Cảm hóa là một trong những nội dung cơ bản trong Phật Giáo. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cụ thể về khái niệm cảm hóa là gì, cũng như học cách để cảm hóa được con người theo lời dạy của Phật Giáo để hiểu rõ hơn nhé!
Cảm hóa nghĩa là gì?
Cảm hóa con người là gì?
Cảm hóa là từ Hán Việt, trong đó thì từ “cảm” có nghĩa là cảm động, còn từ “hóa” có nghĩa là biến đổi. Cảm hóa có nghĩa là làm cho người ta cảm động, để cho họ thay đổi từ xấu thành tốt.
Cảm hóa chính là quá trình tác động lên tâm lý, nhận thức của con người để họ thay đổi nhận thức, hành vi, suy nghĩ. Quá trình cảm hóa được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như:
– Sử dụng lời nói, hành động để nhằm thuyết phục, giáo dục người khác.
– Tạo những tác động tích cực đến cuộc sống của người khác để họ yêu đời, lạc quan hơn.
– Khuyến khích, động viên để mọi người thay đổi.
Cảm hóa sẽ có thể áp dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như:
– Giáo dục để hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên.
– Dùng biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật để người vi phạm nhận thức được lỗi lầm để sửa chữa.
– Cảm hóa nhằm để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện đúng theo pháp luật.
Cảm hóa là quá trình cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại và người thực hiện cảm hóa cần phải có tấm lòng nhân ái, yêu thương con người và phải có kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Ví dụ về cảm hóa
Có rất nhiều ví dụ về cảm hóa trong cuộc sống như:
– Bố mẹ sử dụng lời nói, hành động để cảm hóa con cái, giúp con cái nên người.
– Thầy cô giáo dùng kiến thức, tâm huyết để cảm hóa học trò để các em phát triển toàn diện.
– Các chú cảnh sát sử dụng sự quan tâm, giúp đỡ của mình để nhằm cảm hóa những người từng lầm lỡ để họ trở thành những người lương thiện.
Có thể thấy cảm hóa là một hành động cần thiết, mang giá trị nhân văn to lớn, chúng giúp con người trở nên tốt đẹp hơn. Nhờ đó góp phần tạo dựng nên một xã hội văn minh, tiến bộ.
Từ đồng nghĩa với từ cảm hóa gồm có: Thuyết phục, chinh phục, thuần hóa,…
Cách để cảm hóa con người trong Phật Giáo
Thứ nhất – Bố thí
Bố thí cần có sự hiểu biết nhất định, không phải chì cần cho đi là được. Khi bạn cho người khác thứ họ cần thì họ sẽ rất cảm kích và có mong muốn được đền đáp lại. Tuy nhiên cho như thế nào và ra sa là điều rất quan trọng.
Người xưa có câu “của cho không bằng cách cho”, vì thế cần biết cách cho như thế nào để người được nhận thấy được tình cảm, sự trân trọng, cũng như sự quan tâm từ người khác thay vì chỉ nhận được đồ vật hay món tiền vô tình, lạnh lẽo.
Khi chúng ta cho đi thì cần phải thật sự quan tâm đến người khác, cũng như mong muốn được giúp đỡ để có thể trao tặng cho họ.
Trong Phật Giáo có 3 cách bố thí như sau:
– Tài thí: Với những người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, tai nạn, thiên tai,.. nên dùng tiền bạc, vật chất để hỗ trợ, giúp đỡ họ.
– Pháp thí: Tìm cách đem Phật pháp đến với mọi người để họ biết được: Nhân quả, tội phước, điều lành, biết tu nhân, tích đức, biết thật – giả,… Nếu bạn bố thí tài sản, vật chất nhưng lại không bố thí pháp thì chưa đủ, bởi của cải, vật chất chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn là hết.
Ví dụ nếu như bạn cho đối phương vài trăm nghìn hay gạo ăn thì chỉ vài bữa là hết, cái khổ của họ vẫn còn.
– Vô úy thí: Có nghĩa là không sợ, giúp người khác có niềm tin, nghị lực để vượt qua được mọi lo sợ của cuộc sống.
Khi cho đi bạn cần phải thực sự muốn đem lại niềm vui cho họ chứ không phải làm để mong cầu được nhận lại đền đáp. Khi cho đi cần phải được thực hiện một cách có trí tuệ nhằm để tránh việc người nhận ỷ lại, dựa dẫm, không chịu cố gắng vì thường xuyên được cho.
Cho đi không chỉ đơn thuần là cho tặng tiền tài hay vật chất mà còn là cho đi kiến thức, sự hiểu biết, cũng như những lời nói tốt đẹp. Người quản lý giỏi là người đào tạo nhân viên dưới quyền để giúp họ có được nhiều kiến thức, khả năng làm việc tốt hơn để ngày nào đó có thể thay đổi được chính mình.
Theo thời gian mức lương của họ được nâng lên và cuộc sống no đủ hơn. Người uyên bác sẽ trao tặng tri thức cho những người ham học hỏi để giúp họ vươn lên một cách vững vàng, để tránh được khỏi những sai lầm không đáng có.
Những lời nói tốt lành xuất phát từ tâm sẽ có tác dụng làm dịu nỗi thống khổ, mang đến hy vọng về tương lai tốt đẹp cho tất cả mọi người.
Xem thêm: Thanh cao là gì? Ví dụ về lối sống, nhân cách thanh con của con người
Thứ 2 – Ái ngữ nhiếp
Ái ngữ nhiếp có nghĩa là sử dụng những lời nói êm dịu, nhẹ nhàng để cảm hóa lòng người. Người xưa có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Lời nói khi nói ra chúng ta không hề mất mát gì hết, vì thế nên hãy biết lựa lời để khiến cho người nghe cảm mến. Khi đó chúng ta sẽ có thể cảm hóa được họ.
Ái ngữ có nghĩa là nói những lời yêu ái, tuy nhiên ái ngữ phải thành thật, còn nếu đó là lời nói dối ngoài miệng thì thực ra chỉ là ác ngữ.
Bên cạnh đó thì ái ngữ còn là những lời nói khiêm tốn, lễ phép, những lời thăm hỏi thân tình để khiến đối phương cảm thấy ấm áp, thấy được sự quan tâm đến họ.
Lời nói mang sức mạnh lớn trong giao tiếp và cả cuộc sống, vì thế bạn cần biết cách nói làm sao để người nghe có được những ấn tượng tốt, cũng như có khả năng ghi nhớ được thông tin.
Một người ăn nói thô lỗ, cộc cằn sẽ khó để có thể giáo hóa được người khác. Vì thế nên đức Phật mới dạy chúng ta cần dùng ái ngữ để nhằm thu phục lòng người.
Để nói được ái ngữ phải có sự tu tập, có lòng từ bi, tâm hỷ xả, nhẫn nhục. Bởi khi người ta nói những lời thô lỗ nhưng mình vẫn có thể nói chuyện với người ta bằng lời nói hòa ái thì là điều không hề dễ dàng. Phải là người có sự tu tập sâu dày mới có khả năng làm được như vậy.
Thứ 3 – Lợi hành nhiếp
Khá nhiều người chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà vứt bỏ đi lương tâm của mình. Khổng Tử có dạy “những gì mình không muốn người khác làm cho mình, thì mình đừng làm cho người khác.”
Chỉ trung thực, chính trực mới có thể giúp bạn chiếm được niềm tin của mọi người, cũng như gây dựng được chữ tín được mọi người giúp đỡ, hỗ trợ. Chỉ có trung thực thì chúng ta mới mang đến lợi ích cho khách hàng, đảm bảo được quyền lợi cho nhân viên, từ đó thì mới có thể gây dựng được sự nghiệp.
Lợi hành nhiếp có nghĩa là sử dụng lời nói, việc làm để giúp đỡ mọi người, để có thể cảm hóa được họ. Tùy vào khả năng nếu bản thân làm được gì mang đến lợi ích cho người khác thì hãy cố gắng để làm.
Những điều tốt đẹp mà chúng ta mang đến sẽ tạo được thiện cảm của mình với mọi người.
Xem thêm: Hỉ nộ ái ố là gì? Hỉ nộ ai lạc là gì? Ý nghĩa trong đạo Phật
Thứ 4 – Đồng sự nhiếp
Đồng sự nhiếp tức là việc chúng ta cùng nhau chung sống, làm việc, cùng đồng cam cộng khổ để có thể cảm hóa được họ. Khi sinh hoạt chung trong một thời gian dài sẽ dẫn đến sự đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau. Từ đó dùng những điều hay của bản thân để cảm hóa được những người nhầm đường, lạc lối.
Không nên sử dụng quyền lực để ép buộc ai đó làm theo, việc cảm hóa người khác là điều không dễ. Chúng cần có sự khôn ngoan, cảm thấu và đồng điệu cả về tâm hồn.
Chỉ khi đối xử với người khác bằng tấm lòng chân thành, trong ngoài như một, lời nói, hành động nhất quán thì mới có thể cảm hóa và lay động được người khác.
Người lãnh đạo nếu như chỉ biết hưởng thụ mà không quan tâm đến đời sống của nhân viên thì khó để có thể khiến cho người khác tin tưởng, nể phục.
Qua những chia sẻ trên đây chúng ta đã có thể hiểu rõ được cảm hóa là gì, cũng như học cách để có thể cảm hóa được người khác từ Phật giáo. Từ đó để góp phần mang lại nhiều giá trị tích cực đến với cuộc sống.