Giới Định Tuệ là gì? Ý nghĩa Giới Định Tuệ trong Phật Pháp

Giới Định Tuệ là con đường duy nhất để các hành giả có thể đến được với giác ngộ, giải thoát. Cùng tìm hiểu Giới Định Tuệ là gì, cũng như ý nghĩa của Giới Định Tuệ trong Phật pháp trong bài viết sau đây! 

Giới Định Tuệ là gì?

Giới Định Tuệ còn được gọi là Tam học hay Tam vô lậu học, đây là những thuật ngữ được nhắc rất nhiều trong các bản kinh. Giới Định Tuệ được xem là nền tảng của sự giải thoát và an lạc. 

Với những ai mới tìm hiểu về Đạo Phật thì thuật ngữ về Giới – Định – Tuệ là điều đầu tiên mà người tu học nên hiểu và biết rõ. Đây là những nền tảng quan trọng, vững chắc, cũng là nơi để phát sinh ra công đức, từ đó để loại bỏ được phiền não, vô minh, vượt qua khỏi sự trói buộc của ham muốn vật chất phàm tục, để có thể an lạc, chạm đến giác ngộ, để được giải thoát hoàn toàn.

Giới định tuệ trong bát chánh đạo
Giới định tuệ trong bát chánh đạo

Định nghĩa về Giới

Giới có nghĩa là đề phòng những điều sai trái, đình chỉ những điều ác, bao gồm cả ác niệm. Ngoài ra có thể hiểu giới là những điều răn cấm được Phật đặt ra để các đệ tử giữ gìn, tránh phạm phải tội lỗi. Giới hay còn gọi là giới luật chính là kỷ cương của Phật Pháp, là những điều luật để phòng ngừa tâm, khẩu, ý tạo ra ác nghiệp.

Trong đạo Phật, giới luật không phải buộc tín đồ phải tuân theo nếu như không có tội. Thực tế thì giới là hàng rào để phân định giữa cái thiện và ác, để ngăn chặn những hành vi tội lỗi của bản thân. Nhờ đó nhằm mang lại lợi ích, tạo nên công đức cho chính mình.

Giới là nền tảng của Đạo Phật
Giới là nền tảng của Đạo Phật

Giới là nền tảng của Đạo Phật, cùng với Định và Tuệ là Tam vô lậu học. Giới còn là 1 trong 5 phần pháp thân gọi là Giới thân. Trong Bát chánh đạo cũng có Giới uẩn bao gồm: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Ngoài ra ở trong Tứ phần luật thì giới còn được chia làm 4 giới gồm: Giới pháp, giới thể, giới hạnh và giới tướng. 

Định nghĩa về Định

Định được dịch từ chữ tam muội của Phạn ngữ tức là chuyên chú, định tâm vào một đối tượng nhất định để đạt được trạng thái tinh thần không tán loạn. Nhờ đó để loại trừ được vô minh, phiền não, kiến chấp, vọng tưởng để giúp cho tâm trí vắng lặng, an yên. Định để nói về trạng thái tâm không bị nhiễu loạn, phân tán vì những hành động chủ quan và khách quan.

Định được chia thành nhiều loại gồm: định cận hành, định an chỉ, định thế gian và định xuất thế gian. Ở trong Phật giáo thiền định gồm Thiền chỉ, Thiền quán:

– Thiền chỉ có nghĩa là gom tâm lại một chỗ, cắt đứt vọng tưởng, trú tâm đến một đối tượng, làm phát sinh hỷ lạc. 

Định là trạng thái tâm không bị nhiễu loạn
Định là trạng thái tâm không bị nhiễu loạn

– Thiền quán là phải biết nhìn sâu, tĩnh tâm để tư duy, chánh niệm tỉnh giác giúp chúng ta thấy rõ được bản chất của sự việc. 

– Thiền định giúp tâm trở nên vắng lặng, thanh tịnh, thanh lọc đi phiền não để đạt được sự an ổn trong tâm hồn để các pháp ác không xâm chiếm tâm.

Định nghĩa về Tuệ

Tuệ tức là bát nhã, trí tuệ, tuệ giác, đây là bước cao nhất và cũng là bước cuối trong tam học bát chánh đạo. Nhờ Chánh kiến, Chánh tư duy để được giải thoát. Trong tam vô học lậu khi đã đạt đến trạng thái nhất tâm sẽ xuất hiện hỷ lạc, khinh an và tâm xả. Trong quá trình thực hiện tu tập thù Tuệ là đích đến cuối cùng, giúp chúng ta chúng ta có sự hiểu biết đúng đắn về con người và thế giới. 

Trí tuệ gồm các loại: khả năng truyền đạt, kinh nghiệm tu tập và tư duy. Trong đó, dạng trí tuệ kinh nghiệm tu tập sẽ có tác dụng giúp tâm thanh tịnh. Trí tuệ là điểm đến cuối cùng để chúng ta được giải thoát và chạm đến Niết bàn.

Tuệ là trí tuệ, hiểu biết của con người
Tuệ là trí tuệ, hiểu biết của con người

Nếu muốn tăng trí tuệ thì người tu học sẽ cần phải thực hành theo những bước sau: “Văn tuệ, Tư tuệ và Tu tuệ”. Văn tuệ nghĩa là việc nghe, học, đọc, suy tư, suy nghiệm để tạo ra Trí tuệ.

Trí tuệ ở trong Phật giáo là cái nhìn sâu sắc, toàn diện về bản chất sự vật, là vô ngã, vô thường,… Hiểu rõ 4 chân lý: Khổ, nguồn gốc của khổ, sự diệt tận các khổ và con đường đến đoạn diệt khổ.

Ý nghĩa của Giới Định Tuệ trong đạo Phật

Giới Định Tuệ là phần đặc biệt quan trọng trong Đạo Phật, chỉ hiểu rõ và thực hành thì các hành giả mới tinh tấn và có được cho mình cuộc sống an lạc, hạnh phúc. Giới Định Tuệ giúp soi sáng thân, khẩu, ý, đây chính là kim chỉ nam trong đời sống, là pháp môn vi diệu để các hành giả có thể nương tựa, củng cố công đức của bản thân. 

Ý nghĩa của Giới

Giới luật có tác dụng điều phục, chế ngự tâm ý, nếu người tu hành giữ giới tốt sẽ có thể thoát được ba nghiệp ác. Giới được xem là vòng bảo hộ để nuôi dưỡng tâm hồn, ngăn chặn ý niệm, hành vi xấu, tránh phiền não, vô minh.

Giới giúp người tu hành thoát được khỏi nghiệp ác
Giới giúp người tu hành thoát được khỏi nghiệp ác

Giới không phải là sự trói buộc, áp đặt người tu, thay vào đó đây là điều giúp người xuất gia được tấn hóa. Giới mang tới sự thanh tịnh, an lạc để hướng đến Định, Tu, để được Niết Bàn.

Giới chính là bậc thang đầu tiên để giác ngộ, để đạt được công đức vô lượng. Người giữ giới được thừa hưởng gia tài pháp bảo, không e dè hay sợ hãi trước bất kỳ điều gì.

Xem thêm: Tứ diệu đế là gì, gồm những gì? Ý nghĩa tứ diệu đế trong Phật Giáo

Ý nghĩa của Định

Đức Phật có dạy: Người nhiếp Tâm thì Tâm được Định, Tâm Định mới biết được tướng của pháp sanh diệt trên thế gian. Đức Phật cũng dạy cần tập trung tâm thì tâm mới được thiền định, tâm thiền định mới có thể thấu triệt được trạng thái chuyển biến của vũ trụ. 

Định giúp tâm được tịnh và không bị phân tán
Định giúp tâm được tịnh và không bị phân tán

Định là trạng thái bình tâm, tĩnh tại, tập trung để không bị phân tán, cũng không bị quấy nhiễu bởi tạp niệm, tạo nền tảng vững chắc để phát triển tuệ giác.

Ý nghĩa của Tuệ

Tuệ là Trí và Tuệ, giúp chúng ta nhìn nhận, hiểu rõ giáo lý, hiểu rõ bản chất, nguồn gốc để diệt tận khổ. Trí tuệ sẽ giúp con người nhìn nhận được nhân sinh và vũ trụ, xem xét mọi vật bằng sự thể nghiệm thiền tập, đi sâu vào chánh định, chánh kiến.

Trí tuệ giúp tâm trí thanh tịnh, đoạn trừ phiền não, đi đến sự giải thoát. Muốn đạt được giác ngộ và giải thoát thì cần phải có trí tuệ. Tu tập trí tuệ mới hiểu được bản thân và mọi người xung quanh, từ đó đạt được hạnh phúc, an lạc trọn vẹn. 

Trí tuệ giúp chúng ta loại bỏ vô minh, đạt được cuộc sống an lạc, hạnh phúc. Trí tuệ giúp ta nhìn rõ nhân sinh vũ trụ đúng với bản chất của chúng, đồng thời mở ra cánh cửa của sự tự do, xa lìa khổ đau.

Tuệ giúp con người nhìn thấu được mọi vấn đề
Tuệ giúp con người nhìn thấu được mọi vấn đề

Xem thêm: Cảm hoá là gì? Cách cảm hoá con người trong Phật Giáo

Ý nghĩa của Giới Định Tuệ đối với các Phật tử

Đối với các Phật tử thì Giới Định Tuệ là nội dung cốt yếu đối với sự tu học của người xuất gia. Đây là con đường duy nhất để các hành giả đi đến được giác ngộ giải thoát. Cụ thể ý nghĩa của 3 pháp này như sau:

  • Giúp Phật tử có được cuộc sống ý nghĩa, ngăn chặn các hành vi ác nghiệp. Đồng thời, tăng cường sự tập trung, thanh lọc tâm trí, giúp Phật tử nhìn nhận được con người, thế giới đúng đắn để đạt được cuộc sống ý nghĩa, hạnh phúc.
  • Phật tử khi học 3 pháp này sẽ giúp đoạn tận tham, sân, si, tránh làm điều ác, giúp phát triển tâm từ bi, trí tuệ. Giới giúp Phật tử rèn luyện tâm từ bi, Định tăng cường sự tập trung, thanh lọc tâm trí. Tuệ giúp chúng ta hiểu được bản chất của sự vật, sự việc để dưỡng tâm, phát triển trí tuệ. 
Ý nghĩa của Giới Định Tuệ đối với các Phật tử
Ý nghĩa của Giới Định Tuệ đối với các Phật tử
  • Khi học được 3 pháp này sẽ giúp thừa hưởng gia tài pháp bảo, có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh. Nhờ khả năng thấu hiểu giúp dung hòa các mối quan hệ, từ đó có được sự an lành, thanh tịnh.

Mối quan hệ giữa Giới Định Tuệ

Giới Định Tuệ là có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ở trong Đạo Phật, giới được là nền móng, cũng là bước đi đầu tiên để tiến tới Định và Trí Tuệ. Giới giúp là nền tảng cho sự phát triển của Định và Tuệ.

Định giúp tâm trí được tập trung, trấn tĩnh để tuệ giác phát triển. Còn tuệ giúp con người có cái nhìn sâu sắc về con người và thế giới để đạt được cuộc sống an lạc, hạnh phúc.

Luận về Giới Định Tuệ
Luận về Giới Định Tuệ

Hành giải khi tu bất kỳ pháp môn nào đều không thể bỏ qua Giới Định Tuệ. Đây là con đường để hành giả có được an lạc, giải thoát. Giới chính là điều căn bản để con người được giải thoát. Khi tu tập thì Định Tuệ sẽ hỗ trợ lẫn nhau, khi tu tập tuyệt đối không được phép bỏ qua bất kỳ pháp nào. 

Trong Giới luôn có Định và Tuệ, trong Tuệ cũng luôn có Định và Giới. Giới Định Tuệ là nội dung cốt yếu trong quá trình tu học của hành giả. Các hành giả cần phải ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày để có cuộc sống ý nghĩa, đạo đức.

Qua những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp chúng ta hiểu được Giới Định Tuệ là gì, cũng như ý nghĩa của chúng trong Phật pháp. Từ đó để có thể tu tập, đạt được đến cảnh giới và chạm được đến với Niết bàn, giúp cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản và an yên!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *