FMCG là thuật ngữ chuyên ngành kinh tế phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của nó. Hãy cùng tìm hiểu FMCG là gì và cơ hội nghề nghiệp liên quan đến ngành hàng này trong bài viết dưới đây nhé!
FMCG là gì?
FMCG là viết tắt của từ Fast Moving Consumer Goods (ngành hàng tiêu dùng nhanh), bao gồm các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống. Đây là một ngành hàng có phạm vi rộng lớn, từ đồ ăn thức uống đến mỹ phẩm, thậm chí xăng dầu, thuốc lá, điện thoại…
Các công ty nổi tiếng trong ngành FMCG trên thế giới có thể kể đến như Unilever, Procter & Gamble (P&G), Colgate, Pepsico, Cocacola…
Danh sách các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống:
- Thực phẩm chế biến sẵn: phô mai, ngũ cốc, mì ống đóng hộp…
- Đồ uống: Nước giải khát đóng chai, nước tăng lực và nước trái cây
- Bánh kẹo: bánh nướng, bánh quy, kẹo socola…
- Thực phẩm tươi, đông lạnh và đồ khô: hoa quả, trái cây, rau củ, nho khô và các loại hạt…
- Thuốc: aspirin, thuốc giảm đau và các loại thuốc không kê đơn khác
- Thuốc tẩy rửa: Baking soda, chất tẩy rửa, nước rửa chén, nước lau kính, lau sàn nhà…
- Mỹ phẩm và đồ dùng vệ sinh: các sản phẩm chăm sóc da, tóc, kem đánh răng, xà phòng…
- Đồ dùng văn phòng phẩm: bút bi, bút chì, bút dạ, bút mực…
Lý do nên làm việc cho các doanh nghiệp FMCG?
Thị trường hàng tiêu dùng rất rộng lớn, với số lượng hàng hóa lớn có giá thành phải chăng để người dùng có thể mua và tiêu thụ hằng ngày.
Vì là sản phẩm thiết yếu nên nhu cầu tiêu dùng của khách hàng luôn ở mức cao. Kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng không bao giờ là lỗi thời hay thừa thãi dù là trong khủng hoảng kinh tế hay dịch bệnh.
Bên cạnh đó, có rất nhiều công ty trong ngành FMCG như P&G, Unilever, Nestle, Johnson & Johnson… tại Việt Nam để bạn ứng tuyển. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều nhân sự xuất sắc chính là cơ hội để bạn học hỏi và phát triển bản thân nhanh nhất.
Với đặc thù là tốc độ phát triển nhanh, liên tục tạo ra các hình thức, bao bì mới, sản phẩm mới, chiến dịch Marketing độc đáo,… nên đặc biệt phù hợp cho các bạn trẻ năng động, sáng tạo.
Đặc điểm chính của ngành FMCG là gì?
Từ góc độ người tiêu dùng
- Mua hàng thường xuyên
- Cần ít nỗ lực để lựa chọn
- Giá thấp
- Tuổi thọ ngắn
- Tiêu thụ nhanh
Từ góc độ tiếp thị
- Khối lượng lớn
- Lợi nhuận thấp
- Mạng lưới phân phối rộng
- Doanh thu cao
Những tiêu chí để xếp hạng sản phẩm vào nhóm ngành hàng FMCG?
- Thời gian tiêu thụ nhanh
- Khả năng mua lại sản phẩm của khách hàng cao
- Giá sản phẩm thấp, phù hợp với số đông người tiêu dùng
- Lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp nhưng sản phẩm thường được bán với số lượng lớn nên tỷ lệ doanh thu cao và lợi nhuận tích lũy trên các sản phẩm đó có thể là đáng kể
- Lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp nhưng thường được bán với số lượng lớn nên tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận tích lũy cao
- Nhà sản xuất mua nguyên liệu thô từ nhà cung cấp, sau đó sản xuất sản phẩm với quy mô lớn.
Xem thêm: Merchandiser là gì? Vui buồn nghề quản lý đơn hàng
Cơ hội việc làm ngành FMCG
Nếu bạn muốn làm việc trong ngành FMCG, thì nên tham gia các khối sau đây:
- Brand (Thương hiệu): kích thích nhu cầu của người tiêu dùng/người mua hàng với sản phẩm của công ty (Demand building).
- Distribution: thúc đẩy các Nhà phân phối sỉ và lẻ mua sản phẩm của công ty để bán lại cho người tiêu dùng (Sales-in).
- Trade Marketing: tác động đến các nhà bán lẻ cũng như người tiêu dùng mua hàng ngay tại điểm bán (Sales-out).
Ngành FMCG có phạm trù rất rộng nên nếu bạn muốn kinh doanh hàng tiêu dùng thì có thể bắt đầu từ những công việc sau đây:
Health and Safety Manager (Quản lý sức khỏe và an toàn)
Yêu cầu công việc là duy trì, kiểm soát mọi vấn đề về sản phẩm nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất của doanh nghiệp. Ngoài ra, vị trí này cũng phải có ý tưởng mới phù hợp với chương trình đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp.
Sales Manager (Quản lý bán hàng)
Yêu cầu công việc là học hỏi, phát triển kỹ năng để bắt kịp xu thế của thị trường và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, quản lý bán hàng phải kiểm soát việc tăng trưởng lợi nhuận, phát triển dịch vụ phù hợp với chi phí và chủ trương quản lý nội bộ.
Stock Control Manager (Quản lý cổ tức)
Vị trí này có trách nhiệm phân phối cổ tức cho các thành viên nội bộ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ phải thường xuyên cập nhật và điều chỉnh quy trình kiểm soát cổ tức cho doanh nghiệp.
Procurement Analyst (Nhà phân tích quy trình)
Đây là vị trí đòi hỏi sự am hiểu về các hoạt động của doanh nghiệp và đối tác cung cấp hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Họ phải soạn ra bản phân tích chiến lược cho doanh nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau. Từ đó, giúp kiểm soát chất lượng sản phẩm, tối đa hóa hiệu quả công việc và định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Head of Sourcing (Trưởng bộ phận kiểm soát các nguồn lực)
Yêu cầu công việc là đề xuất chiến lược để cân đối các nguồn lực trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng chất lượng và tiêu chuẩn đề ra. Mục tiêu là duy trì lợi thế về nguồn lực nội bộ, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Top các công ty lớn nhất ngành FMCG của Việt Nam
Công ty cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan
Masan thường được đánh giá là nằm trong top đầu các công ty FMCG ở Việt Nam.
Hiện nay, công ty đang sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng thực phẩm và đồ uống như: gia vị (nước mắm, nước tương, tương ớt), thực phẩm chế biến sẵn (mì ăn liền), đồ uống (cà phê hòa tan, ngũ cốc, nước khoáng).
Masan thiết lập vị thế hàng đầu trên thị trường với các thương hiệu nổi tiếng như Chinsu, Nam Ngư, Omachi, Kokomi…
Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân
Cái Lân đã trở thành cái tên quen thuộc đối với khách hàng thông qua các nhãn hiệu dầu thực vật nổi tiếng như: Neptune Gold; SIMPLY, Meizan, Kiddy, Cái Lân.
Đặc biệt, nhãn hiệu Neptune Gold còn giành được nhiều giải thưởng như “Hàng Việt Nam Chất lượng cao”, “Tin & Dùng”, “Top 20 Nhãn hiệu Cạnh tranh – Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam”…
Công ty cổ phần Acecook Việt Nam
Acecook là công ty sản xuất thực phẩm ăn liền hàng đầu tại Việt Nam với 10 nhà máy, 4 chi nhánh kinh doanh; hơn 300 đại lý phân phối, phủ hàng trên 95% điểm bán lẻ toàn quốc, chiếm gần 50% thị phần, xuất khẩu hơn 46 quốc gia trên thế giới.
Dựa trên nền tảng “công nghệ Nhật Bản, hương vị Việt Nam”, Acecook Việt Nam đã tạo nên một văn hóa ẩm thực với các sản phẩm tiện lợi, chất lượng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam và thế giới.
Công Ty cổ phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam (VIFON)
Vifon là thương hiệu uy tín trong ngành thực phẩm Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Hiện tại, các sản phẩm của Vifon đã có mặt tại 63 tỉnh thành trên cả nước, với hơn 500 đại lý. Vifon còn xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia trên thế giới với doanh số xuất khẩu tăng bình quân 10%/năm.
Đặc biệt, công ty liên tục được vinh dự lọt vào top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu.
Công ty cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood Việt Nam
NutiFood là công ty FMCG tại Việt Nam có sứ mệnh, mục tiêu rõ ràng ngay từ khi thành lập “Luôn tập trung nâng cao sự hài lòng của khách hàng bằng những sản phẩm có chất lượng phù hợp, an toàn và dịch vụ tốt nhất với giá cả hợp lý”.
Với hệ thống phân phối trên khắp cả nước, đội ngũ chuyên nghiệp, NutiFood đã tạo ra doanh thu tăng hơn 250% hằng năm, đặc biệt là các nhãn hàng sữa bột. Hiện công ty là một trong những nhà sản xuất và phân phối thực phẩm hàng đầu Việt Nam.
Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu FMCG là ngành gì đúng không? Đây là một ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, không giới hạn. Nếu bạn là người yêu thích sự năng động, sáng tạo và thích thử thách bản thân thì có thể tham khảo gia nhập thị trường này nhé!