Trọng lượng là gì? Khối lượng là gì? Công thức tính và đơn vị đo

Trọng lượng là gì? Khối lượng là gì? Đây là hai đại lượng được sử dụng rất phổ biến trong Vật Lý. Để hiểu rõ hơn về hai khái niệm này cũng như công thức, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi!

Kiến thức về trọng lượng

Trọng lượng là gì?

Trọng lượng của vật chính là độ lớn hay cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó. Hay nói cách khác, trọng lượng là độ lớn của lực hấp dẫn tác dụng lên chính vật thể đó. 

Trong Vật Lý, trọng lượng được ký hiệu là P. 

Tìm hiểu về trọng lượng
Trọng lượng có nghĩa là gì?

 Đơn vị đo trọng lượng là gì?

Đơn vị đo trọng lượng là Newton (ký hiệu là chữ N); được lấy từ tên của nhà Vật Lý học người Anh – Isaac Newton. 

Trọng lượng của một vật có khối lượng 100g xấp xỉ bằng 1N. 

Công thức tính trọng lượng

Trọng lượng của vật có khối lượng m và được đặt tại vị trí có gia tốc g được tính theo công thức: 

P = m.g

Trong đó: 

  • P: Trọng lượng của vật thể (N)
  • m: Khối lượng của vật thể (kg)
  • g: Gia tốc trọng trường của vật thể (m/s2); thường được lấy giá trị bằng 9,8m/s2 hoặc được làm tròn thành 10m/s2. 

Bởi vậy, ta có thể áp dụng công thức sau: P = 10m. 

Kiến thức mở rộng

Trọng lượng của vật thể sẽ phụ thuộc vào gia tốc trọng trường và khối lượng vật. Tuy nhiên, nếu vật có khối lượng cố định thì trọng lượng sẽ chỉ phụ thuộc vào giá trị của gia tốc g. 

Ví dụ: Trọng lượng của vật thể A có khối lượng 5kg tại Trái Đất sẽ gấp khoảng 6 lần so với trọng lượng của vật thể đó trên Mặt Trăng do gia tốc trọng trường của vật tại Trái Đất gấp 6 lần so với gia tốc trọng trường của vật trên Mặt Trăng. 

Bài vật vận dụng

Ví dụ: Tính trọng lượng của chiếc xe tải nặng 5 tấn?

Lời giải: 

Ta có: 5 tấn = 5000

Trọng lượng của chiếc xe tải là: P = 10m = 10. 5000 = 50000 N. 

Kiến thức về khối lượng

Khối lượng là gì? 

Khối lượng là thước đo lượng vật chất cấu thành nên vật thể. Hay bạn cũng có thể hiểu đó là sức nặng của vật thể ở trên mặt đất. 

Khối lượng là gì?
Khối lượng là gì?

Đơn vị khối lượng gì? 

Đơn vị đo khối lượng rất đa dạng, gồm có: tấn, tạ, yến, kilogam, gram, nanogram,… Trong đó, kilogam là đơn vị đo phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất. 

Thông thường: 1kg = 1000g và 1 tấn = 1000 kg. 

Người ta thường sử dụng cân để đo khối lượng, thường là cân đồng hồ, cân đòn hoặc cân y tế. 

Đặc điểm của khối lượng

  • Khối lượng là đại lượng vô hướng, có giá trị dương và thường không đổi ở vật. 
  • Khối lượng luôn lớn hơn 0 và không bao giờ mang giá trị âm. 

Công thức tính khối lượng

Trong thực tế, ta biết được khối lượng của vật thể bằng cách cân chúng lên. Tuy nhiên, trong các bài tập Vật Lý, ta có thể tính được khối lượng của vật thông qua gia tốc và trọng lượng của chúng. Cụ thể như sau: 

m = P/g

Ví dụ: Quả dưa hấu có trọng lượng là 50N. Hỏi quả dưa hấu có khối lượng là bao nhiêu? 

Lời giải:

Khối lượng của quả dưa hấu là: m = P/g = 50/10 = 5kg. 

Điểm khác biệt giữa khối lượng và trọng lượng là gì?

Trong cuộc sống, chúng ta thường hay nghe đến các cụm từ như: “Trọng lượng Trái Đất là 5,972E24 kg” hay “Trọng lượng của bao cám này là 25kg”. Rõ ràng như thông tin chia sẻ trên thì trọng lượng có đơn vị đo là N nhưng ở đây người ta lại sử dụng là kg. Liệu có phải trọng lượng và khối lượng là một không?

Khối lượng và trọng lượng là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn
Khối lượng và trọng lượng là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn

Đáp án là không phải nhé các bạn, bởi: Trọng lượng của vật thể là độ lớn của lực hút Trái Đất tác dụng lên vật; phụ thuộc vào khối lượng và gia tốc trọng trường của vật. Và người ta thường sử dụng lực kế để đo trọng lượng của vật. Ngược lại, khối lượng được hiểu là lượng vật chất hình thành nên vật thể đó. Để xác định khối lượng của vật, người ta thường sử dụng cân. 

Như vậy, khối lượng và trọng lượng và hai khái niệm khác biệt nhau hoàn toàn về bản chất. Còn việc sử dụng trọng lượng thay thế cho khối lượng trong cuộc sống là do thói quen sử dụng của người nói. Thực tế, thói quen này cũng không gây ảnh hưởng gì. Vì vậy, nếu thấy ai đó nói rằng “Ra đây cân trọng lượng xem nào” hay “trọng lượng của gói bột giặt này là 5kg” thì bạn hãy hiểu đó là khối lượng nhé!

Mong rằng với những kiến thức chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ trọng lượng là gì, khối lượng là gì cũng như cách phân biệt giữa hai khái niệm này. Nếu bạn có bất kỳ góp ý hay chia sẻ thêm thông tin cho bài viết, hãy để lại bình luận vào cuối bài viết cho chúng tôi biết nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *