Chỉ số Triglyceride là gì? Ăn, uống nước gì để giảm mỡ máu?

Chỉ số Triglyceride là gì? Chỉ số Triglyceride là con số ám chỉ lượng mỡ có trong máu, có ý nghĩa quan trọng và được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán các bệnh lý về tim mạch cũng như các bệnh lý liên quan. Vậy chỉ số Triglyceride cao có nguy hiểm không? Triglyceride cao nên ăn gì? Hãy cùng thapgiainhietliangchi.com tìm hiểu về ý nghĩa của chỉ số này.

Chỉ số Triglyceride là gì?

Triglyceride là gì? Triglyceride chính là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ hàng ngày. Triglyceride cũng là thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa, Triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong các mạch máu.

Chỉ số Triglyceride là chỉ số mỡ trong máu
Chỉ số Triglyceride là chỉ số mỡ trong máu

Triglycerides có chứa 3 axit béo. Sau khi được đưa vào cơ thể, Triglyceride được đưa đến ruột non sau đó sẽ phân tách ra và kết hợp với Cholesterol để tạo thành năng lượng.

Năng lượng đó sẽ được tích trữ chủ yếu ở các tế bào gan và tế bào mỡ. Nếu cơ thể tích tụ lượng Triglyceride quá lớn sẽ khiến chỉ số mỡ máu Triglyceride tăng cao và gây hại cho cơ thể. Triglyceride bám vào các thành mạch máu gây nên các mảng mỡ bám trên động mạch, làm cản trở quá trình lưu thông máu. Chỉ số Triglyceride cao cảnh báo nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, mỡ máu, gan nhiễm mỡ,…

Chỉ số Triglyceride cao là bao nhiêu? Khi Triglyceride tích trữ quá nhiều sẽ khiến chỉ số Triglyceride tăng cao và gây hại cho cơ thể. Thông qua xét nghiệm máu có thể kiểm tra được mức Triglyceride trong máu cũng như lượng dự trữ trong cơ thể và đánh giá tình trạng cao thấp của chỉ số này.

Triglyceride bình thường là dưới 150 mg/dL.

Triglyceride ở mức ranh giới cao là 150 – 199 mg/dL.

Triglyceride cao là 200 – 499 mg/dL.

Triglyceride ở mức rất cao là trên 500mg/dL.

Triglyceride cao có gây nguy hiểm không?

Khi nhắc đến chỉ số mỡ máu cao, nhiều người sẽ nghĩ đến thành phần Cholesterol xấu, tuy nhiên khi Triglyceride trong máu cao cũng gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe.

Triglyceride cao có gây nguy hiểm không?
Triglyceride cao có gây nguy hiểm không?

Nếu cơ thể tích tụ lượng Triglyceride lớn, đặc biệt là khi chúng di chuyển trong lòng mạch máu dễ bám vào thành mạch gây ra những mảng mỡ cản trở việc lưu thông máu. Nếu kết hợp thêm với cholesterol máu cao dễ gây ra nguy cơ biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch vành, đột quỵ, gan nhiễm mỡ,…

Những đối tượng có chỉ số Triglyceride từ 200 mg/dL trở lên cần có các biện pháp kiểm soát lượng nạp Triglyceride từ thực phẩm sớm nhất, để giảm chỉ số này về mức bình thường. 

Nguyên nhân gây Triglyceride cao là gì?

Hiện nay, có thể bắt gặp tình trạng rối loạn Triglyceride ở mọi đối tượng nào, không kể giới tính hay độ tuổi. Một số nguyên nhân chính được cho là gây ra rối loạn Triglyceride bao gồm:

– Béo phì, thừa cân.

– Lười vận động, không thường xuyên tập luyện các hoạt động thể dục thể thao 

– Lạm dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

– Chế độ ăn uống không hợp lý: đồ ăn chứa nhiều chất béo động vật, nhiều tinh bột tinh chế (mì tôm, phở, bún,…) nhưng lại rất ít chất xơ.

– Do yếu tố di truyền: tình trạng Triglyceride tăng cao có thể do di truyền, những trường hợp này có thể sẽ cần phải sử dụng thuốc giảm nồng độ mỡ máu. 

– Do các bệnh lý: các bệnh về tim, thận, đái tháo đường, suy giáp, huyết áp cao,… cũng khiến chỉ số Triglyceride cao. 

Cách để kiểm soát tốt chỉ số Triglyceride

Hầu hết mọi người mới chỉ biết, quan tâm đến chỉ số Cholesterol trong máu cao mà không biết rằng kiểm soát chỉ số Triglyceride cũng vô cùng quan trọng với sức khỏe. Cách để kiểm soát Triglyceride luôn ở mức ổn định và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan như sau:

Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh

Triglyceride dư thừa phần lớn là do cơ thể đã tiếp nhận lượng lớn từ thực phẩm nên chú ý đến chế độ ăn uống là điều đầu tiên để giảm mỡ máu cũng như Triglyceride. Chế độ ăn uống lành mạnh cần cân bằng đủ 5 nhóm chất quan trọng như tinh bột, chất béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra cần đặc biệt lưu ý:

  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột tinh chế, nhiều đường.
  • Hạn chế các chất béo bão hòa hoặc chất béo có nguồn gốc động vật.
  • Tăng cường ăn các loại rau, hạt, trái cây chứa nhiều chất xơ để hấp thu chất béo không tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo gây hại như: đồ chiên rán, thịt hun khói, mỡ động vật, thịt màu đỏ,…
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Lối sống khoa học và tập luyện thường xuyên

Để cơ thể sử dụng các năng lượng tích trữ dưới dạng mỡ thừa tốt hơn, việc tập luyện thể dục thể thao hàng ngày là điều cần thiết. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, bạn nên lựa chọn những môn thể thao yêu thích để có thể kiên trì luyện tập lâu dài như: bơi lội, đạp xe, đi bộ, chơi cầu lông,…

Lối sống khoa học và thể thao thường xuyên
Lối sống khoa học và thể thao thường xuyên

Tầm soát chỉ số Triglyceride định kỳ

Để kiểm soát tốt chỉ số Triglyceride trong cơ thể ở mức phù hợp, cách tốt nhất là bạn nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra định kỳ. Xét nghiệm Triglyceride hay xét nghiệm chỉ số mỡ máu nói chung là những xét nghiệm cơ bản trong danh mục khám sức khỏe, bạn có thể dễ dàng đăng ký tại các cơ sở y tế uy tín.

Xem thêm: Kiểm tra doping là gì? 2 cách kiểm tra doping trong thể thao

Đặc biệt nếu bạn từng kiểm tra và có chỉ số Triglyceride cao, cholesterol cao hoặc mắc các bệnh cao huyết áp, tiểu đường,… thì càng cần phải kiểm tra định kỳ. 

Tầm soát chỉ số Triglyceride định kỳ
Tầm soát chỉ số Triglyceride định kỳ

Ăn, uống nước gì để giảm mỡ máu?

Hạt yến mạch

Triglyceride cao nên ăn gì? Hạt yến mạch vẫn được mệnh danh là “nữ hoàng ngũ cốc” với hàm lượng chất xơ cao; đầy đủ vitamin và không có cholesterol. 

Ngoài ra, còn chứa Beta Glucan – một chất xơ hòa tan. Chất này có tác dụng giúp làm chậm quá trình hấp thụ cholesterol và carbohydrate. Đồng thời giúp cho máu trong cơ thể lưu thông được liền mạch hơn.

Hạt yến mạch
Hạt yến mạch

Hạt hạnh nhân

Hạt hạnh nhân có chứa lượng lớn chất béo không bão hòa; các khoáng chất và vitamin có tác dụng làm giảm cholesterol xấu. Ngoài ra hạnh nhân còn có thể kiểm soát tốt tình trạng rối loạn lipid máu. 

Đặc biệt, hạt có chứa chất chống oxy hóa Flavonoid hỗ trợ sức khỏe tim mạch, có vai trò ngăn hình thành các mảng xơ vữa động mạch. 

Hạt lạc (đậu phộng)

Trong đậu phộng có chứa hàm lượng sterol thực vật là “kẻ thù” của cholesterol. Lạc giúp giảm thiểu cholesterol dung nạp và không cho cơ thể hấp thụ.

Cá hồi

Triglyceride cao nên ăn gì? Cá hồi luôn nằm trong top đầu danh sách các món ăn tốt cho đường máu và tim mạch. Trong cá hồi chỉ có chưa đến 20mg cholesterol và chứa lượng lớn axit Omega 3 béo không bão hòa. Các chất này đều có tác dụng làm giảm 2 chỉ số cholesterol xấu và Triglyceride – 2 chỉ số quan trọng gây nên các bệnh về tim mạch và mỡ máu cao. 

Cá hồi
Cá hồi

Táo 

Uống nước gì để giảm mỡ máu? Quả táo hấp thụ được cholesterol dư thừa do chất pectin phong phú và đào thải ra khỏi cơ thể. Chất pectin còn có thể kết hợp được với vitamin C, đường để giảm thấp cholesterol, từ đó giảm mỡ máu cao. 

Nấm hương

Nấm hương có khả năng điều tiết tốt các hoạt động tim mạch; tăng lưu lượng máu động mạch vành; hạ thấp oxy tiêu thụ và cải thiện được quá trình chuyển hóa lipid trong máu. 

Chiết xuất Eritadenine có trong nấm tạo ra sự phân hủy cholesterol khi tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo. Qua đó giúp giảm cân hiệu quả cho các bệnh nhân thừa cân. 

Rau diếp cá

Uống nước gì để giảm mỡ máu? Trong rau diếp cá có chứa 1 lượng lớn xenlulôzơ giúp giảm mỡ máu nhanh chóng. Bản thân xenlulôzơ đã không bị hấp thụ vào cơ thể mà có tác dụng làm no bụng, bổ sung chất chống oxy hóa và đẩy các chất thải trong ruột ra bên ngoài.

Uống nước gì để giảm mỡ máu
Uống nước gì để giảm mỡ máu

Rau cần tây

Một số chiết xuất có trong cần tây như magnesium; butylphathalide; pthalides; sắt… sẽ giúp kích thích tăng tiết dịch mật tăng cường độ hoạt động để đào thải mỡ máu ra bên ngoài.

Trong Y học cổ truyền, cần tây có vị ngọt đắng; thanh mát; tác dụng dưỡng huyết mạch tốt; thanh nhiệt giải độc; hạ hỏa. Cần tây điều trị tốt cho bệnh nhân đái tháo đường và giảm bớt các triệu chứng bệnh huyết áp.

Súp lơ

Triglyceride cao nên ăn gì? Có rất ít loại rau xanh nào có thể vượt qua súp lơ bởi ngoài chứa protein, sắt hay vitamin, chúng còn chứa hàm trăm chất khác có tác dụng giảm mỡ máu rõ rệt. 

Chúng chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất flavoinoid. Đây là dưỡng chất có tác dụng đặc biệt, làm sạch lòng mạch máu, giảm lượng hấp thu cholesterol và Triglyceride bám trên thành mạch. Điều này trực tiếp giúp ngăn ngừa rối loạn mỡ máu và chứng xơ vữa động mạch. 

Mướp đắng (khổ qua)

Y học đã chứng minh, mướp đắng chính là “kẻ thù của chất béo” vì khả năng phân hủy được mỡ thừa, giảm hàm lượng cholesterol xấu có trong máu về mức an toàn.

Uống gì để giảm Triglyceride?
Uống gì để giảm Triglyceride? Mướp đắng (khổ qua)

Mặt khác, mướp đắng cũng là một loại món ăn dễ ăn, dễ chế biến với hàm lượng vitamin C, glycoside cao ngăn ngừa đáng kể nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu hay tăng huyết áp…

Thịt trắng, thịt nạc, cá

Thịt lợn, thịt bò có chứa nhiều mỡ bão hòa – làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ngược lại, các loại thịt trắng như là thịt ngỗng, thịt gà bỏ da, thịt nạc (thịt thăn), cá là những loại thịt ít chất béo hơn. Do đó, chúng ta có thể ăn mà không sợ làm tăng lượng cholesterol trong máu.

Tuy nhiên, việc ăn nhiều và thường xuyên cũng không phải là tốt cho người bị mỡ máu cao. Ăn chay kéo dài có thể dẫn đến suy giảm các cholesterol tốt để tổng hợp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Giá đỗ xanh

Giá đỗ xanh vốn dĩ là một siêu thực phẩm giảm cholesterol rất tốt, giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, khoáng chất, protein. 

Món ăn có giá đỗ nảy mầm có hàm lượng Vitamin C gấp 7 lần giá đỗ trưởng thành. Đại lượng vitamin C có thể thúc đẩy bài tiết cholesterol, ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch.

Tỏi

Giảm mỡ máu cao bằng tỏi là phương pháp đơn giản bạn không thể bỏ qua. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chất allicin sulfur có trong tỏi giúp phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu; làm chậm quá trình lão hóa; ức chế hấp thụ cholesterol qua màng ruột và đào nó thải qua đường nước tiểu.

Triglyceride cao nên ăn gì? Tỏi
Triglyceride cao nên ăn gì? Tỏi

Mỗi ngày, ăn từ 2-3 tép tỏi hoặc kết hợp với nước chanh, hay tỏi ngâm rượu, xay nhuyễn, sẽ giúp làm tăng công dụng điều trị mỡ máu cao cho người bệnh. 

Trà xanh 

Uống nước gì để giảm mỡ máu? Có nhiều cách sử dụng trà xanh để giúp giảm mỡ máu như là: Uống trực tiếp, hay dùng các sản phẩm chiết xuất từ lá trà xanh… 

Uống khoảng từ 3 – 5 tách trà mỗi ngày sau khi ăn no sẽ gây gián đoạn tổng hợp cholesterol xấu ở gan và tăng cường loại đi bỏ lượng cholesterol ra khỏi máu. 

Gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo khi xay xát không làm mất đi màng hay còn gọi là gạo nguyên cám. Gạo lứt có ưu điểm vượt trội so với loại gạo xát trắng thông thường khi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng gamma oryzanol (GO). Chất này giúp ngăn chặn hấp thu cholesterol từ ruột vào máu, từ gan tiết ra và đào thải ra khỏi cơ thể.

Dầu oliu

Dầu oliu rất giàu axit béo không bão hoà đơn, lượng Triglyceride thấp. Có thể thay thế cho các chất béo no, giúp giảm cholesterol xấu; duy trì cholesterol tốt bằng cách giảm hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol. Giúp người bệnh phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng như là đau tim, xơ vữa động mạch,…

Triglyceride cao nên ăn gì? Tỏi
Triglyceride cao nên ăn gì? Tỏi

Lòng trắng trứng gà

Một lòng đỏ trứng sẽ chứa khoảng 180 mg cholesterol, chiếm khoảng 60% nhu cầu cholesterol hàng ngày. Ngược lại, lòng trắng trứng gà chỉ chiếm lượng cholesterol rất ít, chủ yếu là protein tốt cho sức khỏe. 

Lòng trắng trứng gà khi được nấu chín sẽ chứa nhiều albumin, không có chất béo. Cơ thể sẽ hấp thu được đến 90% chất dinh dưỡng.

Chỉ số Triglyceride cao trong một thời gian dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng. Vì thế, bạn nên điều chỉnh lại lối sống, ăn uống lành mạnh và sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ để duy trì chỉ số Triglyceride ở mức ổn định nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *