây là phí điện giao hàng, giúp hàng hóa chuyển đi nhanh hơn do người nhận sẽ không yêu cầu hóa đơn gốc.
– Phí Handling charge, phí này do các công ty giao nhận hàng hoặc các hãng tàu đặt ra để thu phí từ shipper/consignee. Có mục đích lấy chi phí nắm bắt lô hàng đó ví dụ như: phí điện thoại, giao dịch với hãng tàu, khấu hao, chi phí D/O,…
– Phí AFR: Loại phụ phí này chỉ được thu khi chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc. Phụ phí này không cấp số nhân theo khối lượng, số lượng hàng mà tính theo tùy hàng tàu từ 30 đến 40 USD.
– Phí ENS: Đây là phí truyền dữ liệu hải quan cho các loại hàng đi Châu Âu.
– Phí CFS: Phí xếp dỡ, quản lý, đóng hàng, dỡ hàng của kho tại cảng.
– Cleaning fee: Là phí vệ sinh container sau mỗi lần vận chuyển. Các container sẽ được rửa và phơi khô để đảm bảo container luôn bền đẹp.
– Phí Bill: Đây là phí làm bill hóa đơn, chứng từ để các hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục liên quan về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu.
– Phí Delivery Order: Đây là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì Consignee sẽ lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho và làm phiếu EIR thì mới được lấy hàng.
– Phí Dem: Phí lưu container tại cảng.
– Phí Det: Phí lưu container tại kho riêng của khách hàng.
– Phí ISF: Là phí truyền dữ liệu hải quan đi Mỹ cho consignee.
– Phí ISPS: Phụ phí an ninh
– Phí Lift on/off: Đây là phí nâng/hạ container.
– Phí Courier fee: Phí chuyển phát nhanh bằng FedEx hay UPS, DHL.
– Phí PSS: Đây là loại phụ phí mùa cao điểm. Thường được các hãng tàu áp dụng trong các tháng cao điểm. Ví dụ như tháng 9, 10, 11, 12 đây là những tháng có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa.
Qua những thông tin chúng tôi chia sẻ bên trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về phụ phí vận tải đường biển cũng như hiểu rõ LSS là phí gì. Nếu như bạn còn thắc mắc gì khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.